Viêm mũi dị ứng có lây không? Chuyên gia giải đáp cho bạn
Bệnh viêm mũi dị ứng thường có các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, chóng mặt, đau đầu, nghẹt mũi,… Đây là những phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng với môi trường. Do đó, viêm mũi dị ứng không có khả năng lây lan từ người này sang người khác.
Viêm mũi dị ứng có lây không?
Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc của mũi bị viêm nhiễm. Đây là căn bệnh bắt gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Cơ chế của bệnh viêm mũi dị ứng là do cơ thể phản ứng lại trước những yếu tố gây dị ứng. Do đó, bệnh hoàn toàn tự phát, không có khả năng lây lan từ người bệnh sang người lành.
Bệnh viêm mũi dị ứng ngày nay đã có thuốc điều trị. Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh sẽ diễn ra dai dẳng và sẽ biến chứng thành những bệnh lý nguy hiểm khác như hen phế quản, viêm xoang,…
Đối với bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể dùng thuốc Tây hoặc các bài thuốc Nam, thuốc Bắc hoặc các vị thuốc từ thảo mộc để chữa bệnh.
Lưu ý: Khi dùng thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng, người bệnh cần tuân theo những chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp người bệnh dùng thuốc Đông y, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ thảo mộc, dược liệu để điều trị viêm mũi dị ứng.
Mách bạn: 4 Loại lá cây chữa viêm mũi dị ứng một cách tự nhiên
Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng không nguy hiểm đến tính mạng và không lây lan. Tuy nhiên nếu chủ quan, không phòng tránh bệnh, chúng ta sẽ dễ mắc bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đến sức khỏe và tốn kém thời gian, kinh phí để điều trị.
Hãy phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng bằng cách:
- Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết se lạnh;
- Mang khẩu trang khi tiếp xúc, làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, hóa chất,…
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong giai đoạn thời tiết giao mùa;
- Không lạm dụng các loại thuốc Tây;
- Thường xuyên giặt giũ bao áo gối, chăn màn, ga nệm,…;
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thể chất. Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, chống lại bệnh tật;
- Thận trọng và lựa chọn những loại thức ăn lành tính, không có nguy cơ gây bệnh;
- Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở tai – mũi – họng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.
Nếu bị viêm mũi dị ứng mãn tính, người bệnh có thể hạn chế bệnh tái phát bằng cách:
- Chọn môi trường sống và môi trường làm việc không có nhiều tác nhân gây bệnh như khói bụi, hóa chất, phấn hoa,…
- Luôn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tránh bụi bẩn;
- Bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh bằng cách sử dụng khẩu trang, mắt kính khi làm việc, đi lại trên đường;
- Thường xuyên giặt sạch ga giường, thảm lau, chăn màn, quần áo,…
- Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi;
- Tránh phơi quần áo ở nơi có phấn hoa;
- Làm sạch không khí trong nhà bằng cách dùng máy lọc không khí, máy hút bụi,…
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục – thể thao điều độ và đúng cách.
Bài viết này xoay quanh căn bệnh viêm mũi dị ứng và điểm mấu chốt của bài viết là sự khẳng định bệnh viêm mũi dị ứng không lây lan từ người có bệnh sang người lành. Tuy nhiên, bệnh có thể di truyền từ các thế hệ đi trước cho các thế hệ sau. Trong trường hợp di truyền, người mắc bệnh viêm mũi dị ứng sẽ thuộc nhóm bệnh nhân mãn tính. Bệnh viêm mũi dị ứng cần được điều trị dứt điểm, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì để bệnh không tái phát?
- Hướng Dẫn Làm Rượu Tỏi Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả Từ Dân Gian
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!