Viêm niệu đạo ở trẻ em: Dấu hiệu và cách chữa trị

Viêm niệu đạo ở trẻ em là bệnh thường gặp và có mức độ nghiêm trọng cao. Vì thế bệnh lý này cần được sớm phát hiện và điều trị đúng cách. Theo các chuyên gia, ký sinh trùng, vi khuẩn và virus phát triển trong bàng quang và thận là nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng viêm và nhiễm trùng niệu đạo ở trẻ em thường không có triệu chứng hoặc bệnh nhi chỉ có cảm giác mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Nếu quá trình điều trị diễn ra chậm trễ, nhiễm trùng có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng và phát sinh các biến chứng rất nặng.

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở trẻ em

Nguyên nhân khiến bệnh viêm niệu đạo xảy ra ở trẻ em là do sự sinh sôi và gây bệnh của các loại ký sinh trùng, vi khuẩn và virus phát triển trong bàng quang (cơ quan đảm nhận chức năng chứa nước tiểu) và thận (cơ quan lọc và tạo thành nước tiểu). Trong đó thường gặp nhất là vi khuẩn E.coli.

Tìm hiểu viêm niệu đạo ở trẻ em: Dấu hiệu và cách chữa trị
Viêm niệu đạo ở trẻ em là bệnh thường gặp và có mức độ nghiêm trọng cao, bệnh cần sớm được phát hiện và điều trị đúng cách

Ngoài ra tình trạng viêm và nhiễm trùng niệu đạo còn xảy ra phổ biến do sự tác động của những loại vi khuẩn khác như Enterococci, Klebsiella và Pseudomonas aeruginosa. Đây đều là những loại vi khuẩn tồn tại và hoạt động trong phân người hoặc tồn tại trong môi trường sống thông thường như nguồn nước sinh hoạt, trong đất bụi, quả, rau, củ, thực phẩm và không khí.

Thông qua một cách nào đó, các tác nhân gây bệnh trú ngụ và hoạt động ở xung quanh hậu môn. Sau đó di chuyển vào đường niệu đạo dẫn đến nhiễm trùng và gây viêm niệu đạo ở trẻ nhỏ.

Từ những nguyên nhân nêu trên chúng ta có thể thấy, việc vệ sinh và chăm sóc trẻ nhỏ không đúng cách cùng với môi trường sống bị ô nhiễm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập, sinh sôi. Đồng thời làm tăng nguy cơ viêm nhiễm niệu đạo ở trẻ nhỏ.

Một số tình trạng cụ thể được liệt kê dưới đây có thể khiến trẻ bị viêm niệu đạo, bao gồm:

  • Mặc quần thủng hoặc không mặc quần
  • Trẻ chơi bò và lăn lê trên mặt đất
  • Phụ huynh cho trẻ sử dụng bỉm không đúng cách. Cụ thể như cho trẻ sử dụng bỉm không khô thoáng, quên thay bỉm…
  • Bé không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Vi khuẩn E.coli
Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm khuẩn và khiến trẻ nhỏ bị viêm niệu đạo

Tham khảo thêm: Viêm niệu đạo ở nữ: Dấu hiệu, cách phân biệt, điều trị

Yếu tố nguy cơ của bệnh viêm niệu đạo ở trẻ em

Một số yếu tố được liệt kê dưới đây có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh viêm niệu đạo ở trẻ em, Cụ thể:

  • Chích hẹp phần bao quy đầu
  • Trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân là do cơ chế miễn dịch ở trẻ em dưới 2 tuổi chưa đầy đủ
  • Xuất hiện một hoặc nhiều bất thường trong hệ tiết niệu của trẻ (những bệnh lý, vấn đề về đường tiết niệu khiến nước tiểu của trẻ bị ứ đọng do không được lưu thông tốt)
  • Đường tiết niệu bị dị dạng bẩm sinh
  • Sỏi bàng quang – niệu quản
  • Chít hẹp khúc nối bể thận niệu quản dẫn đến ứ nước bể thận
  • Bàng quang thần kinh (bàng quang có dấu hiệu giãn to khiến trương lực co bóp bị rối loạn hoặc mất đi dẫn đến nước tiểu không được đẩy hết ra ngoài sau mỗi lần trẻ nhỏ đi tiểu)
  • Sau thủ thuật xâm lấn trẻ đặt một ống thông tiểu nhưng quá trình vô khuẩn không được đảm bảo
  • Trẻ mắc phải những bệnh lý, vấn đề liên quan đến tình trạng suy giảm hệ miễn dịch: Nhiễm trùng da, nhiễm virus cúm, tiêu chảy mất nước nặng, nhiễm trùng đường hô hấp
  • Táo bón
  • Suy dinh dưỡng kéo dài
  • Điều kiện vệ sinh kém
  • Thói quen uống ít nước và nhịn tiểu.

Triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo ở trẻ em

Đối với trẻ trên 3 tuổi, triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo thường giống với người lớn. Các biểu hiện và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Tiểu dầm vào ban đêm
  • Có cảm giác đau rát khi đi tiểu
  • Tiểu nhiều lần và tiểu rắt so với bình thường
  • Tiểu són ra quần
  • Sốt cao
  • Biếng ăn, mất cảm giác ngon miệng
  • Thường xuyên mệt mỏi, suy nhược và không khỏe trong người
  • Tại vùng bụng dưới có cảm giác đau tức khó chịu hoặc có cảm giác đau tại vùng hông lưng.
Sốt cao
Đối với trẻ trên 3 tuổi, triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo thường giống với người lớn, trong đó có sốt cao

Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo không điển hình và diễn ra rất thầm lặng.  Bệnh nhi không thể nêu lên sự khó chịu hoặc kêu đau hay có cảm giác bất thường khác liên quan đến đường tiết niệu.

Ngoài ra phụ huynh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi và phát hiện trẻ nhỏ đi tiểu lắt nhắt nhiều lần hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do số lần đi tiểu thông thường của trẻ cũng rất nhiều và trẻ thường được mặc quần tả.

Một số biểu hiện gián tiếp xảy ra ở trẻ nhỏ như bứt rứt, khó chịu, viêm niệu đạo gây sốt, quấy khóc. Những biểu hiện của bệnh càng nặng đối với những trẻ có độ tuổi càng nhỏ. Điều này xuất hiện là do tình trạng nhiễm trùng huyết (vi trùng nhanh chóng xâm nhập vào máu, phát triển và lan nhanh khắp cơ thể).

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm niệu đạo ở trẻ em

So với người lớn, bệnh viêm niệu đạo và những bất thường khác xảy ra ở trẻ nhỏ thường có mức độ nghiêm trọng hơn và có khả năng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực hơn. Đặc biệt là khi trẻ có độ tuổi quá nhỏ, khả năng đề kháng tự nhiên và hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện.

Nếu không sớm phát hiện và điều trị, tình trạng viêm niệu đạo ở trẻ nhỏ có thể gây nguy hiểm. Nguyên nhân là do những rủi ro và biến chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của trẻ mà còn đe dọa đến tính mạng nếu tình trạng nhiễm trùng gây biến chứng nặng nề.

Bệnh viêm niệu đạo xảy ra ở trẻ nhỏ có thể làm phát sinh một số biến chứng nguy hiểm sau:

1. Suy thận

Đối với những trường hợp nặng, bệnh viêm niệu đạo có thể khiến trẻ tiểu ra máu. Tình trạng này nếu không được kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu ở trẻ. Đồng thời làm ảnh hưởng trực tiếp đến thận và các hoạt động của cơ quan này.

Ngoài ra bệnh viêm niệu đạo còn khiến trẻ  thường xuyên có cảm giác buốt và đau rát khi đi tiểu khiến hoạt động này bị cản trở, trẻ thường xuyên nhịn tiểu. Lâu ngày hệ bài tiết gặp vấn đề, khả năng bài tiết nước tiểu bị rối loạn làm ảnh hưởng đến thận. Ở trường hợp nặng, trẻ có thể mắc bệnh suy thận và tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Suy thận
Bệnh viêm niệu đạo ở trẻ em có thể làm tăng nguy cơ gây suy thận

Tham khảo thêm: Viêm niệu đạo không đặc hiệu (không do lậu) là gì?

2. Bệnh về đường sinh dục

Nguyên nhân gây nhiễm trùng niệu đạo nếu không được kiểm soát có thể lan rộng sang nhiều cơ quan khác của cơ thể. Trong đó bộ phận sinh dục, bàng quang và tuyến tiền liệt là những cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Những ảnh hưởng tiêu cực nêu trên không chỉ khiến sức khỏe tổng thể của trẻ gặp vấn đề mà còn làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của trẻ sau này.

