Viêm niệu đạo khi mang thai: Cách điều trị và lưu ý

Mẹ bầu thường gặp nhiều khó khăn trong điều trị viêm niệu đạo khi mang thai. Bởi đây là thời kỳ rất nhạy cảm, nếu thiếu cẩn trọng có thể khiến sức khỏe thai kỳ bị ảnh hưởng trực tiếp. Những thông tin từ bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu có được quá trình kiểm soát bệnh tốt nhất.

viêm niệu đạo khi mang thai
Mẹ bầu nên cẩn trọng khi bệnh viêm niệu đạo xảy ra trong thai kỳ

Viêm niệu đạo khi mang thai là gì? Các dấu hiệu nhận biết

Viêm niệu đạo khi mang thai là bệnh lý thường gặp đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng ống dẫn nước tiểu kích hoạt ngay trong thai kỳ. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của các mẹ bầu nói riêng và sức khỏe thai kỳ nói chung.

Do mang thai là thời kỳ nhạy cảm nên việc điều trị cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Điều này khiến cho các mẹ bầu không khỏi lo lắng. Tuy nhiên nếu sớm phát hiện và can thiệp đúng cách thì mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát tốt.

Các dấu hiệu nhận biết

Theo ghi nhận từ các chuyên gia, biểu hiện của triệu chứng viêm niệu đạo khi mang thai thường phụ thuộc phần nhiều vào tác nhân gây bệnh. Trong đó Trichomonas, nấm men hay lậu cầu khuẩn là các tác nhân thường gặp nhất.

Mẹ bầu có thể phát hiện bệnh dựa vào các dấu hiệu đặc trưng ở từng trường hợp như sau:

– Trường hợp tác nhân là Trichomonas hoặc nấm men:

  • Mẹ bầu thường bị chảy nhiều dịch tiết từ âm hộ
  • Dịch tiết có màu trắng hoặc màu giống như mủ hay như bã đậu
  • Vùng kín không chỉ ngứa rát, khó chịu mà còn bốc mùi hôi
  • Thường bị đau rát mỗi khi giao hợp
  • Khi có kích thích niệu đạo thường sẽ co thắt mạnh

– Trường hợp tác nhân là lậu cầu khuẩn:

  • Mẹ bầu thường gặp các triệu chứng tiểu rát, tiểu buốt, thường xuyên mót tiểu
  • Có thể tiểu ra mủ hoặc ra máu trong những trường hợp bệnh nặng
  • Cơn đau âm ỉ thường kích hoạt ở vùng bụng dưới
  • Âm hộ luôn có cảm giác ngứa rát, khó chịu
  • Khí hư có màu vàng xanh kèm theo mùi hôi bất thường
  • Có thể bị nổi hạch ở vùng bẹn
  • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, stress
dấu hiệu viêm niệu đạo khi mang thai
Mẹ bầu có thể luôn bị mệt mỏi, stress nếu bệnh viêm niệu đạo là do lậu cầu khuẩn gây ra

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo khi mang thai

Bệnh viêm niệu đạo ở mẹ bầu có thể là hệ quả do nhiều yếu tố nguyên nhân cộng hưởng. Dưới đây là các yếu tố được cho là liên quan nhiều nhất:

1. Tử cung mở rộng

Không có gì khó hiểu khi tử cung phụ nữ ngày càng mở rộng trong thai kỳ. Bởi điều này giúp tạo không gian để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Càng về những tháng cuối thai kỳ thì tử cung sẽ càng mở rộng.

Tuy nhiên, chính sự mở rộng của tử cung có thể gây sức ép lên bàng quang và ống dẫn tiểu. Đây là nguyên nhân khiến cho các cơ quan này luôn ở trong trạng thái bị kích thích. Và nó lý giải cho việc tại sao các mẹ bầu lại dễ bị viêm niệu đạo hay viêm đường tiết niệu vào thời điểm cuối thai kỳ.

2. Sự thay đổi nội tiết tố

Ngay từ thời điểm mới bước vào thai kỳ thì nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ cũng sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Sự gia tăng hàm lượng một số hormone có thể khiến cho ống niệu đạo nở ra và co bóp cũng chậm hơn.

Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới dòng chảy của nước tiểu và hình thành nên các chất dịch tại bàng quang và niệu đạo. Từ đó có thể sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng ống dẫn tiểu.

Ngoài ra, sự gia tăng của hormone nội tiết còn khiến mẹ bầu bị chảy nhiều dịch tiết âm đạo hơn. Điều này có thể gây mất cân bằng độ pH ở vùng kín và tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm men phát triển. Trong khi đó, ống niệu đạo của nữ giới lại rộng và ngắn nên vi khuẩn sẽ rất dễ xâm nhập và tấn công.

