Các thuốc trị viêm niệu đạo tốt nhất hiện nay và lưu ý

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm và nhiễm khuẩn niệu đạo. Bệnh xảy ra phổ biến ở nam giới và thường được chỉ định điều trị bằng thuốc. Tùy thuộc vào các yếu tố tác động của từng trường hợp cụ thể (triệu chứng lâm sàng, nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý…) bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và kê đơn thuốc phù hợp, chứa các thuốc trị viêm niệu đạo tốt nhất. Tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần thực hiện một số lời khuyên và lưu ý để đảm bảo an toàn.

Các thuốc trị viêm niệu đạo tốt nhất 2020 và lưu ý
Thông tin các thuốc trị viêm niệu đạo tốt nhất hiện nay và những điều cần lưu ý

Các thuốc trị viêm niệu đạo tốt nhất hiện nay

Viêm niệu đạo thực chất là một sự viêm và nhiễm trùng ống dẫn tiểu. Niệu đạo được xác định là ống dẫn nước tiểu, giúp chất thải này thoát ra khỏi cơ thể từ bàng quang. Ngoài ra đối với nam giới, niệu đạo tại dương vật cũng là một ống dẫn tinh định, giúp chúng thoát khỏi cơ thể, xâm nhập vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ và phục vụ cho quá trình thụ thai. Trong các triệu chứng thường gặp, đau khi đi tiểu là triệu chứng, dấu hiệu chính của bệnh viêm niệu đạo.

Thông thường để điều trị viêm niệu đạo, giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám, chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh. Các loại thuốc được chỉ định phải phù hợp với thể trạng  triệu chứng lâm sàng, nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý… của từng trường hợp cụ thể.

Dưới đây là thông tin cơ bản về các thuốc trị viêm niệu đạo tốt nhất, thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định:

1. Thuốc Doxycycline điều trị viêm niệu đạo và các triệu chứng

Thuốc Doxycycline thuộc nhóm thuốc kháng sinh phổ rộng. Loại thuốc này thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong điều trị viêm niệu đạo với mục đích kiểm soát triệu chứng và trị viêm. Theo cơ chế của các hoạt chất, thuốc Doxycycline có khả năng ức chế hoạt động gây bệnh và tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng và vi nấm.

Thành phần tạo nên thuốc Doxycycline trong chỉ mang đến lợi ích và tác dụng hữu hiệu đối với quá trình tiêu diệt vi khuẩn ưa khí mà còn có hiệu quả đối với nhiều chủng vi khuẩn kỵ khí, bao gồm cả vi khuẩn gram dương và gram âm.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng lâm sàng, mức độ viêm và nhiễm trùng, liều dùng thuốc Doxycycline ở mỗi trường hợp không giống nhau.

Thuốc Doxycycline thuộc nhóm thuốc kháng sinh phổ rộng
Thuốc Doxycycline thuộc nhóm thuốc kháng sinh phổ rộng, có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng và vi nấm

Cách dùng

Sử dụng bằng đường miệng.

Liều lượng

Đối với trường hợp viêm niệu đạo cấp tính

  • Liều khởi đầu được khuyến cáo: Dùng 200 gram/ lần/ ngày.
  • Liều duy trì được khuyến cáo: Dùng 100 gram/ lần/ ngày.

Đối với trường hợp viêm niệu đạo mãn tính

  • Liều khởi đầu được khuyến cáo: Dùng 200 gram/ lần/ ngày.
  • Liều duy trì được khuyến cáo: Duy trì liều 200 gram/ lần/ ngày trong suốt thời gian điều trị.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân bị Lupus ban đỏ
  • Những người bị suy gan nặng
  • Trẻ em dưới 8 tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ đang trong thời cho con bú
  • Người bị cao huyết áp
  • Những người quá mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Lưu ý

  • Thuốc có khả năng làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, giảm sức khỏe thai nhi và hình thành phản ứng quang động khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tác dụng phụ

  • Chóng mặt
  • Mờ mắt, đau đầu
  • Ớn lạnh, sốt
  • Xuất hiện triệu chứng cảm cúm
  • Nổi mẩn ngứa
  • Sưng hạch
  • Tiêu chảy
  • Đau khớp
  • Phân lẫn máu
  • Tiểu ít.

Thông báo với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy cơ thể có một trong các tác dụng phụ nêu trên.

Tương tác thuốc

Thuốc Doxycycline có khả năng gây ra sự tương tác với một số loại thuốc dưới đây:

  • Warfarin và một số loại thuốc chống đông máu khác
  • Penicillin
  • Isotretinoin
  • Thuốc chống co giật
  • Thuốc kháng axit có chứa, magie, sắt, nhôm, canxi.

2. Điều trị viêm niệu đạo bằng thuốc Azithromycin

Azithromycin là thuốc dùng trong điều trị viêm niệu đạo thuộc nhóm kháng sinh Macrolid. Hoạt chất trong thuốc có khả năng ngăn chặn sự sinh sôi và bùng phát bệnh lý của một số chủng vi khuẩn. Vì thế thuốc Azithromycin thường được chỉ định điều trị ở những trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm cả bệnh viêm niệu đạo.

Thuốc kháng sinh Azithromycin được bào chế ở dạng hỗn dịch uống và viên uống. Thuốc nhạy cảm với các chủng vi khuẩn gồm Clostridium perfringens, Borrelia burgdorferi, Haemophilus parainfluenzae, Streptococcus pneumonia…

Thuốc Azithromycin
Thuốc Azithromycin có tác dụng điều trị viêm niệu đạo do nhiễm vi khuẩn

Cách dùng

Thuốc Azithromycin được dùng bằng đường miệng.

Liều lượng

Liều dùng thuốc Azithromycin phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh.

Đối với trường hợp nhiễm trùng niệu đạo thông thường

  • Liều khuyến cáo: Uống 500mg/ lần x 2 lần/ ngày.

Đối với trường hợp nhiễm trùng niệu đạo có vi khuẩn lậu

  • Liều khuyến cáo: Uống 2 gram theo chỉ định của bác sĩ.

Chống chỉ định

Những trường hợp dưới đây không được khuyến cáo sử dụng thuốc Azithromycin:

  • Những người có tiền sử dị ứng với thuốc kháng sinh
  • Những người quá mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.

Tác dụng phụ

Việc sử dụng thuốc Azithromycin có thể làm phát sinh một số tác dụng phụ sau:

  • Phân có máu hoặc tiêu chảy
  • Chóng mặt
  • Đau ngực, đau đầu
  • Tim đập nhanh
  • Ngất xỉu
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Chán ăn
  • Ngứa da.

Tương tác thuốc

  • Thuốc trị ung thư
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc trị sốt rét
  • Thuốc an thần
  • Thuốc dùng trong điều trị rối loạn nhịp tim
  • Một số  loại thuốc kháng sinh khác như moxifloxacin, pentamidine, larithromycin, erythromycin
  • Droperidol
  • Methadone
  • Nelfinavir.

3. Chữa viêm niệu đạo và kiểm soát triệu chứng với thuốc Tetracycline

Thuốc Tetracycline thuộc nhóm thuốc kháng sinh kìm khuẩn. Loại thuốc này có phổ kháng khuẩn rất rộng. Đặc biệt thuốc Tetracycline nhạy cảm với cả chủng vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm, Mycoplasma, Rickettsia, xoắn khuẩn, vi khuẩn nội bào Chlamydia…

Ngoài ra kháng sinh Tetracycline còn nhạy cảm với cả một số tác nhân gây hại khác như ký sinh trùng sốt rét, virus mắt hột và sinh vật đơn bào.

Kháng sinh Tetracycline có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp protein và hoạt động gây bệnh của các tế bào vi khuẩn. Đồng thời kìm hãm sự sinh sôi và phát triển dẫn đến viêm niệu đạo và nhiều dạng nhiễm trùng khác của các vi khuẩn.

Chữa viêm niệu đạo và kiểm soát triệu chứng với thuốc Tetracycline
Chữa viêm niệu đạo và kiểm soát triệu chứng bằng thuốc Tetracycline

Cách dùng

Thuốc Tetracycline được dùng bằng đường miệng.

Liều lượng

Thuốc Tetracycline thường được chỉ định trong điều trị viêm niệu đạo với liều dùng như sau:

  • Liều khuyến cáo: Dùng 500mg (1 viên)/ lần x 4 lần/ ngày. Sử dụng thuốc liên tục trong 7 ngày.

Liều dùng thuốc Tetracycline có thể được chỉ định tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Chống chỉ định

Thuốc Tetracycline không được chỉ định dùng cho những trường hợp sau:

  • Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú
  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ em dưới 8 tuổi
  • Những người bị suy gan hoặc suy thận nặng
  • Những người có tiền sử dị ứng với thuốc Tetracycline.

Tác dụng phụ

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa.

Tương tác thuốc

Sự tương tác giữa thuốc Tetracycline cùng với một số loại thuốc được liệt kê dưới đây có thể gây nguy hiểm:

  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc kháng acid
  • Penicillin
  • Chế phẩm chứa sữa hoặc chứa sắt.

4. Thuốc trị viêm niệu đạo – Thuốc Ciprofloxacin

Thuốc Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolon. Đây là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm niệu đạo. Nhờ khả năng ức chế hoạt động của DNA-gyrase (một loại enzyme giúp phục hồi và tái tạo ADN của vi khuẩn), thuốc có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.

Thuốc Ciprofloxacin đặc biệt mang hiệu quả trong việc ức chế hoạt động gây bệnh và tiêu diệt các loại vi khuẩn gram âm. Cụ thể như shigella, campylobacter, pseudomonas, salmonella, neisseria… Ngoài ra nếu xảy ra hiện tượng kháng thuốc kháng sinh thông thường của các loại vi khuẩn thì Ciprofloxacin sẽ được chỉ định để khắc phục.

Thuốc Ciprofloxacin
Thuốc Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolon, được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm niệu đạo

Cách dùng

Thuốc Ciprofloxacin được bào chế dưới dạng viên uống, dùng bằng đường miệng.

Liều lượng

Thuốc Ciprofloxacin được chỉ định với liều dùng như sau:

  • Liều khuyến cáo: Dùng từ 250 – 500mg/ lần/ ngày. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, thời gian dùng thuốc có thể dao động trong khoảng 7 – 10 ngày.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân đang trong quá trình chữa bệnh với Tizanidine
  • Những người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc có tiền sử dị ứng với fluoroquinolone
  • Bệnh nhân bị suy thận, tiểu đường, mắc bệnh tim mạch
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Phụ nữ đang mang thai.

Tác dụng phụ

Những ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc Ciprofloxacin:

  • Nôn mửa
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tiêu chảy
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Phát ban da
  • Tiết dịch hoặc ngứa âm đạo
  • Hạ đường huyết.

Tương tác thuốc

  • Tizanidine
  • Theophylline
  • Cyclosporine
  • Methotrexate
  • phenytoin
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chống đông máu
  • Thuốc dùng trong điều trị tâm thần hoặc trầm cảm
  • Thuốc chống viêm không steroid
  • Thuốc steroid.

5. Thuốc Levofloxacin – Thuốc dùng trong điều trị viêm niệu đạo

Tương tự như Ciprofloxacin, Levofloxacin cũng là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolon. Thuốc có tác dụng điều trị bệnh viêm niệu đạo và các triệu chứng khó chịu đi kèm. Việc sử dụng thuốc Levofloxacin sẽ giúp người bệnh ức chế hoạt động gây viêm của nhiều chủng vi khuẩn. Đồng thời khắc phục tình trạng nhiễm khuẩn, làm lành tổn thương và cải thiện các triệu chứng (tiểu rắt, tiểu đau, khó tiểu…).

Thuốc Levofloxacin
Thuốc Levofloxacin có tác dụng ức chế hoạt động gây viêm của nhiều chủng vi khuẩn

Cách sử dụng

Uống thuốc Levofloxacin với một ly nước đầy. Đối với trường hợp nặng, thuốc được dùng bằng cách tiêm tĩnh mạch.

Liều dùng

  • Liều khuyến cáo: Sử dụng 250mg/ lần/ ngày. Dùng thuốc liên tục từ 7 – 10 ngày.

Chống chỉ định

  • Những người quá mẫn cảm với thuốc Levofloxacin
  • Bệnh nhân bị động kinh
  • Những người đang chạy thận nhân tạo hoặc bị suy thận.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi. Chống chỉ định dùng thuốc ở trẻ em do có khả năng phát sinh chứng thoái hóa sụn khớp
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Phụ nữ đang mang thai.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ dưới đây có thể phát sinh trong thời gian sử dụng thuốc Levofloxacin:

  • Đau khớp
  • Tiêu chảy
  • Mất ngủ
  • Tiểu ít
  • Tim đập nhanh
  • Chóng mặt.

Tương tác thuốc

Thuốc Levofloxacin có khả năng tương tác với các loại thuốc điều trị dưới đây làm giảm khả năng chữa bệnh và phát sinh tác dụng phụ nghiêm trọng.

  • Dronedaron
  • Notriptyline
  • Ibprofen
  • Disopyramide
  • Clomipramide
  • Aspirin
  • Strontium,
  • Ofloxacin
  • Amitriptylline…

Những điều cần lưu ý và nguyên tắc khi chữa viêm niệu đạo bằng thuốc kháng sinh

Đối với các trường hợp bị viêm niệu đạo, sử dụng thuốc được xác định là phương pháp điều trị chính. Mặt khác viêm niệu đạo là một bệnh lý nhiễm khuẩn nên các loại thuốc kháng sinh sẽ được ưu tiên lựa chọn.

Việc lựa chọn các thuốc kháng sinh cùng với cách sử dụng và liều dùng thuốc cần dựa trên nhiều yếu tố, cụ thể:

  • Viêm niệu đạo phức tạp hay đơn thuần
  • Nguyên nhân gây bệnh là các vi sinh vật, vi khuẩn có khả năng lây truyền bệnh cao nhất hay hoạt phổ kháng sinh vi khuẩn đã được xác định.
  • Hiệu quả nhận được và những tác hại có thể phát sinh từ việc sử dụng thuốc.
  • Khả năng kháng thuốc của bệnh nhân, tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe ở hiện tại.
Việc lựa chọn các thuốc kháng sinh điều trị viêm niệu đạo cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh
Việc lựa chọn các thuốc kháng sinh điều trị viêm niệu đạo cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh

Ngoài ra khi đưa các loại thuốc kháng sinh vào quá trình điều trị viêm niệu đạo, người bệnh cần thực hiện đúng các nguyên tắc dùng thuốc để đảm bảo an toàn. Cụ thể:

  • Nồng độ kháng sinh dùng trong điều trị viêm niệu đạo được tìm thấy trong nước tiểu quan trọng hơn so với nồng độ kháng sinh được tìm thấy trong huyết thanh. Do đó nếu trong nước tiểu đủ nồng độ kháng sinh cần thiết bệnh viêm niệu đạo có thể được chữa khỏi. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có kèm theo hiện tượng nhiễm trùng máu, bệnh nhân nên chú ý đến nồng độ kháng sinh được tìm thấy trong máu. Trong thời gian này, kháng sinh từ các thuốc sẽ được đưa vào  cơ thể thông qua đường truyền tĩnh mạch.
  •  Những trường hợp bị viêm niệu đạo có dấu hiệu rét run, sốt cao, kết quả xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng thì nên sử dụng các thuốc kháng sinh trị viêm niệu đạo thông qua đường tĩnh mạch trong thời gian đầu.
  • Từ 10 ngày đến 2 tuần là thời gian sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm niệu đạo.
  • Một số trường hợp không bị nhiễm độc nhưng có dấu hiệu nôn mửa và suy giảm hệ miễn dịch nên sử dụng thuốc kháng sinh bằng đường uống trong thời gian đầu.
  • Sau khi kết thúc quá trình điều trị viêm niệu đạo đơn thuần bằng thuốc kháng sinh đường uống, hết sốt được vài ngày, bệnh nhân có thể dùng kháng sinh bằng đường truyền tĩnh mạch. Thông thường các thuốc kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolones sẽ được chỉ định.
  • Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu cho thấy vẫn còn vi khuẩn sau 24 đến 48 giờ kể từ thời điểm dùng thuốc thì khả năng cao bệnh nhân đang mắc phải tình trạng nhiễm khuẩn niệu đạo kháng thuốc. Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, bác sĩ chuyên khoa sẽ đổi kháng sinh khác.
  • Một số loại kháng sinh phổ rộng như Aminopenicillins, Aztreonam, Cephalosporins thế hệ 3 được chỉ định dùng cho những trường hợp bị viêm niệu đạo do nhiễm vi khuẩn từ cộng đồng.
  • Nếu có dấu hiệu nhiễm độc hoặc vẫn còn sốt sau khi sử dụng thuốc kháng sinh, người bệnh nên thông báo tình trạng sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa để tìm những nguyên nhân bệnh lý khác. Điển hình như áp xe.
  • Đối với những trường hợp có tiền sử viêm niệu đạo kháng thuốc, bệnh nhân cần sử dụng kháng sinh phổ rộng để điều trị trước tiên. Tiếp theo dựa vào tình trạng viêm niệu đạo kháng thuốc và bằng chứng vi khuẩn học để điều chỉnh và lựa chọn kháng sinh khác.
  • Những trường hợp nhiễm đa vi khuẩn cần đặc biệt lưu ý.
  • Người bệnh tuyệt đối không nên phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh một cách không chọn lọc.
  • Khi điều trị viêm niệu đạo bằng thuốc kháng sinh thì không có chứng cứ khoa học khẳng định rằng kháng sinh diệt khuẩn có khả năng chữa trị hiệu quả hơn so với kháng sinh kìm khuẩn.
  • Nồng độ pH nước tiểu có khả năng tác động và làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chữa viêm niệu đạo bằng kháng sinh. Chính vì thế, hoạt tính của các nhóm kháng sinh như enzylpenicillin, Erythromycin, Aminoglycosides sẽ được nâng cao từ việc kiềm hóa nước tiểu. Trong trường hợp toan hóa nước tiểu thì hiệu quả điều trị của các thuốc thuộc nhóm kháng sinh Methenamine Mandelate,Tetracyclines, Nitrofurantoin cũng tăng cao.
Nồng độ pH nước tiểu có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến quá trình chữa viêm niệu đạo bằng kháng sinh
Nồng độ pH nước tiểu có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến quá trình chữa viêm niệu đạo bằng kháng sinh

Bài viết là thông tin cơ bản về các thuốc trị viêm niệu đạo tốt nhất hiện nay, những điều cần lưu ý và nguyên tắc khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên để đảm đảm an toàn người bệnh chỉ nên sử dụng những loại thuốc được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Đồng thời lưu ý về cách dùng, liều lượng và các nguyên tắc, đặc biệt là khi sử dụng thuốc kháng sinh. Hãy thông báo với bác sĩ chuyên khoa nếu có dấu hiệu kháng thuốc hoặc cơ thể phát sinh tác dụng hay các triệu chứng bất thường.

Bài viết liên quan:

Viêm niệu đạo không đặc hiệu (không do lậu) là gì?

Viêm niệu đạo không đặc hiệu (không do lậu) là bệnh nguy hiểm, có thể gây biến chứng. Bệnh lý...

Viêm niệu đạo ở trẻ em: Dấu hiệu và cách chữa trị

Viêm niệu đạo ở trẻ em là bệnh thường gặp và có mức độ nghiêm trọng cao. Vì thế bệnh...

Người bệnh cần điều trị khỏi bệnh hoàn toàn để không còn cảm giác đau khi quan hệ, tăng khoái cảm hơn khi quan hệ.

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ tình dục được không?

Bệnh viêm đường tiết niệu gây ra cảm giác đau khi quan hệ, khi tiểu tiện. Nhiều người thắc mắc...

Viêm niệu đạo ở nam giới

Viêm niệu đạo ở nam giới: Cách điều trị và lưu ý

Viêm niệu đạo ở nam giới là căn bệnh tương đối nguy hiểm. Trường hợp không phát hiện bệnh và...

Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không?

Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không? Bao lâu?

Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không? Đây là câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc. Tình trạng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.