3. Ảnh hưởng đến tâm lý

Các biểu hiện, triệu chứng khó chịu của bệnh viêm niệu đạo khiến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của trẻ bị ảnh hưởng và gây ra nhiều tác động xấu đến tâm lý. Khi mắc bệnh trẻ cảm thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Lâu ngày sự phát triển của trẻ nhỏ và sức khỏe tổng thể sẽ bị suy giảm.

Ngoài ra tâm lý bị ảnh hưởng khiến trẻ trở nên thiếu năng động, chậm lớn và không hòa đồng. Ở nhiều trường hợp, trẻ có nguy cơ cao bị trầm cảm.

Phương pháp điều trị viêm niệu đạo ở trẻ em

So với người trưởng thành, quá trình chữa bệnh viêm niệu đạo ở trẻ em thường gặp nhiều khó khăn hơn. Nguyên nhân là do không sớm phát hiện, trẻ không thể biểu hiện được sự khó chịu, chưa ý thức được tầm quan trọng cũng như chưa thực hiện được việc tự chăm sóc bản thân. Quá trình phát hiện bệnh lý và điều trị bệnh hoàn toàn dựa vào kiến thức của phụ huynh.

Khi có nghi ngờ trẻ bị viêm niệu đạo, ba mẹ cần chú ý và thực hiện những vấn đề sau:

1. Đưa trẻ đến bệnh viện viện và khám bác sĩ

Đưa trẻ đến bệnh viện viện và khám bác sĩ là điều quan trọng và cần thực hiện đầu tiên khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường hoặc có nghi ngờ trẻ bị viêm niệu đạo. Bởi nếu sớm phát hiện và điều trị bệnh lý, quá trình chữa bệnh sẽ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ và không tốn nhiều thời gian.

Chính vì thế, nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện, nhờ bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân gây bệnh và độ tuổi mà bác sĩ sẽ xem xét, đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.

Đối với trẻ nhỏ, việc sử dụng thuốc điều trị viêm niệu đạo cần hết sức lưu ý và thận trọng, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi. Nguyên nhân là do thuốc chữa viêm niệu đạo thường là thuốc kháng sinh, có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng sai cách hoặc không đúng liều. Vì thế phụ huynh chỉ nên cho trẻ sử dụng thuốc khi bác sĩ yêu cầu. Đồng thời cho trẻ dùng thuốc đúng cách, đúng liều và đúng với thời gian quy định của bác sĩ.

Trong quá trình điều trị viêm niệu đạo, nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, ba mẹ cần cho trẻ ngưng dùng thuốc và thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe của trẻ ở hiện tại. Nếu không có bất thường xảy ra, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện, tái khám đúng lịch hẹn cho đến khi quá trình điều trị bệnh kết thúc.

Đưa trẻ đến bệnh viện viện và khám bác sĩ
Đưa trẻ đến bệnh viện viện và khám bác sĩ khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường hoặc có nghi ngờ trẻ bị viêm niệu đạo

2. Chăm sóc trẻ đúng cách

Ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa viêm niệu đạo theo sự hướng dẫn của bác sĩ, phụ huynh cần áp dụng thêm một số biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà. Điều này sẽ giúp quá trình đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng niệu đạo diễn ra suôn sẻ hơn. Đồng thời phòng ngừa viêm và nhiễm trùng tái phát. Một số biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm niệu đạo:

  • Giúp trẻ vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày. Nhất là sau mỗi lần đi đại tiện hoặc tiểu tiện.
  • Sau khi tắm và trước khi mặc quần áo, ba mẹ cần lưu ý lau khô cơ thể cho trẻ. Đồng thời nên cho trẻ mặc những bộ quần áo có chất liệu cotton thấm hút, rộng rãi, thoáng mát và được giặt giũ sạch sẽ.
  • Thường xuyên thay bỉm cho trẻ, sử dụng bỉm có khả năng co giãn và thấm hút tốt.
  • Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng có nồng độ nhẹ để rửa sạch vùng kín cho trẻ. Từ đó hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và kiểm soát quá trình điều trị nhiễm khuẩn. Đồng thời tránh tác nhân gây bệnh lây lan và gây viêm ở nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
  • Cần chú ý vệ sinh vùng kín và lau khi thay tã cho trẻ. Nên hạn chế cho trẻ mặc tã nhiều vào ban ngày.
  • Tập cho trẻ thói quen đi tiểu đều đặn và uống nhiều nước. Việc uống nhiều nước có thể giúp trẻ cải thiện quá trình bài tiết nước tiểu.
  • Tăng cường bổ sung cho trẻ những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, củ quả, trái cây tươi, các loại cá béo, thịt nạc, thực phẩm giàu vitamin, protein.. Việc tăng cường bổ sung những loại thực phẩm này sẽ giúp trẻ cải thiện sức khỏe tổng thể, khả năng miễn dịch và sức đề kháng. Từ đó giúp cơ thể đủ khỏe để phòng ngừa và điều trị tình trạng nhiễm trùng, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây bệnh ở nhiều cơ quan.

Tham khảo thêm: Chữa viêm niệu đạo bằng 5 cây thuốc nam dễ kiếm

Biện pháp phòng ngừa viêm niệu đạo ở trẻ nhỏ

Để phòng ngừa viêm niệu đạo ở trẻ nhỏ, bạn cần lưu ý và thực hiện một số biện pháp sau:

  • Để phòng ngừa trẻ em bị viêm niệu đạo, phụ huynh cần quan tâm đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của trẻ và vấn đề về vệ sinh vùng kín. Tuyệt đối không nên phó thác cho thầy cô giáo ở trường hoặc ông bà.
  • Đối với trẻ nhỏ, ba mẹ cần lau khô và thay bỉm sạch cho trẻ ngay sau khi trẻ đi đại tiện hoặc tiểu tiện. Ngoài ra bạn cần chủ động kiểm tra những dấu hiệu bất thường ở bỉm. Cụ thể như cặn trắng hay mùi hôi bất thường.
  • Quan sát kỹ khi trẻ đi tiểu. Trong trường hợp nhận thấy tia tiểu nhỏ dần hoặc phồng bao quy đầu, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và kịp thời điều trị vì có thể trẻ bị hẹp hoặc dài bao quy đầu dẫn đến viêm nhiễm.
  • Ba mẹ cần hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng cách và tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu.
  • Bạn cần tạo cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày, có chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh với thịt, cá, các loại rau củ quả. Điều này sẽ giúp trẻ bổ sung đủ chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể. Từ đó đảm bảo quá trình bài tiết nước tiểu diễn ra tốt và thuận lợi hơn.
  • Nếu nhận thấy hệ tiết niệu của trẻ (về mặt giải phẫu) có những điều bất thường bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và phẫu thuật sớm giúp khôi phục chức năng sinh lý. Đồng thời phòng ngừa ứ trệ dòng chảy của nước tiểu dẫn đến viêm niệu đạo ở trẻ em.
Ba mẹ cần lau khô và thay bỉm sạch cho trẻ
Ba mẹ cần lau khô và thay bỉm sạch cho trẻ ngay sau khi trẻ đi đại tiện hoặc tiểu tiện

Viêm niệu đạo ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng thường gặp và có mức độ nguy hiểm cao. Vì thế ba mẹ không nên chủ quan trong việc vệ sinh vùng kín, chăm sóc đúng cách và quan sát các hoạt động sinh hoạt thường ngày của trẻ. Nếu nhận thấy những bất thường, tốt nhất bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám bác sĩ và có hướng điều trị kịp thời, tránh gây nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?

Viêm đường tiết niệu có thể tự khỏi mà không cần điều trị?

Viêm đường tiết niệu là hiện tượng đường tiết niệu bị viêm do vi khuẩn. Đây là bệnh không thể...

Viêm đường tiết niệu khi mang thai điều trị như thế nào mới tốt?

Bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai xảy ra khá phổ biến do ảnh hưởng sự thay đổi hóc...

Viêm đường tiết niệu không làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt

Liệu viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp, đặc biệt là ở nữ giới. Nó xảy ra khi đường tiết...

Tìm hiểu viêm niệu đạo do lậu là gì?

Viêm niệu đạo do lậu là gì? Giải pháp điều trị

Viêm niệu đạo do lậu là bệnh lý nguy hiểm thể hiện cho tình trạng nhiễm trùng niệu đạo dẫn...

Bị viêm đường tiết niệu nên ăn và kiêng gì để cải thiện bệnh?

Giấm táo, nước ép nam việt quốc, tỏi... là những thực phẩm mà người bị viêm đường tiết niệu nên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *