Bệnh viêm niệu đạo có lây không? Làm sao phòng ngừa?
Bệnh viêm niệu đạo có lây không là một trong những từ khóa mà khá nhiều bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh này tra cứu và đi tìm câu trả lời. Để làm rõ hơn vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết được chia sẻ dưới đây.
Trong những khoảng thời gian gần đây, trang thuocdantoc.vn nhận được khá nhiều lời chia sẻ của bạn đọc gửi qua hộp thư điện tử, một trong số đó là thắc mắc liên quan đến sự lây nhiễm của bệnh viêm niệu đạo của bạn Dương Nữ Thu Thủy. Lá thư điện tử được bạn gửi về có nội dung như sau:
“Thưa chuyên gia. Em bị viêm niệu đạo mãn tính và đã tiến hành điều trị bằng thuốc, nhưng lâu lâu bệnh cũng tái phát trở lại khiến cho việc tiểu tiện dần trở nên khó khăn hơn. Điều này chưa khiến em lo lắng bằng việc chồng của em cũng có những biểu hiện dần giống em. Không biết tình trạng chồng em đang mắc phải có phải là bị lây nhiễm từ em hay không, hay chỉ là một dấu hiệu của bệnh khác. Hôm bữa, em được một người bạn cho hay, căn bệnh viêm niệu đạo là bệnh rất dễ lây lan, nhất là khi quan hệ tình dục. Vậy, vấn đề này là đúng hay sai. Mong nhận được hồi âm sớm từ bác sĩ.”
(Dương Nữ Thu Thủy, 27 tuổi, Thanh Hóa)
Vấn đề “Bệnh viêm niệu đạo có lây không?” không chỉ là câu hỏi của bạn Thu Thủy mà còn là thắc mắc chung của các đối tượng đang mắc phải căn bệnh này. Xin giải đáp thắc mắc của bạn đang gặp phải như sau:
Bệnh viêm niệu đạo có lây không?
Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bộ phận niệu đạo thuộc đường tiết niệu. Bộ phận này đảm nhận chức năng dẫn nước tiểu từ bàng quang đến lỗ hậu môn và ra khỏi cơ thể. Đối với nam giới, thì đây cũng chính là con đường dẫn tinh dịch ra ngoài khi dương vật đạt được độ hưng cảm. Khi bị viêm nhiễm, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng điển hình như: rối loạn đường tiểu, tiểu khó, tiểu đau, khí hư ra nhiều (nữ giới), đau bộ phận sinh dục, có mùi hôi khó chịu, đau vùng chậu, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ,…
Nếu xét về mức độ, tình trạng bệnh viêm niệu đạo ở hai thể chính là cấp tính và mãn tính. Xét về nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo thì căn bệnh này có hai dạng chính là viêm niệu đạo do lậu và viêm niệu đạo không do lậu. Hai dạng bệnh chính này đều khởi phát do sự xâm nhập và tấn công mạnh mẽ của một số vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng như: Trichomonas, Chlamydia, E. coli, Mycoplasma, vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn Gram dương, nấm Candida,… Về bản chất, các loại vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng đã được nhắc đến đều có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khác, do đó, khả năng lây lan bệnh viêm niệu đạo là rất cao.
Bên cạnh đó, bản thân bệnh lậu là bệnh lây truyền qua con đường quan hệ tình dục không an toàn nên việc bị viêm niệu đạo do lậu cũng hoàn toàn có khả năng lây lan mầm bệnh sang các đối tượng khỏe mạnh khác. Mặt khác, bệnh viêm niệu đạo không do lậu cũng có khả năng lây lan mầm bệnh nhưng ở mức độ thấp hơn.
Từ những lý lẽ đã được dẫn chứng cho thấy, viêm niệu đạo là căn bệnh lây nhiễm và khả năng lây lan từ người bệnh sang người khác là rất cao. Nếu không có những biện pháp phòng ngừa lây bệnh hiệu quả, người bình thường sẽ bị mắc bệnh thông qua một số con đường lây lan, nhất là đường quan hệ tình dục không an toàn.
Trở lại với trường hợp của bạn Thu Thủy. Có khả năng cao chồng của bạn Thủy đã bị lây nhiễm từ bạn khi giao hợp không sử dụng biện pháp an toàn. Để biết chính xác chồng của bạn có đang mắc phải căn bệnh này hay không, hai vợ chồng nên chủ động sắp xếp thời gian để thăm khám và có những can thiệp y khoa phù hợp.
Xem ngay: Khám viêm niệu đạo ở đâu? Top 10 tốt nhất hiện nay
Con đường lây lan của bệnh viêm niệu đạo
Theo nhận định của các chuyên gia, vi khuẩn, nấm hay mầm bệnh khác gây bệnh viêm niệu đạo lây lan qua các con đường sau:
1. Lây nhiễm do tiếp xúc với mầm bệnh
Trong một số tài liệu có ghi chép, các loại vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng gây bệnh viêm niệu đạo có thể tồn tại ở điều kiện môi trường bên ngoài. Khi tiếp xúc với chất dịch nhầy có chữa mầm bệnh của người bệnh thông qua việc sử dụng chung chậu tắm, khăn tắm, bồn cầu, quần áo, nhất là đồ lót thì người khỏe mạnh hoàn toàn có thể bị lây nhiễm.
2. Lây nhiễm viêm niệu đạo qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su, quan hệ với nhiều bạn tình) thì khả năng bị lây nhiễm bệnh viêm niệu đạo từ bạn tình mắc bệnh là rất cao, nhất là trường hợp viêm niệu đạo do lậu. Khi đó, mầm bệnh theo chất dịch xâm nhập và cơ thể của đối phương ở một số cách thức quan hệ tình dục như: quan hệ bằng bộ phận sinh dục, quan hệ qua hậu môn và quan hệ bằng miệng.
