Xuất huyết dạ dày ở trẻ em: những điều bố mẹ chưa biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em thường là hệ quả do viêm loét dạ dày – tá tràng gây ra. Có những tình trạng nhẹ và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên một số trường hợp xuất huyết nặng có thể đe dọa đến tính mạng nếu phụ huynh không kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện.

xuất huyết dạ dày ở trẻ em
Xuất huyết dạ dày ở trẻ em thường là hệ quả do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…

Xuất huyết dạ dày ở trẻ em

Xuất huyết dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu, tình trạng này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân chính được xác định là do tổn thương tại dạ dày khiến vết loét lớn dần làm giãn tĩnh mạch cửa.

1. Nguyên nhân

Viêm loét dạ dày – tá tràng

Trẻ từ 2 tuổi bắt đầu gặp các vấn đề về dạ dày, trong đó có vết loét ở dạ dày – tá tràng. Những trẻ gặp phải tình trạng này thường có nhóm máu O, hít phải khói thuốc lá, yếu tố gia đình, khí hậu, phụ huynh cho trẻ ăn dặm sớm, lạm dụng thuốc không steroid, nhiễm vi khuẩn H.pylori,…

Viêm loét dạ dày – tá tràng không được điều trị sớm sẽ khiến vết loét trở nên nghiêm trọng và gây ra tình trạng xuất huyết.

Polyp dạ dày

Polyp dạ dày là những khối u nhỏ trong niêm mạc dạ dày, hầu hết các khối u này đều lành tính. Tuy nhiên, một số khối u phát triển bất thường và có thể bị vỡ ra. Khi polyp vỡ ra, vị trí này sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết.

Hầu hết trẻ em thường gặp phải tình trạng xuất huyết ở đường ruột nhiều hơn ở dạ dày. Xuất huyết dạ dày thường gặp từ trẻ trên 2 tuổi, hiếm có trường hợp trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này.

2.Triệu chứng

Nếu tình trạng xuất huyết không nghiêm trọng, bạn sẽ khó nhận thấy những triệu chứng đặc trưng.

biểu hiện xuất huyết dạ dày ở trẻ em
Trẻ có thể gặp phải những triệu chứng như sút cân, sốt, nôn mửa, tiêu chảy,… khi bị xuất huyết dạ dày

Các triệu chứng thông thường bao gồm:

  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn

Khi tình trạng xuất huyết nghiêm trọng, bạn sẽ nhận thấy:

  • Trẻ nôn dịch màu đỏ hoặc nâu
  • Phân có màu đen

Ngay khi trẻ xuất hiện những triệu chứng này, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tình trạng xuất huyết kéo dài có thể khiến trẻ mất máu quá nhiều gây tử vong.

Mục tiêu điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ

Khi tiếp nhận trẻ bị xuất huyết dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành xác định mục tiêu điều trị trước khi chỉ định bất cứ phương pháp nào.

  • Xác định có tình trạng xuất huyết
  • Xác định tình trạng xuất huyết có đang diễn ra hay không
  • Xác định vị trí xuất hiện

Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành hỏi về tiền sử bệnh lý của trẻ và người thân cận huyết. Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có thể di truyền từ bố mẹ sang trẻ.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ ước lượng máu mất để tiến hành truyền máu. Sau đó, sẽ thực hiện các biện pháp cầm máu, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị từ vấn đề nguyên phát.

Thực hiện điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ

Truyền dịch và máu

Bác sĩ sẽ truyền nước biển trước khi truyền máu. Việc này nhằm giúp trẻ phục hồi sức khỏe và thể trạng, đồng thời giúp các cơ quan có lưu lượng máu tuần hoàn máu ổn định.

xuất huyết dạ dày trẻ em
Trẻ được truyền dịch và máu để phục hồi thể trạng

Với những bệnh nhân có chức năng phổi suy giảm, bác sĩ sẽ đặt ống thông động mạch phổi để hỗ trợ khả năng hô hấp.

