Những loại thuốc cầm máu do xuất huyết dạ dày phổ biến hiện nay

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Dùng thuốc là một trong những phương pháp điều trị xuất huyết dạ dày phổ biến. Bác sĩ sẽ dựa vào tiến triển của bệnh để chỉ định loại thuốc thích hợp cho từng trường hợp.

thuốc cầm máu dạ dày
Dùng thuốc là phương pháp cầm máu do xuất huyết dạ dày phổ biến

Cơ chế hoạt động của thuốc cầm máu do xuất huyết dạ dày

Việc sử dụng thuốc cầm máu được các bác sĩ chỉ định nhằm giảm tổn thương tại mạch máu và giảm lưu lượng máu chảy ra bên ngoài. Các loại thuốc này sẽ làm co mạch máu để giảm lượng máu, sau đó tiểu cầu bắt đầu kết tập tại vết thương. Cơ thể sẽ tiết ra huyết tương để hoạt hóa của các thành trong tiểu cầu thành các sợi fibrin, tạo này cục máu đông để đóng vết thương lại.

Khi tổn thương ở mạch máu được khôi phục hoàn toàn, các men plasminogen sẽ làm tan cục máu đông và làm thông thoáng lòng mạch.

XEM THÊM: Chế độ ăn uống cho người bị xuất huyết dạ dày giúp mau khỏi

Những loại thuốc cầm máu do xuất huyết dạ dày phổ biến

Có nhiều nhóm thuốc cầm máu với nhiều cơ chế khác nhau. Dưới đây là những nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất:

1. Nhóm thuốc thúc đẩy quá trình co các tiểu động mạch

Các loại thuốc phổ biến bao gồm Adrenalin, andrenoxyl, adona,…

chảy máu dạ dày uống thuốc gì
Nhóm thuốc thúc đẩy quá trình co các tiểu động mạch bao gồm: adona, andrenoxyl,…
  • Adona: được sử dụng ở đường uống, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa do viêm loét dạ dày – tá tràng. Adona có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa và tăng độ nhạy cảm của cơ thể.
  • Andrenoxyl: thuốc được sử dụng để cầm máu trong phẫu thuật ngoại khoa và cầm máu khi xuất huyết do mao mạch. Thuốc có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Thuốc không ra nhiều tác dụng phụ, các tác dụng không phổ biến bạn có thể gặp bao gồm: chán ăn, khó chịu ở dạ dày,…

2. Thuốc tăng quá trình cầm máu

Loại thuốc tăng quá trình cầm máu được sử dụng phổ biến nhất là vitamin K1 và vitamin K2.

Vitamin K1 còn có tên khác Phytomenadiol, là một loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Trong khi đó, vitamin K2 có nguồn gốc từ động vật. Mặc dù có nguồn gốc khác nhau nhưng hai loại thuốc này đều có khả năng tổng hợp các yếu tố đông máu II, VII, IX, X tại gan. Thuốc được sử dụng khi chức năng gan còn hoạt động tốt, thường được sử dụng khi bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa, chảy máu đường mật,…

3. Thuốc cầm máu bằng cơ chế ức chế men plasminogen

Men plasminogen được cơ thể sẽ sản sinh sẽ hình thành cục máu đông để ngăn vết thương chảy máu. Tuy nhiên khi vết thương ở mạch máu lành hẳn, nhóm thuốc này sẽ ức chế men plasminogen để chúng trở thành plasmin có hoạt tính tiêu huyết khối. Plasmin có khả năng phá vỡ các fibrin do huyết tương hoạt hóa, cục máu đông sẽ được làm tan trong khoảng 4 – 6 giờ.

chảy máu dạ dày dùng thuốc gì
Transimin là thuốc cầm máu bằng cơ chế ức chế men plasminogen phổ biến nhất

Loại thuốc phổ biến trong nhóm này là Transamin. Transimin được sử dụng để cầm máu khi bệnh nhân xuất huyết dạ dày hoặc do thiếu máu, đờm có máu, chảy máu do phì đại tuyến tiền tiền liệt,… Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như thở dốc, ngất xỉu, ho ra máu, mất ý thức, thị lực thay đổi,… Nên trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc để kiểm soát những tình huống không mong muốn.

4. Thuốc chống chảy máu

Nhóm thuốc này không tham gia vào quá trình cầm máu. Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm khả năng tuần hoàn máu đến các tạng và làm giảm tĩnh mạch cửa nhằm hạn chế lượng máu xuất huyết tại dạ dày.

Terlipressin hoạt động bằng cách giảm huyết áp và tuần hoàn máu ở mạch máu cửa

Các loại thuốc được sử dụng phổ biến như sandostatin, octreotide, terlipressin,…

  • Sandostatin: được sử dụng trong với trường hợp xuất huyết dạ dày thực quản thứ phát. Thuốc làm giảm lưu lượng máu lưu thông trong nội tạng bằng cách ức chế các hormone như VIP và glucagon.
  • Terlipressin: được sử dụng xuất huyết do giãn tĩnh mạch dạ dày thực quản. Thuốc làm giảm huyết áp và tuần hoàn ở vùng mạch máu nhằm giúp co thắt các cơ thực quản. Từ đó làm giảm lưu lượng máu xuất huyết tại tĩnh mạch bị giãn.

Thông thường, bác sĩ sẽ dùng kết hợp những loại thuốc cầm máu khi điều trị xuất huyết dạ dày. Hầu hết các loại thuốc cầm máu được sử dụng khi chức năng gan của người bệnh còn tốt. Vì những yếu tố đông máu đều tập trung tại các cơ quan này. Bệnh nhân mắc bệnh suy gan thường không được chỉ định dùng thuốc để cầm máu, thay vào đó bác sĩ có thể sử dụng phương pháp nội soi, phẫu thuật để thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn.

Khi sử dụng những loại thuốc cầm máu do xuất huyết dạ dày, bạn cần dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều dùng, sử dụng thuốc tùy tiện có thể gây tổn thương và làm suy giảm chức năng gan.

Thông tin trong bài viết chưa bao gồm tất cả loại thuốc được sử dụng để cầm máu do xuất huyết dạ dày. Nếu có thắc mắc nào trong quá trình điều trị, bạn nên trao đổi với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ bác sĩ!

Chế độ ăn uống cho người bị xuất huyết dạ dày

Song song với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chế độ ăn uống hàng ngày...

Nội Soi Dạ Dày Ở Bệnh Viện Bạch Mai: Giá & Quy Trình [MỚI CẬP NHẬT]

Nhiều người lựa chọn nội soi dạ dày ở bệnh viện Bạch Mai bởi đây là một trong số ít...

Sơ can Bình vị tánđược chọn lọc từ 10 bài thuốc bí truyền

Sơ can Bình vị tán có tốt không? Lời đáp thuyết phục nhất từ chuyên gia và người trong cuộc

Để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh vừa an toàn, vừa hiệu quả cao, bài thuốc Đông y chữa...

Cảnh báo uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ bị xuất huyết dạ dày

Rượu đã được chứng minh là một nguyên nhân gây loét dạ dày bằng cách gây kích thích hệ tiêu...

Thuốc Dạ Dày Viện 354 (Bình Vị Nam) Có Tác Dụng Gì?

Thuốc dạ dày Viện 354 còn được gọi là thuốc Bình Vị Nam - đây là một sản phẩm được...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *