Viêm niệu đạo không đặc hiệu (không do lậu) là gì?

Viêm niệu đạo không đặc hiệu (không do lậu) là bệnh nguy hiểm, có thể gây biến chứng. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng niệu đạo bị viêm do sự tấn công của vi khuẩn, thường gặp nhất là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis. Tình trạng nhiễm khuẩn niệu đạo không do lậu thường lan rộng, lây từ người qua người thông qua đời sống tình dục thiếu lành mạnh, không sử dụng biện pháp an toàn. Vì thế việc phòng ngừa lây nhiễm, sớm thăm khám và điều trị là điều cần thiết, tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.

Viêm niệu đạo không đặc hiệu (không do lậu) là gì?
Viêm niệu đạo không đặc hiệu là tình trạng niệu đạo bị nhiễm trùng không do sự tác động của vi khuẩn lậu mà do sự xâm nhập của một số loại vi khuẩn khác

Viêm niệu đạo không đặc hiệu (không do lậu) là gì?

Viêm niệu đạo không đặc hiệu (không do lậu) thể hiện cho tình trạng niệu đạo bị nhiễm trùng không do sự tác động của vi khuẩn lậu mà do sự xâm nhập của một số loại vi khuẩn khác. Trong đó thường gặp nhất là vi khuẩn Chlamydia Trachomatis.

Hoặc viêm niệu đạo không do lậu có thể phát sinh là do sự xâm nhập của vi khuẩn Trichomonas Vaginalis, HSV, Ureaplasma Urealyticum hoặc Mycoplasma Genitalium. Bệnh xảy ra phổ biến ở những người đã quan hệ tình dục và đang trong độ tuổi thanh niên.

Tình trạng viêm niệu đạo do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis có thể nhanh chóng lây lan khi người khỏe mạnh quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh, không sử dụng bao cao su. Ngoài ra những người thuộc nhóm đối tượng mắc các bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch (điển hình như HIV) hay có hệ miễn dịch suy yếu sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu (không do lậu).

Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu

Bệnh viêm niệu đạo không do lậu có thể hình thành bởi những nguyên nhân sau:

  • Niệu đạo bị tấn công bởi các loại vi khuẩn
  • Nam giới có đời sống tình dục không lành mạnh, quan hệ tình dục phóng khoáng
  • Bao quy đầu hẹp và dài
  • Không thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục hoặc vệ sinh không đúng cách
  • Phẫu thuật, chấn thương đầu dương vật và óng bàng quang, niệu đạo thu hẹp
  • Tác dụng phụ của quá trình đặt ống thông tiểu sau phương pháp phẫu thuật
  • Nam giới bị các bệnh xã hội
  • Tác dụng phụ từ việc sử dụng các loại hóa chất có trong dung dịch vệ sinh vùng kín, xà phòng…

Trong đó hơn một nửa số trường hợp mắc bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu do vi khuẩn. Theo kết quả thống kê có 30 – 50% trường hợp nhiễm vi khuẩn Chlamydia Trachomatis và 10 – 40% trường hợp nhiễm vi khuẩn Ureaplasma Urealyticun.

Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis có khả năng lây lan khi người khỏe mạnh hoạt động tình dục không an toàn với bệnh nhân. Loại vi khuẩn này di chuyển trong quá trình quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục bằng đường âm đạo hoặc hậu môn.

Ngoài ra bệnh viêm niệu đạo không do lậu có thể phát sinh do sự tác động của một số tác nhân khác. Cụ thể: Staphylococcus saprophyticus, Escherichia coli, Candida albicans, Streptococcus,Trichomonas Vaginalis, Mycoplasma genitalium, Herpes Simplex…

Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis
Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu

Khoảng 10 – 20 ngày sau khi tiếp xúc với tác nhân là thời gian ủ bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu. Khi bị viêm niệu đạo không do lậu, có rất nhiều trường hợp không có triệu chứng. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho quá trình chẩn đoán bệnh lý và điều trị. Tuy nhiên ở các trường hợp khác, người bệnh sẽ gặp nhiều triệu chứng điển hình sau:

  • Có cảm giác khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục
  • Niệu đạo có dấu hiệu sưng tấy, đỏ ửng, đau và dễ bị kích ứng
  • Nước tiểu nóng. Ở một số trường hợp, nước tiểu có lẫn máu và mủ. Bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi đi tiểu
  • Xuất hiện dịch trong lỗ niệu đạo nhưng thường thưa và ít. Dịch xuất hiện kèm theo mùi hôi khó chịu
  • Sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn ói.

Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu

Bệnh nhân bị viêm niệu đạo không đặc hiệu cần được sớm khám bệnh và điều trị phù hợp. Bởi nếu không điều trị dứt điểm, tình trạng nhiễm khuẩn sẽ lan rộng sang nhiều cơ quan khác của cơ thể. Hơn thế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

  • Viêm bàng quang
  • Viêm mào tinh hoàn
  • Viêm tinh hoàn
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Suy thận mạn tính
  • Vô sinh
  • Nhiễm trùng huyết ở trường hợp nặng…

Phụ nữ mang thai bị viêm niệu đạo do nhiễm Chlamydia Trachomatis cần nhanh chóng thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ sản khoa. Bởi trong thời gian chuyển dạ và sinh nở vi khuẩn Chlamydia Trachomatis có khả năng lây lan cho em bé.

Đối với trường hợp lây nhiễm Chlamydia Trachomatis, nếu không sớm tiến hành chẩn đoán và điều trị, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng và để lại một số biến chứng nghiêm trọng sau:

  • Nhiễm trùng ngược dòng dẫn đến viêm đường sinh dục trên
  • Viêm kết mạc mắt
  • Viêm khớp tái hoạt…
Suy thận mãn tính
Nếu không sớm tiến hành chẩn đoán và điều trị, viêm niệu đạo không do lậu có thể gây biến chứng suy thận mạn tính

Bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào các thông tin sau:

  • Đời sống tình dục: Tiền sử quan hệ tình dục của bệnh nhân (quan hệ tình dục không an toàn hay quan hệ tình dục an toàn, biện pháp bảo vệ, mức độ nguy cơ…)
  • Triệu chứng lâm sàng: Các triệu chứng lâm sàng bao gồm tình trạng đi tiểu (tiểu buốt, tiểu đau hay tiểu rát), dịch niệu đạo, mủ có xuất hiện hay không…

Ngoài ra bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm liên quan như soi và cấy dịch niệu đạo để tìm nguyên nhân gây bệnh, xác định loại nấm, vi khuẩn gây bệnh để đề ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.

  • Soi dịch niệu đạo: Quá trình soi dịch niệu đạo có khả năng nhận biết các loại nấm và loại vi khuẩn gây bệnh, đồng thời đánh giá mật độ bạch cầu.
  • Cấy nước tiểu đầu bãi hoặc dịch niệu đạo: Cấy nước tiểu đầu bãi, dịch niệu đạo có khả năng nhận biết chính xác nấm và vi khuẩn.

Ngoài ra một số xét nghiệm khác có thể được chỉ định, gồm:

  • Xét nghiệm miễn dịch enzyme EIA
  • Xét nghiệm tế bào
  • Xét nghiệm kháng thể
  • Dùng que thăm dò DNA không khuếch đại
  • Khuếch đại Nucleic Acid NAAT
  • Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường phù hợp
  • Xét nghiệm máu khi có nghi ngờ viêm niệu đạo gây biến chứng nhiễm trùng huyết.

Riêng trường hợp viêm niệu đạo do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis, quá trình chẩn đoán bệnh lý có thể dựa vào kết quả phản ứng huyết thanh dương tính. Nguyên nhân là do việc nuôi cấy thường gặp nhiều khó khăn.

Phương pháp điều trị viêm niệu đạo không đặc hiệu

Bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng lâm sàng và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phác đồ điều trị và các loại thuốc khác nhau.

Bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh
Bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị với thuốc kháng sinh

1. Trường hợp viêm niệu đạo do nhiễm vi khuẩn Chlamydia và Mycoplasma

  • Các loại thuốc được lựa chọn sử dụng: Bệnh nhân bị viêm niệu đạo do nhiễm vi khuẩn Chlamydia và Mycoplasma được chỉ định một trong các thuốc gồm Ofloxacin, Erythromycin, Azithromycin, Doxycycline. Tuy nhiên Doxycycline và Azithromycin là hai loại thuốc được ưu tiên.
  • Đối tượng điều trị: Phác đồ điều trị áp dụng cho cả bệnh nhân và đối tác quan hệ tình dục.

2. Trường hợp viêm niệu đạo do nhiễm vi khuẩn Trichomonas

  • Metronidazol: Uống 500mg/lần x 2 lần/ngày, điều trị liên tục trong 7 ngày.
  • Đối tượng điều trị: Phác đồ điều trị áp dụng cho cả bệnh nhân và đối tác quan hệ tình dục.

3. Trường hợp viêm niệu đạo do nhiễm nấm

  • Fluconazole hoặc Itraconazole: Trường hợp viêm niệu đạo do nhiễm nấm không xảy ra phổ biến. Chủ yếu do nhiễm nấm Candida Albicans – một loại nấm thường gặp ở bệnh nhân bị viêm âm đạo. Trong trường hợp viêm niệu đạo do nhiễm nấm, hai loại thuốc gồm Fluconazole hoặc Itraconazole sẽ được chỉ định. Tuy nhiên bệnh nhân cần lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc và nên theo dõi chức năng gan.

4. Trường hợp viêm niệu đạo do nhiễm các loại viêm khuẩn thông thường

  • Các loại thuốc được lựa chọn sử dụng: Bệnh nhân bị viêm niệu đạo do nhiễm các loại viêm khuẩn thông thường được chỉ định sử dụng một trong các thuốc điều trị thuộc nhóm Beta Lactam, Trimethoprim Sulfamethoxazole, Fluoroquinolon,  thời gian điều trị từ 3 – 5 ngày.
  • Điều trị phối hợp: Điều trị phối hợp với phác đồ chữa bệnh viêm âm đạo và giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục.

Lưu ý an toàn cho các trường hợp viêm niệu đạo không do lậu

  • Sử dụng các loại thuốc điều trị ứng với nguyên nhân gây bệnh
  • Bệnh nhân bị viêm niệu đạo không do lậu nên sử dụng một đơn thuốc duy nhất
  • Phác đồ điều trị áp dụng cho cả bệnh nhân và đối tác quan hệ tình dục
  • Ngưng quan hệ tình dục và ngưng sử dụng thuốc kích thích
  • Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình điều trị tương xứng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu

Một số biện pháp cơ bản dưới đây có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu:

  • Rửa bàng quang bằng cách uống đủ nước: Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể có thể giúp quá trình bài tiết nước tiểu của hệ tiết niệu diễn ra suôn sẻ. Điều này giúp các loại vi khuẩn trong đường tiết niệu và trong bàng quang được loại bỏ, làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo. Vì thế việc uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết.
  • Uống các loại nước lợi tiểu: Để thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu và loại bỏ vi khuẩn, bạn có thể lựa chọn và sử dụng các loại nước lợi tiểu như nước ép trái cây có tính axit, trà thảo mộc…
  • Nâng cao sức đề kháng: Nâng cao sức đề kháng là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm niệu đạo không do lậu hiệu quả. Để sức đề kháng được cải thiện bạn cần áp dụng chế độ ăn uống phù hợp, dung nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường bổ sung vitamin, ăn nhiều rau xanh, ăn ngủ nghỉ đúng giờ, sinh hoạt điều độ và thường xuyên tập thể dục.
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình: Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn, ngăn bệnh viêm niệu đạo và giảm nguy cơ tái phát là sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình. Bên cạnh đó bạn cần chủ động đến cơ sở y tế, kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị đúng cách.
  • Vệ sinh cá nhân đúng cách: Nên tắm rửa mỗi ngày, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ bộ phận sinh dục luôn khô thoáng. Ngoài ra bạn cần hạn chế tắm nước bồn để phòng ngừa vi khuẩn trong nước bẩn di chuyển và xâm nhập sâu vào âm đạo. Khi vệ sinh bộ phận sinh dục, bạn cần sử dụng chậu nước và khăn riêng. Đồng thời không sử dụng chung quần lót.
  • Sử dụng đồ lót khô thoáng, có sợi cotton: Để phòng ngừa viêm niệu đạo, bạn cần lưu ý về việc sử dụng đồ lót. Tốt nhất nên sử dụng đồ lót khô thoáng, có sợi cotton. Không nên sử dụng đồ lót có sợi pha nilon hay sợi tổng hợp vì có thể khiến bộ phận sinh dục rơi vào trạng thái nóng ẩm, bí khí, khó chịu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Uống đủ nước
Uống đủ nước giúp quá trình bài tiết nước tiểu của hệ tiết niệu diễn ra suôn sẻ, phòng ngừa viêm niệu đạo không do lậu

Nhìn chung, viêm niệu đạo không đặc hiệu (không do lậu) là một bệnh lý nguy hiểm do có khả năng phát sinh biến chứng nghiêm trọng và lây nhiễm cao khi hoạt động tình dục không an toàn. Trường hợp nặng có thể gây nhiễm trùng máu, vô sinh, suy thận mãn tính. Do đó, nếu một số biểu hiện của bệnh viêm niệu đạo không do lậu phát sinh, người bệnh cần đến bệnh viện và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trong việc chẩn đoán và điều trị. Từ đó làm giảm nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Bài viết liên quan:

Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không?

Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không? Bao lâu?

Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không? Đây là câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc. Tình trạng...

Nhận biết sớm biểu hiện viêm đường tiết niệu ở trẻ em và cách điều trị

Căn bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em không phải là hiếm gặp. Có tới 8% bé gái và 2%...

Sử dụng nhiều thwucj phẩm giàu vitamin c là cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu tái phát hiệu quả

Cần làm gì để phòng tránh viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần?

Có khoảng 30% - 40% phụ nữ đã từng bị viêm đường tiết niệu sẽ có nguy cơ đối mặt...

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để giảm triệu chứng bệnh?

Viêm đường tiết niệu là vấn đề sức khỏe gặp ở cả nam và nữ. Bệnh lý này thường do...

Tìm hiểu về các bệnh liên quan đến bàng quang thường gặp

Các bệnh về bàng quang thường gặp & cách phòng ngừa

Sỏi bàng quang, viêm bàng quang, ung thư bàng quang… là những bệnh về bàng quang phổ biến. Mỗi một...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Trần anh tuấnTrần anh tuấn says: Trả lời

    Thỉnh thoảng em có cảm giác hơi nóng rát trong niệu đạo,sáng sớm thường có dịch chảy ra nhưng không có mùi,em muốn điều trị thì thời gian bao lâu và chi phí khoảng bao nhiêu ak?

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.