4 cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi tưởng khó nhưng lại dễ

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi không khó thực hiện. Ngoài việc ăn tỏi sống, bạn có thể dùng tỏi theo những cách dưới đây để kiểm soát tốt căn bệnh này tại nhà.

Tìm hiểu công dụng của tỏi trong điều trị viêm mũi dị ứng

Tỏi là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong nấu ăn nhờ có khả năng tạo ra hương vị thơm ngon, hấp dẫn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiều người tin rằng có thể chữa bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang bằng tỏi vì những lý do sau:

Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Tỏi chứa nhiều allicin và chất chống oxy hóa giúp chống nhiễm khuẩn, cải thiện hệ miễn dịch

  • Thứ nhất: Trong tỏi chứa nhiều allicin, một chất được sản sinh sau khi cắt hoặc giã nát tỏi tươi. Allicin hoạt động tương tự như một loại thuốc kháng sinh. Nó giúp kháng khuẩn, kháng virut và chống nhiễm trùng cho cơ thể.
  • Thứ 2: Tỏi giàu scordinin vitamin C, vitamin B6 và mangan nhưng lại ít calo. Các chất này có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể có sức chống đỡ tốt hơn với các tác nhân gây bệnh.
  • Thứ 3: Tỏi chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào ở niêm mạc mũi khỏi sự tổn thương do viêm mũi dị ứng, viêm xoang gây ra.

4 cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Dưới đây là một số cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi bạn có thể tham khảo:

1. Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong

Mật ong cũng có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên nên được sử dụng kết hợp chung với tỏi để đạt được hiệu quả nhanh hơn. Cách này được thực hiện như sau:

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong rất dễ thực hiện
  • Chuẩn bị: 1 củ tỏi, mật ong
  • Cách thực hiện: Tỏi lột hết vỏ rồi đem rửa sạch, giã nát. Sau đó bạn chắt nước cốt tỏi và mật ong pha chung với nhau theo tỷ lệ 1:2, tức cứ 1 thìa nước tỏi thì lấy 2 thì mật ong. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này nhét vào lỗ mũi 3 lần mỗi ngày.

Tham khảo thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng của Nhật loại nào tốt ?

2. Chữa viêm mũi dị ứng bằng cách ăn tỏi

Ăn tỏi là giải pháp đơn giản để đẩy lùi các triệu chứng viêm mũi dị ứng từ bên trong. Nếu không thấy khó chịu với mùi tỏi, bạn có thể nhai 2-3 tép tỏi sống mỗi ngày.

Ngoài ra, có thể dùng tỏi pha nước chấm, ướp hay xào nấu món ăn. Điều này vừa giúp kích thích vị giác, vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.

*Lưu ý:

Ăn tỏi dù tốt nhưng nếu sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách lại gây hại cho sức khỏe. Mỗi ngày chúng ta chỉ nên ăn tối đa khoảng 10g tỏi. Tránh ăn tỏi chung với một số thực phẩm như thịt gà, trứng hay thịt chó… sẽ gây ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể.

Bạn không nên ăn tỏi chữa viêm mũi dị ứng nếu đang gặp các vấn đề sau:

  • Thị lực suy giảm hoặc đang gặp vấn đề về mắt
  • Bị bệnh tả
  • Nóng trong người, khó tiêu, ợ nóng
  • Bạn đang đói bụng
  • Suy giảm chức năng gan
  • Bạn chuẩn bị làm phẫu thuật
  • Đang sử dụng thuốc chữa HIV hoặc các thuốc chống đông máu

3. Cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu vừng

Ngoài mật ong thì tỏi có thể được kết hợp với dầu vừng để trị viêm mũi dị ứng quanh năm hoặc theo mùa. Tốt nhất bạn nên dùng dầu vừng nguyên chất để đảm bảo an toàn.

Cách trị viêm mũi dị ứng viêm xoang bằng tỏi
Dùng dầu vừng kết hợp với tỏi trị viêm mũi dị ứng
  • Chuẩn bị: Tỏi, dầu vừng
  • Cách thực hiện: Sau khi giã tỏi, bạn lấy nước cốt trộn chung với tỏi theo tỷ lệ bằng nhau. Trộn hỗn hợp cho đều rồi lấy bông gòn thấm và nhét vào mũi. Áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và dầu vừng đều đặn 2-3 lần mỗi ngày để nhanh thoát khỏi các biểu hiện khó chịu do bệnh gây ra.

Tham khảo thêm: Bị viêm mũi dị ứng có nên rửa mũi không ?

4. Chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi

Thêm một cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi từ bên trong cho bạn lựa chọn đó chính là uống tỏi ngâm rượu. Rượu tỏi được ngâm trong khoảng 10 ngày rồi sử dụng đều đặn hàng ngày để hỗ trợ điều trị và hạn chế tần suất tái phát bệnh.

  • Chuẩn bị: 300g tỏi, 1 lít rượu trắng nấu bằng phương pháp lên men truyền thống
  • Cách thực hiện: Tỏi sau khi bóc vỏ bạn có thể thái lát mỏng hoặc giã nát. Tiếp theo cho tỏi vào trong hũ thủy tinh và đổ rượu trắng vào ngâm. Đây nắp kín lại và để bình rượu chỗ thoáng mát. Thông thường sau khoảng 10 ngày rượu tỏi sẽ bắt đầu chuyển sang màu vàng nghệ, lúc này bạn có thể lấy uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ.

Khi áp dụng cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi bạn nên thông qua ý kiến dược sĩ, bác sĩ bởi một số hoạt chất trong loại gia vị này có thể tương tác, làm biến đổi hoạt động của thuốc điều trị được bác sĩ kê đơn. Ngoài ra, bạn cũng nên chú trọng tìm hiểu nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở bản thân và tìm cách khắc phục để không bị tái phát bệnh liên tục.

Có thể bạn quan tâm

Cố vấn y khoa VTV2 hướng dẫn chữa viêm xoang, viêm mũi bằng bài thuốc cực hay [ĐỪNG BỎ QUA]

Trong số phát sóng ngày 29/2/2020, chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” - VTV2 đã giới thiệu phương pháp chữa...

Bệnh viêm mũi dị ứng có di truyền sang đời sau không?

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng lớp lót bên trong niêm mạc mũi bị sưng viêm do hít phải...

7 Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam tốt nhất

Chữa viêm mũi dị ứng thuốc nam là một trong những phương pháp điều trị bệnh được nhiều người áp...

Viêm mũi khi mang thai và những điều mẹ bầu nên biết

Theo thống kê, có khoảng 20- 30% phụ nữ gặp phải các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi...

Bật mí 4 loại lá cây chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng là một phương pháp điều trị theo dân gian có khả năng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *