Người bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không? Làm sao chữa khỏi bệnh?

Bơi lội là hoạt động thể chất bổ ích, giúp rèn luyện và nâng cao sức khỏe, giải tỏa tâm trạng. Tuy nhiên, bơi lội khi bị viêm mũi dị ứng khiến cơ thể đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không
Người bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không?

Viêm mũi dị ứng là gì?

Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại những thành phần có hại xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, ở những người bị bệnh viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch lại phản ứng “thái quá” với các thành phần vô hại như phấn hoa, mạt bụi, thời tiết… (được gọi là dị nguyên), làm sản sinh histamine gây viêm và kích thích phản ứng dị ứng ở lớp niêm mạc bao phủ mặt mũi, mắt, xoang. Lúc này, bệnh nhân xuất hiện một số triệu chứng như chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, ngạt mũi, ngứa họng…

Viêm mũi dị ứng được chia thành 2 loại:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa (sốt cỏ khô): bệnh thường xuất hiện vào mùa hè, thu, hay xuân do phấn hoa và các bào tử trong gió (nấm mốc, lá cây khô, cỏ, cây).
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: bệnh được kích hoạt khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng trong nhà như mạt bụi, ve, lông da động vật, bào tử nấm trên tường, rèm, thảm…

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh có chiều hướng tái đi phát lại nhiều lần và khó điều trị dứt điểm, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hằng ngày.

Bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không?

Bản thân người bị bệnh viêm mũi dị ứng “nhạy cảm” với dị nguyên hơn những đối tượng khác. Việc thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong môi trường đều dễ kích hoạt triệu chứng bệnh.

Tại bể bơi ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới đều sử dụng một lượng lớn chất khử trùng lớn. Đối với những bệnh nhân bị dị ứng với hóa chất tẩy rửa trong hồ bơi hoặc có tiền sử viêm mũi dị ứng, viêm xoang, việc bơi lội, hoạt động thể chất trong môi trường như trên sẽ làm tăng nguy cơ phát bệnh.

Nếu nhận thấy mũi xuất hiện các triệu chứng như; khụt khịt, ho khạc, đờm vàng, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, mùi hôi, thường xuyên hắt xì, ngứa mắt mũi…, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp bởi đây có thể là dấu hiện của viêm mũi dị ứng tái phát.

Cách chăm sóc sức khỏe & phòng viêm mũi dị ứng

Để ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang tái phát, người bệnh cần lưu ý một số điểu sau:

  • Hạn chế hoạt động bơi lội, thể thao dưới nước: Viêm mũi, viêm mũi dị ứng không được chữa trị kịp thời có thể chuyển thành viêm xoang. Do đó, những người có tiền sử mắc các bệnh trên không nên chọn hình thức thể thao bơi lội hay các môn thể thao dưới nước khác.
  • Tránh xa dị nguyên: Khi biết rõ các dị nguyên làm kích hoạt viêm mũi dị ứng, bệnh nhân nên có biện pháp phòng ngừa và tránh xa.
  • Giữ gìn vệ sinh mũi họng: Người bệnh cần vệ sinh mũi thông thoáng, sạch sẽ để tránh dịch nhầy gây bít tắc đường thở, khó khăn cho việc hô hấp.
  • Tích cực điều trị: Khi bệnh có biểu hiện tái phát, cần liên hệ với chuyên gia để được kê một số thuốc phù hợp. Những loại thuốc được dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến hiện nay: thuốc xịt thông mũi, thuốc kháng histamin, thuốc corticoid… Dùng thuốc đúng liều lượng, không lạm dụng (nhất là thuốc xịt thông mũi) vì điều này có thể khiến cho tình trạng sưng viêm, càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, người bị viêm mũi dị ứng không nên bơi lội hoặc tham gia các môn thể thao dưới nước khác, nhất là khi bị dị ứng với hóa chất được pha với nước trong hồ bơi. Để ngăn ngừa bệnh tái phát, trong sinh hoạt hằng ngày, cần vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, tránh xa yếu tố dị ứng.

Viêm mũi khi mang thai và những điều mẹ bầu nên biết

Theo thống kê, có khoảng 20- 30% phụ nữ gặp phải các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi...

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên không?

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý ? Nên chọn loại nào ?

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm sạch chất nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn bám trong mũi....

Bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì nhanh khỏi, ít hại?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến hiện nay. Bệnh lý này không...

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có nguy hiểm không?

Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng như: Cơ...

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong vô cùng đơn giản không phải ai cũng biết

Chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong là biện pháp tự nhiên có tác dụng hỗ trợ quá trình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *