Chữa viêm mũi dị ứng bằng giấm táo được nhiều người áp dụng có tốt không?
Ngoài việc dùng trong chế biến thức ăn, làm đẹp, người ta còn dùng giấm táo trong điều trị bệnh, trong đó có viêm mũi dị ứng. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng giấm táo tương đối đơn giản, dễ thực hiện, được nhiều người đánh giá cao.
Tác dụng của giấm táo trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng lớp niêm mạc bên trong mũi bị ứng, viêm do hệ thống miễn dịch sản sinh phản ứng chống lại các chất gây dị ứng (những chất này thường vô hại như lông da động vật, phấn hoa, mạt bụi) xâm nhập vào đường thở.
Trong phản ứng thái quá này, cơ thể giải phóng một lượng lớn histamines để chống lại các chất gây dị ứng. Sự sản sinh một lượng lớn histamines làm xuất hiện các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, viêm họng, chảy nước mắt, quầng thâm dưới bọng mắt…
Để khắc phục vấn đề trên, bạn có thể áp dụng mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng giấm táo.
Giấm táo (hay còn gọi là giấm rượu táo, ACV) là loại giấm được chế biến từ táo tươi hay rượu táo. Giấm táo lên men tự nhiên có mùi hăng, vị chua nhẹ, màu vàng nhạt. Theo một số nghiên cứu, giấm táo có thể khắc phục được triệu chứng viêm mũi dị ứng nhờ những tác dụng như sau:
Giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh: Một nghiên cứu vào năm 2017 cho biết, giấm táo có thể giúp gia tăng số lượng kháng thể và enzym giúp chống lại tác nhân gây dị ứng.
Giảm viêm: Giấm táo chứa thành phần có khả năng kháng histamine, giúp giảm sưng viêm, làm dịu triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, đau đầu… do viêm mũi dị ứng.
Cách làm giấm táo tại nhà:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 kg táo (xanh, đỏ, táo mèo đều được).
- 2 thìa canh đường.
- Hũ đựng có nắp sứ hoặc thủy tinh.
- Một tấm vải mỏng đặt lên trên hũ giấm.
Cách thực hiện:
- Táo mua về đem rửa sạch, cắt thành miếng để ráo nước.
- Cho táo vào bình thủy tinh (hoặc bình sứ) đã chuẩn bị sẵn, cho đường, nước lọc với lượng vừa đủ ngập táo.
- Dùng đĩa lớn đậy lên, đặt thêm vật nặng cho kín miệng bình, ngâm trong 1 tuần.
- Dùng rây để lọc nấm và cho vào lọ bảo quản. Bên trên miệng mỗi lọ đặt một miếng vải mỏng và đậy nắp lại.
- Để hủ giấm trên bếp khoảng 6 tuần thì có thể dùng.
Hướng dẫn cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng giấm táo
Tham khảo một số cách trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng giấm táo ngay sau đây:
Uống dấm táo mỗi ngày
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 muỗng giấm táo
- 250 ml nước lọc.
Cách thực hiện hiệu quả:
- Pha giấm táo với nước lọc chia uống nhiều lần trong ngày hoặc uống 1 muỗng canh giấm táo nguyên chất đều được.
Dấm táo – mật ong – nước ấm
Với hàm lượng chất oxy hóa, kháng khuẩn dồi dào, mật ong có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường sức đề kháng. Kết hợp mật ong giấm táo sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 20 ml giấm táo
- 10 ml mật ong
- 150 ml nước ấm.
Cách thực hiện hiệu quả:
- Pha hỗn hợp giấm táo, mật ong, nước ấm và dùng hằng ngày.
Xông hơi bằng giấm táo
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1/2 cốc giấm táo
- 1/2 cốc nước sạch.
Cách thực hiện hiệu quả:
- Đun sôi giấm táo và nước sạch, sau đó dùng hỗn hợp trên để xông mũi.
- Thực hiện trong vòng 10 – 15 phút. Nên dùng khăn trùm đầu lớn quấn quanh đầu để hít được nhiều tinh chất nhất.
Một số lưu ý khi dùng giấm táo trị bệnh viêm mũi dị ứng
Để mẹo trị viêm mũi dị ứng bằng giấm táo phát huy hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Thận trọng khi dùng giấm táo đường uống bởi chúng có thể tương tác với các loại thuốc khác đang sử dụng: thuốc lợi tiểu, insulin.
- Giấm táo chứa axit, có thể gây kích ứng da, niêm mạc dạ dày. Dùng nhiều giấm táo có thể làm mòn men răng, tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày. Do đó, cần dùng với một lượng vừa phải.
Bài viết vừa vừa cung cấp thông tin về cách chữa viêm mũi dị ứng bằng giấm táo. Thông tin trên mang tính chất tổng hợp và tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.
Tham khảo thêm: Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Của Nhật Loại Nào Tốt?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!