Dùng thuốc

Ngoài ra, bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc có khả năng cầm máu để giảm lưu lượng máu chảy ra, đồng thời ức chế sản xuất axit trong dạ dày. Hàm lượng axit giảm sẽ giúp trẻ không có cảm giác đau và khó chịu tại vị trí bị loét/chảy máu.

  • Thuốc chẹn H2: là nhóm thuốc đối kháng với histamine tại các thụ thể H2, giúp làm giảm bài tiết axit dạ dày. Các loại thuốc chẹn H2 thường được sử dụng như Ranitidine, Famotidine, Nizatidine.
  • Thuốc ức chế bơm proton: là nhóm thuốc ức chế sản xuất axit trong môi trường dạ dày. Thuốc được đánh giá lành tính nên có thể sử dụng ngắn hạn cho trẻ nhỏ bị xuất huyết dạ dày.
  • Thuốc Octreotide: dùng cho trẻ bị chảy máu do giãn tĩnh mạch, thuốc có khả năng co mạch nhằm giảm lưu lượng máu chảy ra.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ. Việc dùng thuốc cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ em được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Xuất huyết nặng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Cơ thể không có dấu hiệu phục hồi khi được truyền dịch và truyền máu.
  • Điều trị nội khoa không đáp ứng được kỳ vọng, tình trạng xuất huyết tái phát thường xuyên.
  • Chảy máu kéo dài, hàm lượng máu mất chiếm khoảng 50% máu của bệnh nhân.
  • Đã có tiền sử xuất huyết dạ dày

Phòng ngừa xuất huyết dạ dày tái phát

Sau khi điều trị, phụ huynh cần thực hiện những biện pháp phòng ngừa tình trạng tái phát ở trẻ.

  • Sử dụng thuốc cho trẻ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng liều cao cho trẻ, nói với bác sĩ tiền sử xuất huyết dạ dày để được cân nhắc loại thuốc phù hợp. Ngoài ra, bạn cần theo sát quá trình dùng thuốc của trẻ, nhằm hạn chế tình trạng trẻ dùng quá liều lượng khuyến cáo.
  • Không cho trẻ sử dụng những thực phẩm có hại cho dạ dày như đồ uống có gas, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ,…
  • Chế biến món ăn sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh, không cho trẻ ăn thức ăn vỉa hè, thực phẩm sống,…
  • Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh tay trước và sau khi ăn
  • Không cho trẻ dùng chung đồ dùng với người lớn. Hạn chế để người lớn hôn môi, hôn má trẻ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Click xem thêm

Sơ can Bình vị tán thế hệ 2 chữa bệnh dạ dày CHUYÊN SÂU và HOÀN CHỈNH nhất hiện nay

Sơ Can Bình Vị Tán 2 Đặc Trị Dạ Dày, Đặc Trị HP CHUYÊN SÂU và HOÀN CHỈNH

Sơ can Bình vị tán thế hệ 2 được nghiên cứu, phát triển dựa trên ưu điểm của bài thuốc...

Những loại thuốc cầm máu do xuất huyết dạ dày phổ biến hiện nay

Dùng thuốc là một trong những phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày phổ biến. Bác sĩ sẽ dựa...

Mổ Xuất Huyết Dạ Dày: Giải Đáp Những Câu Hỏi Thường Gặp

Xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm của các tổn thương ở dạ dày. Bệnh nhân có thể...

Bệnh bệnh đại tràng nên khám ở đâu tốt?

Danh sách Bác sĩ chữa bệnh đại tràng giỏi ở nước ta [CẬP NHẬT MỚI NHẤT]

Với những người bị bệnh đại tràng, tìm được một bác sĩ giỏi để chữa trị là điều mà bất...

Chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày nên lưu ý gì?

Chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày nên lưu ý

Chăm sóc người bị xuất huyết dạ dày đúng cách sẽ giúp hạn chế được nhiều rủi ro. Bởi, tình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.