Bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm không?

Viêm thanh quản là từ y khoa dùng để chỉ tình trạng tổn thương ở thanh quản do sử dụng quá mức, kích thích hoặc do nhiễm trùng. Vậy, bệnh lý này có được xếp vào hàng nguy hiểm hay là không?

viêm thanh quản nguy hiểm hay không
Nhiều người thắc mắc bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm hay không, bạn đã biết câu trả lời chưa?

I- Viêm thanh quản và một số điều bạn cần biết

Để có thể lý giải được một bệnh lý có nguy hiểm hay không, bạn cần có những kiến thức cơ bản về nó.

1- Như thế nào là viêm thanh quản?

Thanh quản của chúng ta được cấu tạo bằng dây thanh âm – 2 nếp gấp của màng nhầy bao phủ lấy cơ và sụn. Một dây thanh quản khỏe mạnh sẽ thực hiện động tác đóng mở một cách trơn tru, tạo ra âm thanh thông qua những rung động. Bên trong thanh quản là những xoang cộng hưởng âm thanh và giọng nói chính là thành quả hoạt động của chúng. Không những vậy, bộ phận này còn có chức năng ngăn thức ăn rơi vào phổi.

Đối với dây thanh quản đã bị tổn thương thì mọi việc không còn được thuận lợi như vậy. Bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những cảm giác đau rát và sự biến dạng của giọng nói, thường là giọng sẽ khàn hơn nhiều so với bình thường. Trong một số trường hợp đặc biệt, giọng nói của người bệnh gần như không thể phát ra được.

2- Phân loại viêm thanh quản

Dựa vào thời gian mắc bệnh mà các bác sĩ có thể phân viêm thanh quản ra thành cấp tính và mãn tính:

Viêm thanh quản cấp tính

Thường thì các trường hợp viêm thanh quản phần nhiều là cấp tính, nghĩa là bệnh mang tính tạm thời và có thể cải thiện sau khi điều trị. Nguyên nhân của viêm thanh quản dạng cấp tính được xác định bao gồm:

  • Nhiễm trùng virus (tương tự như khi chúng ta bị cảm lạnh).
  • Người bệnh có thói quen hét to, sử dụng quá mức giọng nói khiến cho thanh quản rơi vào tình trạng làm việc quá sức.
  • Các thể virus gây ra bệnh sởi, bệnh quai bị, nhiễm trùng bạch hầu cũng có khả năng cao dẫn đến viêm thanh quản.

Viêm thanh quản mãn tính

Bệnh viêm thanh quản sẽ được gọi là mãn tính khi các triệu chứng kéo dài quá 3 tuần. Theo đó, viêm thanh quản mãn tính có thể gây ra tình trạng căng và tổn thương trên các dây thanh âm. Ở giai đoạn mãn tính, người bệnh sẽ không còn có thể phát ra âm thanh một cách bình thường. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản mãn tính:

  • Người bệnh phải sống trong môi trường bị ô nhiễm, có nhiều khí thải từ hóa chất hoặc khói thuốc lá. Những nhân tố này tác động từng chút một đến dây thanh quản cũng như lá phổi của chúng ta.
  • Tính chất của công việc đòi hỏi phải sử dụng giọng nói một cách liên tục.
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản tái phát nhiều lần sẽ rất dễ bị viêm thanh quản do sự di chuyển của Acid reflux từ dạ dày lên thực quản, thanh quản.
  • Chế độ sinh hoạt phản khoa học, hay thức khuya và uống nhiều rượu bia sẽ khiến cho chúng ta bị khàn giọng vào ngày hôm sau. Ở mức độ duy trì thì sẽ dẫn đến viêm thanh quản mãn tính.

Bệnh viêm thanh quản có thể xảy ra ở mọi giới tính và mọi độ tuổi, nhưng ít thấy ở trẻ em dưới 6 tuổi (đặc biệt là trẻ sơ sinh).

mức độ nguy hiểm của viêm thanh quản
Bệnh viêm thanh quản nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm.

II- Viêm thanh quản có dẫn đến nguy hiểm không?

Để có thể trả lời cho câu hỏi viêm thanh quản có nguy hiểm không chúng ta còn phải dựa vào ý thức phòng và điều trị bệnh của người bệnh. Bởi vì hầu hết các bệnh lý đều không nằm trong danh sách nguy hiểm, nếu như được phát hiện và chữa trị sớm nhất có thể.

Như đã trình bày ở trên, viêm thanh quản được phân loại thành cấp tính và mãn tính, điều đó có nghĩa là ở giai đoạn cấp tính nếu bệnh nhân không được nhận bất cứ biện pháp điều trị nào thì bệnh sẽ tiến triển sang mãn tính. Thời gian 3 tuần đủ để chúng ta có thể nhận thấy những bất thường trong giọng nói và trong thanh quản của mình. Nếu sau 3 tuần mà bạn vẫn không đến gặp bác sĩ để được thăm khám, có thể dây thanh quản đã bắt đầu có những tổn thương khó hồi phục.

Chưa dừng lại ở đó, ở giai đoạn mãn tính và không được điều trị y khoa đúng cách, bệnh nhân viêm thanh quản còn có nguy cơ mắc phải biến chứng hết sức nguy hiểm, đó là ung thư thanh quản.

Trước khi bệnh tiến triển tệ nhất, người bệnh hoàn toàn có thể phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như khó khăn trong phát âm, mất tiếng thường xuyên, ho có đờm, ho kích thích có mùi hôi v.v… Thậm chí là có thể ho ra chất nhầy, ho ra máu và luôn cảm thấy cổ họng rất đau rát.

Điều trị viêm thanh quản dạng nặng cho đến nay cũng chỉ mới có 1 biện pháp, đó là phẫu thuật cắt dây thanh quản (một phần hoặc toàn bộ). Điều đó đồng nghĩa với việc khi khỏi bệnh, bệnh nhân cũng sẽ bị câm suốt đời. Và nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn ung thư mà không được xạ trị, phẫu thuật thì người bệnh thường sẽ chỉ có thể kéo dài sự sống từ 12-18 tháng.

Tử vong do ung thư thanh quản bắt nguồn từ chứng ngạt thở cấp tính, biến chứng của viêm phế quản, suy kiệt cơ thể, xuất huyết thanh quản ồ ạt gây thiếu máu cấp tính.

ung thư thanh quản do viêm thanh quản
Viêm thanh quản nếu không được điều trị sẽ có thể trở thành ung thư thanh quản.

Như vậy, viêm thanh quản vốn không phải là 1 bệnh có thể dẫn đến tử vong, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách thì bệnh sẽ trở nên rất nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu như sau:

  • Hay khó thở, khó nuốt.
  • Ho ra máu.
  • Sốt cao (hơn 39 độ C).
  • Cơn đau họng ngày càng tăng.

Sau khi được các bác sĩ chẩn đoán bạn đã bị viêm thanh quản, cũng đừng quá lo lắng nếu bệnh chỉ mới ở giai đoạn cấp tính vì bạn sẽ có thể kiểm soát được bệnh. Song song với việc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ dưới đây. Các biện pháp này có tác dụng tương đương với việc phòng ngừa bệnh viêm thanh quản.

  • Không hút thuốc và tránh hút thuốc thụ động, khói thuốc sẽ làm khô cổ họng của chúng ta đồng thời kích thích dây thanh âm.
  • Hạn chế tối đa nạp vào cơ thể đồ ăn/ thức uống có chứa các chất kích thích như rượu, cafe v.v… Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ thần kinh mà chất kích thích còn khiến cho bạn bị mất nước toàn thân.
  • Hãy uống thật nhiều nước, bởi vì chất lỏng sẽ giúp giữ cho chất nhầy trong thanh quản mỏng và dễ làm sạch hơn.
  • Các loại thức ăn có gia vị cay nóng không tốt cho thanh quản của bạn, cũng như cho cả hệ tiêu hóa. Thức ăn cay cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ giữ màng nhầy niêm mạc cổ họng luôn được khỏe mạnh.
  • Tránh tiếp xúc nhiều với những người đang bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
  • Quan trọng nhất là hãy bỏ đi thói quen hắng giọng, nếu cảm thấy ngứa cổ họng bạn có thể uống chút nước ấm, trà gừng hoặc ngậm kẹo cam thảo. Tác hại của hắng giọng là gây ra sự rung bất thường ở dây thanh âm, khiến cho cổ họng phải tiết ra nhiều chất nhầy và làm khô họng.

Vấn đề viêm thanh quản có nguy hiểm không, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sau khi tham khảo bài viết trên, ắt hẳn bạn đã có được câu trả lời cho chính mình. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên về điều trị bệnh viêm thanh quản.

Cách điều trị viêm thanh quản mãn tính ở trẻ em

Phòng và điều trị viêm thanh quản ở trẻ dưới 12 tháng tuổi

Viêm thanh quản ở trẻ em rất phổ biến và có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho con nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời....

Viêm thanh quản trào ngược – Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Viêm thanh quản trào ngược là một vấn đề liên quan đến rối loạn giọng nói. Điều này xuất phát...

Viêm thanh quản ở trẻ

Viêm thanh quản ở trẻ và những điều mà phụ huynh nên biết

Viêm thanh quản ở trẻ là hiện tượng thường gặp nhất vào mùa đông hoặc những ngày thời tiết thay...

Những thông tin cần biết về bệnh viêm thanh quản

Viêm thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Nói quá to, bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp có thể làm...

Chi phí phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh là bao nhiêu tiền?

Chi phí phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh là đề tài mà khá nhiều bệnh nhân nhận chỉ định...

Sau phẫu thuật hạt xơ thanh quản, người bệnh không cần kiêng nói mà chỉ cần hạn chế nói nhiều, nói lớn tiếng.

Sau phẫu thuật hạt xơ dây thanh phải kiêng nói bao lâu ?

Phẫu thuật hạt xơ dây thanh giúp loại bỏ những khối hạt trong bề mặt niêm mạc thanh quản, giúp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.