3. Quan hệ tình dục không an toàn

Hiện nay, việc quan hệ tình dục đã được nhìn nhận thoáng hơn khi mang thai. Và nó cũng không còn là vấn đề cấm kỵ. Tuy nhiên, rất nhiều cặp vợ chồng chủ quan, quan hệ không dùng bao cao su trong thời kỳ này.

Việc quan hệ thiếu an toàn khi mang thai gây ra nhiều hệ quả khó lường cho mẹ bầu. Ngoài làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm ống dẫn tiểu thì còn dễ gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Và nghiêm trọng hơn còn là các bệnh lây qua đường tình dục.

4. Sức đề kháng suy giảm

Đa phần các mẹ bầu đều bị suy giảm sức đề kháng khi mang thai. Đây cũng là yếu tố khiến cho hàng loạt các vấn đề sức khỏe bất thường phát sinh. Sức đề kháng yếu khiến cơ thể khó chống lại các phản ứng viêm. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm niệu đạo trong thai kỳ.

nguyên nhân gây viêm niệu đạo khi mang thai
Sức đề kháng suy giảm dễ khiến mẹ bầu mắc bệnh viêm niệu đạo

5. Vệ sinh kém

Khi mang thai, vùng kín phụ nữ thường tiết nhiều dịch hơn bình thường. Sự ẩm ướt chính là điều kiện để vi khuẩn và nấm men sinh sôi. Lúc này, nếu mẹ bầu vệ sinh vùng kín kém thì nguy cơ bị viêm niệu đạo sẽ tăng lên.

Ngoài việc vệ sinh thì mặc đồ lót chật, bí bách cũng là yếu tố cộng hưởng. Những điều này còn có khả năng dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác trong thai kỳ.

Viêm niệu đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Mẹ bầu nên nhớ rằng, khi mang thai, bất cứ một vấn đề sức khỏe bất thường nào cũng sẽ khiến cho thai kỳ bị ảnh hưởng. Bệnh viêm niệu đạo nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra những biến chứng khó lường. Nó không chỉ tác động đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn đe dọa đến thai nhi.

1. Tác động xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Một thực trạng khó tránh khỏi là mẹ bầu thường xuyên bị làm phiền bởi các triệu chứng bệnh viêm niệu đạo. Điều này có thể dẫn tới mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn. Lâu dần có thể gây suy nhược sức khỏe, mất sức đề kháng.

Những tác động lên sức khỏe của mẹ sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong nhiều trường hợp còn có thể dẫn tới tình trạng sảy thai.

Trường hợp nhiễm trùng lan rộng mà không được kiểm soát còn làm tăng nguy cơ dẫn tới nhiều biến chứng bào thai nghiêm trọng. Em bé sinh ra có thể bị nhẹ cân, dị tật bẩm sinh hay bị nhiễm trùng giác mạc, chậm phát triển…

2. Gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Trong cơ thể chị em phụ nữ, hệ tiết niệu và cơ quan sinh dục có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chính vì vậy, mẹ bầu bị viêm niệu đạo kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác.

Viêm âm đạo, âm hộ, nhiễm trùng cổ tử cung, viêm nội mạc cổ tử cung là những bệnh thường gặp nhất. Ngoài ra cũng không thể loại trừ khả năng viêm niệu đạo có thể dẫn đến viêm bàng quang hay viêm nhiễm bể thận. Đây là những bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ bầu và của cả thai kỳ.

Cách chữa viêm niệu đạo khi mang thai mẹ bầu phải biết

Như đã đề cập, so với các đối tượng bình thường khác thì mẹ bầu thường gặp phải khó khăn trong quá trình điều trị viêm niệu đạo. Bởi lúc này, những bất cẩn khi điều trị đều có thể sẽ khiến mẹ bầu phải gánh chịu những hệ quả khó lường.

Dưới đây là cách xử lý cho các mẹ bầu khi không may mắc bệnh viêm niệu đạo:

1. Sớm thăm khám và điều trị theo hướng dẫn bác sĩ

Không ít mẹ bầu xem nhẹ khi bệnh viêm niệu đạo mới xảy ra và chỉ phát sinh các triệu chứng ban đầu. Chính sự chủ quan này sẽ tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nặng và khiến việc điều trị càng thêm khó khăn.

Các chuyên gia khuyên rằng, nếu phát hiện thấy cơ thể gặp phải bất cứ triệu chứng viêm niệu đạo nào mẹ bầu cần thăm khám ngay. Điều trị bệnh khi còn ở giai đoạn sớm sẽ luôn dễ dàng hơn. Đồng thời hạn chế được những ảnh hưởng từ bệnh đến sức khỏe thai kỳ.

bà bầu bị viêm niệu đạo
Bà bầu bị viêm niệu đạo nên sớm thăm khám để bác sĩ hướng dẫn chữa trị

Bác sĩ sẽ căn cứ vào sự biểu hiện của triệu chứng cùng với từng thời điểm thai kỳ cụ thể để đưa ra phác đồ trị bệnh phù hợp cho từng bà bầu. Việc chỉ định thuốc cho phụ nữ mang thai thường không được khuyến khích. Nhất là vào thời điểm đầu thai kỳ bởi nó rất dễ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Tuy nhiên, trong những trường hợp bắt buộc thì bác sĩ cũng sẽ cân nhắc lợi ích và rủi ro để có thể kê toa thuốc phù hợp. Mẹ bầu cần nghiêm túc dùng thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Điều này là yếu tố cần thiết để đảm bảo an toàn, hạn chế phát sinh tình huống rủi ro.

2. Áp dụng các mẹo tự nhiên điều trị tại nhà

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ thì các mẹ bầu có thể áp dụng một số giải pháp tự nhiên để hỗ trợ thêm. Mặc dù không thể tác động một cách toàn diện đến diễn tiến của bệnh nhưng các mẹo tự nhiên được đánh giá là rất hữu ích.

Kiên trì áp dụng sẽ giúp mẹ bầu khắc phục các triệu chứng của bệnh. Từ đó làm giảm bớt sự phiền toái mà bệnh gây ra. Hơn nữa còn hỗ trợ đắc lực cho quá trình kiểm soát và điều trị viêm niệu đạo. Mẹo tự nhiên tại nhà được đánh giá cao bởi sự lành tính, tránh ảnh hưởng tới thai nhi.

Dưới đây là các gợi ý mà mẹ bầu có thể tham khảo:

– Sử dụng sữa chua:

Sữa chua là một trong những chế phẩm từ sữa có hàm lượng dưỡng chất cao, tốt cho sức khỏe bà bầu. Hàm lượng lợi khuẩn lactic dồi dào trong sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp ức chế các hại khuẩn và nấm men.

Chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên ăn 1 hũ sữa chua/ ngày. Tốt nhất là chọn sữa chua không đường. Cách này sẽ giúp làm đẹp da, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và tốt cho quá trình điều trị bệnh viêm niệu đạo.

Ngoài ra, còn có thể dùng sữa chua bên ngoài để hỗ trợ khắc phục tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín. Bà bầu có thể lấy 1 miếng bông y tế nhúng vào trong sữa chua không đường cho ướt. Sau đó đắp trực tiếp lên lỗ niệu đạo khoảng 20 – 30 phút. Cuối cùng chỉ cần gỡ miếng bông ra và dùng nước sạch rửa lại. Đừng quên vệ sinh và lau khô vùng kín trước khi áp dụng để nhận được hiệu quả tốt nhất.

– Dùng lá trầu không:

Việc dùng nước sắc từ lá trầu không cũng là giải pháp hữu hiệu mà mẹ bầu có thể tham khảo. Lá trầu không có khả năng sát trùng, kháng khuẩn và tiêu viêm mạnh. Hàm lượng tinh dầu Eugenol và các hoạt chất tự nhiên trong lá trầu còn giúp ức chế và tiêu diệt hại khuẩn, nấm men. Cách này còn có thể khắc phục tình trạng ngứa ngáy và khó chịu do bệnh viêm niệu đạo gây ra.

chữa viêm niệu đạo khi mang thai
Có thể dùng nước sắc lá trầu không để vệ sinh vùng kín nếu bị viêm niệu đạo khi mang thai
  • Chuẩn bị 1 nắm nhỏ lá trầu không (khoảng 5 – 7 lá)
  • Đem thảo dược đi rửa sạch với nước muối loãng rồi để ráo và vò sơ qua
  • Đun sôi khoảng từ 1.5 – 2 lít nước, cho lá trầu vào đun thêm vài ba phút
  • Đổ nước ra thau, loại bỏ bã đi và thêm nước lã vào cho ấm
  • Sử dụng nước sắc lá trầu để ngâm rửa bộ phận sinh dục 5 – 10 phút

– Dùng nước muối loãng:

Sử dụng nước muối loãng để vệ sinh vùng kín cũng là một cách hay giúp chị em kiểm soát tốt hơn các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo. Nước muối loãng nguyên liệu được dùng phổ biến trong y tế nhờ tác dụng sát trùng, chống viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ. Các này có thể làm giảm ngứa ngày và ức chế hoạt động của các loại hại khuẩn, nấm men.

