Viêm mũi do dị ứng phấn hoa phải làm sao để điều trị dứt điểm?

Viêm mũi do dị ứng phấn hoa là tình trạng khá phổ biến, xuất hiện chủ yếu vào những ngày thời tiết khô hanh và nhiều gió. Tình trạng này có thể gây ngứa mũi, khó thở, sổ mũi, ngứa cổ họng,… kéo dài nếu không tiến hành điều trị.

chữa viêm mũi dị ứng phấn hoa
Viêm mũi do dị ứng phấn hoa phải làm sao?

Viêm mũi do dị ứng phấn hoa và những thông tin cần biết

Viêm mũi do dị ứng phấn hoa là tình trạng niêm mạc mũi bị sưng viêm khi tiếp xúc với phấn hoa có trong không khí. Phấn hoa thường xuất hiện nhiều vào thời điểm thời tiết khô hanh và nhiều gió.

Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nguy hại. Tuy nhiên, cơ quan này có thể nhầm lẫn phấn hoa là tác nhân gây hại cho cơ thể.

Do đó, khi niêm mạc đường hô hấp tiếp xúc với phấn hoa, hệ miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách giải phóng histamine vào cơ quan hô hấp, gây viêm niêm mạc mũi và làm phát sinh những triệu chứng lâm sàng.

viêm mũi dị ứng phấn hoa
Phấn hoa là dị nguyên kích thích phản ứng dị ứng của hệ miễn dịch

Viêm mũi do dị ứng phấn hoa đặc trưng bởi triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa cổ họng,… Mức độ của các triệu chứng còn tùy thuộc vào loại phấn hoa và độ nhạy cảm của từng cá thể.

Ở một số trường hợp dị ứng nặng, phấn hoa không chỉ gây ra viêm mũi dị ứng mà còn làm phát sinh tổn thương da, sốt cỏ khô hoặc bùng phát cơn hen cấp tính.

Điều trị viêm mũi do dị ứng phấn hoa

Mặc dù viêm mũi do dị ứng phấn hoa hiếm khi gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên nếu không điều trị các triệu chứng có thể kéo dài, gây khó khăn trong việc hô hấp, rối loạn giấc ngủ và giảm chất lượng cuộc sống.

1. Sử dụng thuốc

Dùng thuốc là một trong những biện pháp phổ biến nhất khi điều trị viêm mũi do dị ứng phấn hoa. Những loại thuốc được sử dụng phổ biến, bao gồm:

viêm mũi dị ứng phấn hoa
Thuốc kháng histamine, thuốc kháng sinh,… được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm mũi do dị ứng phấn hoa

Thuốc kháng histamine (H1)

Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế chọn lọc lên thụ thể H1 nhằm làm giảm các triệu chứng do phản ứng dị ứng gây ra. Một số loại thuốc kháng thụ thể H1 gồm có Diphenhydramin, Clorpheniramin, Loratadine,…

Tuy nhiên sử dụng nhóm thuốc này có thể gây chóng mặt, buồn ngủ. Vì vậy bạn cần hạn chế lái xe hay thực hiện những hoạt động đòi hỏi mức độ tập trung cao trong thời gian dùng thuốc.

Thuốc chống viêm dạng xịt

Loại thuốc này được dùng tại chỗ nhằm làm giảm hiện tượng sưng viêm ở niêm mạc mũi. Khi triệu chứng viêm được cải thiện, đường thở sẽ được thông thoáng, từ đó giảm nhanh tình trạng khó thở, nghẹt mũi, đau nhức mũi,… Các loại thuốc xịt mũi có khả năng chống viêm bao gồm Flixonase, Pivalon, Rhinocort,…

Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng loại thuốc này trong điều trị ngắn hạn. Lạm dụng thuốc chống viêm có thể gây khô niêm mạc mũi và làm nghiêm trọng hóa các triệu chứng có sẵn.

Thuốc kháng sinh

Trong trường hợp bội nhiễm, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng. Các loại thuốc kháng sinh được dùng phổ biến, bao gồm Amoxicillin, Cefuroxim, Cefadroxil, Cefdinir,…

Kháng sinh là nhóm thuốc có khả năng dị ứng chéo cao. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Hơn nữa, cần sử dụng đều đặn để hạn chế tình trạng kháng thuốc và tăng sinh số lượng vi khuẩn không nhạy cảm.

2. Rửa mũi và xông mũi

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có tác dụng làm loãng dịch nhầy và loại bỏ phấn hoa có trong niêm mạc mũi. Ngoài ra, rửa mũi thường xuyên còn giữ ẩm, làm dịu niêm mạc và tránh nghẹt đường thở.

Tương tự như rửa mũi, xông mũi cũng có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu niêm mạc và loại bỏ dị nguyên ra khỏi đường hô hấp. Bạn có thể thêm 1 ít tinh dầu vào nước xông nhằm giúp đường thở thông thoáng và giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, ngứa cổ họng,…

3. Biện pháp chăm sóc

Bên cạnh các phương pháp điều trị viêm mũi do dị ứng phấn hoa, bạn cần thực hiện những biện pháp chăm sóc để hỗ trợ quá trình điều trị.

thuốc viêm mũi dị ứng phấn hoa
Uống nhiều nước giúp làm loãng dịch nhầy bao phủ niêm mạc và giảm cảm giác khó chịu

Các biện pháp chăm sóc giúp giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng:

  • Uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy bao phủ niêm mạc, giảm ngứa cổ họng và cảm giác khó chịu.
  • Bổ sung rau xanh, trái cây và thực phẩm lành mạnh nhằm tăng cường hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch được cải thiện, phản ứng quá mẫn sẽ được kiểm soát và cải thiện đáng kể.
  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên khác như lông chó mèo, nấm mốc, bụi bẩn, khói thuốc lá,… Những tác nhân này có thể khiến triệu chứng tiếp tục kéo dài và dai dẳng hơn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm cảm giác khô hanh, làm dịu và tránh kích ứng niêm mạc mũi.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, mền, gối,… để hạn chế tình trạng vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi.
  • Sấy khô quần áo sau khi giặt. Phơi quần áo ngoài trời có thể gián tiếp đưa phấn hoa vào niêm mạc mũi và khiến triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời để tránh tiếp xúc với những tác nhân có khả năng gây dị ứng. Ngoài ra, cần hạn chế ra ngoài vào thời tiết khô hanh, nhiều gió,…

Nhìn chung, viêm mũi do dị ứng phấn hoa đều có tiến triển tốt sau khi điều trị. Tình trạng chủ quan, không can thiệp điều trị có thể khiến triệu chứng kéo dài và chuyển sang thể mãn tính.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Phác đồ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng chuẩn chỉnh từ CHUYÊN GIA Tai mũi họng

Phác đồ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bao gồm việc sử dụng thuốc kháng histamine, thuốc chống viêm...

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên không?

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý ? Nên chọn loại nào ?

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm sạch chất nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn bám trong mũi....

Các dạng bệnh viêm mũi dị ứng

Có nên phẫu thuật chữa viêm mũi dị ứng không, khi nào phải mổ?

Viêm mũi dị ứng là loại bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn...

Viêm mũi dị ứng và viêm xoang

Viêm mũi dị ứng khác viêm xoang như thế nào?

Chứng viêm mũi dị ứng và viêm xoang là hai chứng bệnh tai - mũi - họng đặc biệt dễ...

Viêm mũi dị ứng quanh năm: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Viêm mũi dị ứng quanh năm là kết quả của việc thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *