Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không? Bao lâu?

Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không? Đây là câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc. Tình trạng niệu đạo bị viêm nhiễm gây ra bất tiện cho cuộc sống cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và lây lan viêm nhiễm sang các vùng lân cận. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc làm rõ về vấn đề này.

Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không?

Tình trạng ống dẫn tiểu bị viêm nhiễm có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Các vi khuẩn, vi trùng khi xâm nhập vào niệu đạo con người gây ra những biểu hiện như đau rát khi đi tiểu tiện, vùng kín bị sưng, viêm đỏ,… Đây còn được gọi là bệnh viêm niệu đạo, phổ biến ở rất nhiều người.

"Bệnh

Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo được cho là do các yếu tố như vệ sinh không sạch sẽ, mặc quần áo chật, lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín không phù hợp,…gây nên. Để cụ thể hơn, bạn đọc có thể tham khảo một vài triệu chứng điển hình mà căn bệnh này gây ra như:

  • Đi tiểu thấy nóng, rát, tăng cảm giác muốn đi tiểu nhưng nước tiểu ra rất ít.
  • Tiểu buốt, rắt, đôi khi còn xuất hiện máu.
  • Cơ thể bị nóng sốt, đau bụng, đặc biệt khó khăn khi quan hệ tình dục.
  • Lỗ niệu đạo có mùi hôi, chảy mủ màu đục.

Theo nhiều chuyên gia, đây là căn bệnh liên quan mật thiết tới nhiều chủng khuẩn khác nhau. Những chủng khuẩn này có tốc độ phát triển và lây lan nhanh, nhất là khi đi vào môi trường thuận lợi. Do đó, bệnh viêm niệu đạo được coi là căn bệnh khó để tự khỏi mà không có sự can thiệp y tế.

Ngoài ra, bệnh nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời còn khiến nguy cơ biến chứng tăng cao, lây lan sang các bộ phận khác, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ. Chính vì thế, thay vì ủ bệnh trong thời gian dài không chữa trị, bạn nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và khắc phục sớm. Đây là việc nên làm để phòng ngừa các nguy cơ.

Nếu không điều trị viêm niệu đạo sẽ nguy hiểm như thế nào?

Như trên đã đề cập, bệnh viêm niệu đạo là bệnh cần có sự can thiệp điều trị. Nếu không được chữa trị khắc phục, người bệnh phải đối mặt với nhiều rủi ro. Các biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra có thể kể đến như:

  • Gây hẹp niệu đạo: Những nốt mụn do tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo lâu ngày có thể để lại sẹo, khiến cho lỗ niệu đạo bị hẹp. Lúc này người bệnh sẽ có những triệu chứng như tiểu khó, tiểu buốt, ít nước tiểu,…rất khó chịu.
  • Lây lan viêm nhiễm: Một số vi khuẩn phát triển mạnh có thể di chuyển sang các bộ phận lân cận như tinh hoàn của nam giới, âm đạo của nữ giới gây hại. Không những thế, các bộ phận thuộc cơ quan sinh dục, bàng quang, tuyến tiền liệt,…cũng bị đe dọa. 
  • Gây suy thận: Người bệnh cần chú ý tránh để viêm niệu đạo ảnh hưởng đến thận. Tuy trường hợp suy thận do niệu đạo bị viêm khá hiếm thấy. Nhưng số liệu ghi nhận cho thấy vẫn có tình trạng này xảy ra. Chính vì thế, nếu không chữa viêm niệu đạo, chức năng của thận cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
  • Nguy cơ vô sinh: Tình trạng viêm niệu đạo ở nam giới và nữ giới là nguyên nhân khiến cho tinh trùng không thể tiếp cận được với trứng như bình thường. Điều này khiến cho quá trình thụ thai gặp nhiều khó khăn, gây vô sinh, hiếm muộn ở nhiều người.

    Nếu không điều trị viêm niệu đạo sẽ nguy hiểm như thế nào?
    Viêm nhiễm ở niệu đạo lây lan sang có bộ phận khác làm tăng nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ
  • Ảnh hưởng thai nhi: Trường hợp phụ nữ mang thai bị viêm niệu đạo sẽ vô tình mang đến nhiều vấn đề cho thai nhi. Thai nhi lúc này có nhiều nguy cơ bị chết lưu, nhiễm trùng hoặc làm tăng cao khả năng mang thai ngoài tử cung.
  • Lây lan bệnh tình dục: Một trong số những tình trạng nguy hiểm khác đó là việc viêm niệu đạo khiến nam và nữ có nguy cơ mắc bệnh tình dục cao hơn. Đặc biệt, những người có thói quen quan hệ mạnh bạo, tình dục không có biện pháp phòng tránh an toàn sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm vi khuẩn cho bạn tình. Đồng thời, khi cơ thể đang bị giảm sức đề kháng, khả năng “bệnh chồng bệnh” có thể xảy ra, nguy hại cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể.

Chính vì những biến chứng tương đối nguy hại này, khi mắc bệnh viêm niệu đạo, tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng thăm khám và điều trị. Đây là bệnh rất khó để tự khỏi, thay vào đó để đảm bảo an toàn, nếu cơ thể có những triệu chứng của bệnh, bạn nên trực tiếp đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ khắc phục. 

Điều trị viêm niệu đạo trong bao lâu thì khỏi?

Trên thực tế, không có thời gian điều trị cụ thể cho bất kỳ một căn bệnh nào, không riêng gì bệnh viêm niệu đạo. Sở dĩ nói như thế là vì bác sĩ còn dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người để đưa ra phác đồ điều trị riêng. Bên cạnh đó, tùy vào cơ địa của từng người mà thời gian phát huy công dụng điều trị sẽ khác nhau.

Do đó, bạn đọc nên đến gặp người có chuyên môn để sớm có biện pháp chữa trị phù hợp. Nếu bệnh nhân có sức khỏe tốt, hệ miễn dịch phục hồi nhanh chóng. Kèm theo đó, người bệnh được chăm sóc đúng cách không có bệnh lý nào đi kèm thì khả năng phục hồi cơ thể sau khi bị viêm niệu đạo rất nhanh chóng.

Ngược lại, nếu sức khỏe người bệnh yếu, hệ miễn dịch gặp nhiều vấn đề. Cùng với đó cơ thể có nhiều bệnh lý khác kèm theo sẽ góp phần làm chậm quá trình điều trị, kéo dài thời gian và chi phí cho người bệnh.

Nên làm gì khi bị viêm niệu đạo?

Khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Hạn chế tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo có điều kiện lây lan sang các cơ quan khác. Dưới đây là một số việc liên quan đến quá trình điều trị bạn đọc có thể tham khảo:

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ

Những biến chứng nguy hiểm của viêm niệu đạo có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nếu bạn không có biện pháp khắc phục tình trạng viêm. Chính vì thế, khi gặp các triệu chứng khó chịu khi tiểu tiện, kéo dài không thấy khỏi, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Nên làm gì khi bị viêm niệu đạo?
Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị

Lúc này, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số vấn đề về tiền sử bệnh, kiểm tra các chỉ số của cơ thể. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ cho người bệnh thực hiện xét nghiệm để xác định rõ hơn mức độ bệnh lý của người bệnh. Một vài xét nghiệm có thể kể đến như xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra dịch niệu đạo, xét nghiệm máu,… Kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ nắm được tình hình hiện tại của người bệnh.

Sử dụng thuốc điều trị 

Viêm niệu đạo là một bệnh lý khó có thể tự khỏi mà không có sự can thiệp từ y tế. Vậy nên, để điều trị bệnh viêm niệu đạo, thông thường bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh. Một số yếu tố quy định phác đồ điều trị viêm niệu đạo như:

  • Xem xét bệnh viêm niệu đạo hình thành do đâu, thuộc dạng đơn giản hay phức tạp.
  • Cân nhắc những vấn đề liên quan đến tác dụng phụ, hiệu quả và chi phí sử dụng thuốc đối với từng trường hợp bệnh cụ thể.
  • Kiểm tra người bệnh đã có sử dụng thuốc kháng sinh trước đó không, từng trị viêm niệu đạo bằng thuốc trước đó chưa. 

Dưới đây là một số dạng thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh viêm niệu đạo như:

  • Metronidazol: Mỗi ngày uống 2 lần, với liều lượng 500mg, thời gian cách nhau 12 tiếng cho một lần uống. Duy trì trong 7 ngày.
  • Thuốc kháng sinh Azithromycin: Liều lượng sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc kháng sinh Doxycyclin: Mỗi ngày sử dụng 2 lần, liều 100mg. Duy trì trong 1 tuần lễ.
  • Thuốc Ofloxacin: Sử dụng mỗi ngày 2 lần, 300mg, uống cách nhau 12 tiếng và cũng áp dụng trong khoảng 1 tuần.
  • Thuốc Erythromycin: Mỗi ngày uống 4 lần, liều 50mg, sử dụng cách 6 tiếng một lần và trong 2 tuần.
  • Thuốc Fluconazol: Liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là một số dạng phổ biến của việc sử dụng thuốc điều trị viêm niệu đạo. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý, không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ hướng dẫn. Bởi, nếu sử dụng sai thuốc khả năng gặp tác dụng phụ không mong muốn là rất cao. Bệnh không khỏi mà có nguy cơ biến chứng nguy hiểm.

Nên làm gì khi bị viêm niệu đạo?
Ngoài sử dụng thuốc tân dược, người bệnh viêm niệu đạo có thể sử dụng thảo dược thiên nhiên

Ngoài sử dụng thuốc tân dược, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chữa trị viêm niệu đạo bằng mẹo dân gian. Một số nguyên liệu như lá mã đề, râu ngô, dành dành,…được nhiều người sử dụng để cải thiện tình trạng viêm tại nhà. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng. 

Để đảm bảo an toàn, trước khi áp dụng bất kì biện pháp điều trị viêm niệu đạo nào, người bệnh nên kiểm tra tình trạng sức khỏe tại cơ sở y tế và tham vấn trực tiếp ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tránh trường hợp sử dụng sai bài thuốc, sai bệnh khiến cơ thể gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Chăm sóc cá nhân

Như đã đề cập, viêm niệu đạo có thể do các yếu tố như vệ sinh, quan hệ không an toàn,…khiến vi khuẩn có điều kiện phát triển gây bệnh. Do đó, bên cạnh áp dụng các biện pháp khắc phục kể trên, bạn đọc nên lưu ý đến vấn đề chăm sóc cá nhân. Một số việc nên thực hiện như:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, không sử dụng xà phòng tắm, gội đầu để vệ sinh vùng kín. Nên lựa chọn dung dịch vệ sinh riêng, ưu tiên sản phẩm có thành phần nguyên liệu thiên nhiên, ít chất tẩy rửa.
  • Vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục. Sử dụng bao cao su để hạn chế việc lây nhiễm chéo vi khuẩn. Tốt nhất, trong thời gian điều trị viêm niệu đạo, người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục để đảm bảo việc điều trị diễn ra thuận lợi.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, không sử dụng thực phẩm có hại cho sức khỏe. Hạn chế rượu, bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích,…
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục, thể thao vừa sức để nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất,…
  • Khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất ổn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn khắc phục.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: “Bệnh viêm niệu đạo có tự khỏi không?”. Niệu đạo liên quan mật thiết đến bộ phận sinh dục, vì thế khi nhiễm bệnh bạn nên chủ động điều trị càng sớm càng tốt. Điều này góp phần bảo vệ sức khỏe, giúp bạn phòng tránh được các biến chứng không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Tìm hiểu về các bệnh liên quan đến bàng quang thường gặp

Các bệnh về bàng quang thường gặp & cách phòng ngừa

Sỏi bàng quang, viêm bàng quang, ung thư bàng quang… là những bệnh về bàng quang phổ biến. Mỗi một...

Viêm niệu đạo mãn tính: Dấu hiệu, phương pháp điều trị

Viêm niệu đạo mãn tính là giai đoạn nặng của tình trạng nhiễm trùng và viêm niệu đạo. Bệnh có...

Viêm niệu đạo ở trẻ em: Dấu hiệu và cách chữa trị

Viêm niệu đạo ở trẻ em là bệnh thường gặp và có mức độ nghiêm trọng cao. Vì thế bệnh...

Viêm đường tiết niệu không làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt

Liệu viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?

Viêm đường tiết niệu là bệnh thường gặp, đặc biệt là ở nữ giới. Nó xảy ra khi đường tiết...

Viêm niệu đạo không đặc hiệu (không do lậu) là gì?

Viêm niệu đạo không đặc hiệu (không do lậu) là bệnh nguy hiểm, có thể gây biến chứng. Bệnh lý...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.