  • Cần chuẩn bị khoảng 1 lít nước đun sôi để nguội
  • Thêm vào khoảng 2 thìa cà phê muối và khuấy cho tan hoàn toàn
  • Sử dụng nước muối loãng để vệ sinh và lau rửa vùng kín
  • Sau khi rửa nên để khoảng 2 – 3 phút cho nước muối phát huy tác dụng rồi mới dùng nước sạch rửa lại

Lưu ý cho mẹ bầu khi bị viêm niệu đạo

Để có quá trình điều trị và kiểm soát bệnh tốt nhất, mẹ bầu nên thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ. Dưới đây là một số vấn đề mà các mẹ bầu cần lưu ý khi bị bệnh viêm niệu đạo trong thai kỳ:

– Uống đủ nước để rửa bàng quang:

Bổ sung đủ nước cho cơ thể sẽ giúp cho các cơ quan trong hệ bài tiết hoạt động tốt hơn. Nhờ đó mà có thể giúp rửa bàng quang, loại bỏ các hại khuẩn một cách hiệu quả. Mẹ bầu được khuyên là cần uống đủ từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để duy trì một sức khỏe tốt. Điều này càng quan trọng hơn khi đang mắc bệnh viêm niệu đạo trong thai kỳ.

mẹ bầu bị viêm niệu đạo
Mẹ bầu nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh viêm niệu đạo được chữa khỏi hoàn toàn

– Chú ý đến việc vệ sinh vùng kín:

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ luôn là yếu tố rất quan trọng với quá trình điều trị bệnh viêm niệu đạo cũng như các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Mẹ bầu nên sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, lành tính và có độ pH cân bằng. Đừng quên việc dùng khăn sạch lau khô vùng kín trước khi mặc quần.

– Chọn lựa đồ lót phù hợp:

Việc mặc các loại đồ lót quá chật chội, bí bách sẽ khiến vùng kín đổ nhiều mồ hôi. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hại khuẩn, nấm men sinh sôi và khiến bệnh viêm niệu đạo nặng nề thêm. Vì vậy mẹ bầu nên sử dụng các loại quần lót vừa vặn, có chất liệu mỏng nhẹ và thấm hút mồ hôi tốt.

– Kiêng quan hệ tình dục:

Quan hệ tình dục khi mang thai có thể mang đến những lợi ích nhất định cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên mẹ bầu cần tránh quan hệ khi bệnh viêm niệu đạo chưa được chữa khỏi hoàn toàn. Sau quá trình điều trị, nếu muốn quan hệ trở lại, mẹ bầu đừng quên nhắc ông xã sử dụng bao cao su.

– Nâng cao đề kháng cho cơ thể:

Việc nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể đóng vai trò rất quan trọng với quá trình điều trị bệnh viêm niệu đạo. Hơn nữa còn đảm bảo duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Mẹ bầu nên chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt điều độ. Thêm vào đó hãy dành ra tối thiểu 30 phút/ ngày cho các hoạt động thể chất phù hợp với thai kỳ.

Mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan và xem nhẹ bệnh viêm niệu đạo khi mang thai. Thăm khám sớm và nghiêm túc điều trị là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh nhanh chóng. Điều này sẽ làm giảm ảnh hưởng của bệnh và giúp các mẹ luôn có thai kỳ khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu là một dạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra trên đường tiết niệu. Bệnh xuất...

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Viêm đường tiết niệu có thể tự khỏi mà không cần điều trị?

Viêm đường tiết niệu là hiện tượng đường tiết niệu bị viêm do vi khuẩn. Đây là bệnh không thể...

Khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu, nam giới sẽ có những triệu chứng như nước tiểu có màu lạ, tiểu khó, tiểu rắt, bị đau buốt khi tiểu,...

Hiểu rõ viêm đường tiết niệu ở nam giới và cách điều trị

Bệnh viêm đường tiết niệu không chỉ gặp phải ở nữ giới như nhiều người vẫn nghĩ. Nam giới cũng...

Khám, chữa viêm niệu đạo ở đâu tốt nhất hiện nay?

Địa chỉ khám chữa bệnh viêm niệu đạo ở đâu tốt nhất là một trong những từ khóa mà nhiều...

Người bệnh cần điều trị khỏi bệnh hoàn toàn để không còn cảm giác đau khi quan hệ, tăng khoái cảm hơn khi quan hệ.

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ tình dục được không?

Bệnh viêm đường tiết niệu gây ra cảm giác đau khi quan hệ, khi tiểu tiện. Nhiều người thắc mắc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.