Muốn phòng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cần phải nhớ!
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh vô cùng phổ biến hiện nay. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh . Tuy nhiên bệnh có thể phòng tránh, bạn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp sau đây.
Phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách nào?
Nhiễm vi khuẩn Hp, lạm dụng thuốc tây, sử dụng quá nhiều chất kích thích hay sống trong trạng thái căng thẳng kéo dài… là những yếu tố có thể khiến bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng. Các triệu chứng của bệnh như đau vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, ợ hơi, chướng bụng… sẽ làm cho người bệnh vô cùng khó chịu, khiến họ ăn ngủ không yên làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Nghiêm trọng hơn, nếu không được chữa trị sớm, chúng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, có khi còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh như bị thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày….
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tránh được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:
♦ Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc tây:
Các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Aspirin, Natri Naproxen, Ibuprofen… thường được dùng để điều trị các triệu chứng sưng, viêm của nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu sử dụng thường xuyên và trong thời gian dài, chúng có thể làm ảnh hưởng đến lớp chất nhầy bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, khiến cho dạ dày tá tràng bị loét.
Để hạn chế nguy cơ bị bệnh trong khi sử dụng nhóm thuốc này, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Chỉ dùng thuốc đúng với liều lượng đã được quy định, không được tự ý tăng hoặc giảm liều nếu không có sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên ngưng dùng thuốc ngay khi cảm thấy không còn cần dùng đến chúng.
- Nên ăn no rồi mới uống thuốc, điều này sẽ làm giảm được các tác động của thuốc đến lớp niêm mạc dạ dày.
- Không được uống rượu hoặc các chất kích thích đồng thời với thuốc NSAID.
Trong quá trình dùng NSAID, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc làm giảm dịch vị acid dạ dày nhằm giữ cho dịch vị acid trong dạ dày luôn ở mức ổn định, cụ thể:
- Thuốc ức chế bơm proton.
- Thuốc kháng histamin H2.
Ngoài ra, Misoprostol cũng là một loại thuốc bạn nên dùng. Chúng sẽ làm tăng lượng chất nhầy trong dạ dày, giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày được tốt hơn. Tuy nhiên, nó lại có thể khiến bạn bị tiêu chảy hoặc co thắt dạ dày.
♦ Tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài:
Áp lực công việc, học hành thi cử khiến chúng ta luôn sống trong trạng thái căng thẳng mệt mỏi. Điều này khiến cho các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn, kể cả dạ dày.
Căng thẳng mệt mỏi sẽ kích thích dạ dày co bóp nhiều hơn, dịch vị acid được tiết ra nhiều hơn. Vì thế mà nó gây nên bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng cho bạn. Để làm giảm tình trạng này, bạn nên có một chế độ ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý, chúng sẽ làm cho hệ miễn dịch được khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem phim nếu thấy cơ thể mình rơi vào trạng thái buồn chán, căng thẳng.
♦ Không uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích:
Các chất có trong rượu bia, thuốc lá, cà phê… sẽ làm cho lớp niêm mạc dạ dày tá tràng của bạn bị loét, từ đó dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đặc biệt, chất nicotin có trong thuốc lá không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến đường ruột mà nó còn là tác nhân phổ biến gây ra các vấn đề nghiêm trọng về đường hô hấp như bị viêm phổi, ung thư phổi.
Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và nhiều bệnh khác cho cơ thể, bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá. Tốt nhất là nên bỏ hoàn toàn các chất này.
♦ Áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn Hp:
Có khoảng 2/3 dân số mắc phải loại vi khuẩn này, nhưng không phải ai mắc bệnh cũng sẽ bị viêm loét. Nếu vi khuẩn Hp đang trong trạng thái ngủ, nó sẽ không gây ra bất cứ một triệu chứng nào. Nhưng nếu có một tác nhân nào đó tác động khiến chúng hoạt động thì đây lại chính là tác nhân gây ra nhiều vấn đề về đường tiêu hóa.
Các bác sĩ tin rằng vi khuẩn Hp có thể xâm nhập vào cơ thể bằng con đường ăn uống hoặc lây nhiễm từ người sang người. Do đó, để tránh nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa như sau:
- Phải rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi dùng bữa.
- Nên lựa chọn các thực phẩm sạch, tươi sống, đảm bảo vệ sinh để chế biến các món ăn.
- Sử dụng nguồn nước sạch để sinh hoạt.
- Nếu gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn Hp, không dùng chung các vật dụng cá nhân như cốc thìa, bát đũa… với họ. Vì bệnh có thể lây lan qua đường nước bọt.
TÌM HIỂU: Mối liên hệ giữa viêm loét dạ dày tá tràng và vi khuẩn Hp
♦ Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều men vi sinh có lợi:
Sữa chua, phô mai, men tiêu hóa ,các thực phẩm chay… là những sản phẩm bạn nên sử dụng thường xuyên. Vì nó chứa nhiều các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, ăn thường xuyên sẽ giúp cho hệ miễn dịch được tăng cường, đường tiêu hóa cũng sẽ khỏe mạnh hơn.
♦ Tránh ăn các đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ:
Để tránh nguy cơ bị viêm loét dạ dày, tá tàng, bạn cũng nên tránh ăn những thực phẩm được chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng hoặc nhiều dầu mỡ như xúc xích, gà rán, khoai tây chiên… Vì đây là các thực phẩm khó tiêu hóa, sử dụng thường xuyên sẽ tạo áp lực cho dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương. Thay vào đó, hãy tăng cường bổ sung các sản phẩm lành mạnh cho cơ thể như rau xanh, trái cây tươi, thịt cá…
Một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý không chỉ giúp tránh được nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mà còn ngăn ngừa được nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh khác nữa. Do đó, để bảo đảm sức khỏe cho bản thân, bạn nên chú ý điều chỉnh thói quen sống của mình cho hợp lý.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
THAM KHẢO THÊM
- Những Nhóm Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Phổ Biến
- Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!