Bên cạnh việc mắc bệnh viêm niệu đạo thì trường hợp bị lây bệnh lậu khi quan hệ không sử dụng biện pháp bảo vệ là rất cao. Một số trường sẽ khó xác định được bạn bị viêm niệu đạo trước hay mắc bệnh lậu rồi mới bị viêm niệu đạo do sự tấn công của vi khuẩn lậu. Cũng có những trường hợp bị lây nhiễm bệnh viêm niệu đạo chéo khi quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.
Bác sĩ tư vấn: Bị viêm niệu đạo có được quan hệ không? Cần tránh gì?
3. Lây nhiễm từ mẹ sang con
Mẹ bầu mắc bệnh viêm niệu đạo có thể lây lan sang con trẻ trong quá trình sinh thường. Các tác nhân gây viêm nhiễm có thể xâm nhập sang cơ thể của trẻ gây ra các bệnh viêm da, viêm đường hô hấp, bệnh liên quan đến mắt, thậm chí là gây mù lòa.
Tuy nhiên, trường hợp này thì hiếm gặp phải nên người bệnh không quá lo lắng khi có ý định mang thai. Nhưng tốt nhất người bệnh nên tiến hành thăm khám để theo dõi tình hình sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm niệu đạo
Như vừa mới đề cập, viêm niệu đạo là căn bệnh rất dễ lây nhiễm. Do đó, để phòng lây nhiễm cho người khác, người bệnh cần có những phương án điều trị triệt để, đồng thời, nhận biết rõ con đường lây lan và có những biện pháp phòng lây lan cho người khỏe mạnh. Trong khi đó, các đối tượng không bị nhiễm bệnh cần chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe.
Một số biện pháp phòng ngừa lây lan theo lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu:
- Vì bệnh viêm niệu đạo lây qua đường tình dục không an toàn hoặc giao hợp qua đường hậu môn nên bạn cần sử dụng bao cao su khi quan hệ giao hợp. Điều này không chỉ giúp phòng bệnh viêm niệu đạo mà còn có tác dụng phòng ngừa một số bệnh lây nhiễm khác. Hơn nữa, nam giới không được quan hệ tình dục đồng tính khi biết đối tác đang mắc phải căn bệnh này;
- Không quan hệ tình dục với nhiều người;
- Tuyệt đối không sử dụng chung một số vật dụng cá nhân với các đối tượng bị nghi nhiễm bệnh viêm niệu đạo hoặc có tiền sử mắc bệnh. Một số vật dụng cần tránh sử dụng chung là: chậu tắm, khăn tắm, bồn cầu,… nhất là đồ lót;
- Đối với phụ nữ có dự định mang thai nên kiểm tra sức khỏe tổng quát. Nếu không may mắc bệnh viêm niệu đạo, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị triệt để trước khi mang thai. Điều này sẽ tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ cũng như lây nhiễm mầm bệnh sang con trẻ.
Trong trường hợp đã bị lây nhiễm, bạn cần có những phác đồ điều trị kịp thời nhưng không đồng nghĩa với việc sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Khi đó, bạn cần sắp xếp thời gian để thăm khám và chẩn đoán xem bạn có thực sự bị lây nhiễm.
Nếu đã được bác sĩ chỉ định dùng thuốc thì cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc dùng thuốc. Tuyệt đối không được tạm ngưng đột ngột khi chưa có sự đồng ý, bởi việc dùng thuốc không đúng theo thời gian quy định có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình khôi phục bệnh.
Đối với các đối tượng mắc bệnh viêm niệu đạo, ngoài việc tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống và lối sinh hoạt tại nhà để đẩy nhanh tiến độ khôi phục bệnh. Cụ thể hơn:
- Luôn giữ cho cơ thể trong trạng thái sạch sẽ bằng cách tắm rửa mỗi ngày ít nhất 1 lần, nhất là bộ phận sinh dục;
- Thường xuyên thay đổi đồ lót và nên thay mỗi ngày tối thiểu 1 lần. Tuyệt đối không mặc quần lót ẩm ướt, quần lót đã cũ và nên mặc quần lót đã được làm sạch và được phơi dưới nắng để diệt khuẩn;
- Bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là rau xanh, củ quả và trái cây tươi. Nên uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn và có thể uống thêm một số nước ép hay nước sinh tố hoa quả tươi;
- Không được ăn các thực phẩm chưa qua chế biến như: thịt cá sống, tiết canh,… Bởi vì, các loại thực phẩm này đều mang nhiều vi khuẩn có hại, có khả năng cao xâm nhập vào cơ thể và làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh;
- Luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng hay mệt mỏi quá mức. Có thể tham gia một số bộ môn để tăng cường sức khỏe thể chất lẫn tinh thần như: chạy bộ nhẹ nhàng, yoga, ngồi thiền,…
Tóm lại, bệnh viêm niệu đạo là một trong những căn bệnh rất dễ lây nhiễm, nhất là khi quan hệ đồng giới hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Nếu bị lây nhiễm, cần phát hiện sớm và có những phác đồ điều trị tích cực bởi bệnh viêm niệu đạo không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm khác, thậm chí làm gia tăng mức độ lây lan. Do đó, bạn cần nắm rõ con đường lây lan của bệnh viêm niệu đạo, từ đó có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị viêm niệu đạo kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?
- 5 Cách Chữa Viêm Niệu Đạo Bằng Thuốc Nam Dễ Kiếm, Hiệu Quả Cao
Những thông tin trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!