Bệnh viêm mũi dị ứng có di truyền sang đời sau không?
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng lớp lót bên trong niêm mạc mũi bị sưng viêm do hít phải chất gây kích ứng đường thở (dị nguyên). Bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố như: môi trường, khí hậu, cơ địa, di truyền. Bệnh viêm mũi dị ứng có di truyền không? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.
Viêm mũi dị ứng có di truyền cho đời sau không?
Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý có liên quan đến yếu tố cơ địa, khởi phát khi các dị vật (chất gây dị ứng) xâm nhập vào đường thở, gây sưng viêm phù nề niêm mạc mũi. Phản ứng dị ứng nhẹ có thể chỉ xảy ra tại mũi, nhưng cũng có phản ứng mạnh hơn gây triệu chứng toàn thân hoặc co thắt đường hô hấp.
Nguyên nhân – triệu chứng gây viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng thực chất là phản ứng của cơ thể chống lại chất gây dị ứng khi mũi bạn hít phải chúng. Lúc này, cơ thể sẽ nhầm lẫn các dị nguyên là chất có hại và kích hoạt phản ứng chống lại chúng. Quá trình này làm sản sinh một lượng lớn histamin – chất trung gian gây viêm, được sản sinh tự nhiên nhằm bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài.
Người bị viêm mũi dị ứng thường xuất hiện các triệu chứng sau:
- Ngứa mắt/ mũi/ họng;
- Chảy nước mắt/ mũi;
- Quầng thâm quanh mắt;
- Hắt xì hơi;
- Nghẹt mũi;
- Mệt mỏi, uể oải.
Bệnh dễ tái phát khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và khó khăn trong việc điều trị triệt để. Một số tác nhân gây viêm mũi dị ứng phổ biến như:
- Phấn hoa;
- Lông da động vật;
- Thời tiết (gió, độ ẩm không khí, thời tiết lạnh…)
- Nấm mốc, bụi bẩn
- Cỏ dại
- Nước hoa
- Hóa chất
- Không khí ô nhiễm.
Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa dứt điểm được không? Bác sĩ giải đáp
Viêm mũi dị ứng có di truyền cho đời sau không?
Viêm mũi dị ứng có liên quan đến nhiều yếu tố như môi trường, khí hậu, cơ địa, tiền sử bệnh. Ngoài ra, các chuyên gia cho biết bệnh còn liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Điều này đồng nghĩa với nếu người trong gia đình của bạn bị viêm mũi dị ứng thì khả năng thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Tỉ lệ thế hệ sau mắc bệnh rất lớn nếu cả bố và mẹ đều bị viêm mũi dị ứng.
Nên làm gì để phòng bệnh viêm mũi dị ứng?
Mặc dù các triệu chứng viêm mũi dị ứng gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày nhưng đây không phải là bệnh nguy hiểm, có thể ngăn ngừa bằng cách thay đổi lối sống, phong cách sinh hoạt hằng ngày.
Viêm mũi dị ứng sẽ chỉ được kích hoạt nếu bạn tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Với những người mắc bệnh, điều quan trọng nhất là các định đúng tác nhân gây bệnh và hạn chế tiếp xúc với chúng.
Chất gây dị ứng có thể được xác định bằng việc theo dõi và ghi chép các chất tiếp xúc trước hoặc tại thời điểm triệu chứng bệnh được kích hoạt. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra dị nguyên. Tuy nhiên, do mức độ đa dạng của tác nhân gây dị ứng cho nên việc thực hiện chỉ nằm trong khuôn khổ nhất định. Vì thế, cần tự theo dõi và phối hợp chặt chẽ với chuyên gia để xác định chính xác dị nguyên kích hoạt bệnh.
Tóm lại, viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Khả năng mắc bệnh cao hơn ở thế hệ sau nếu như bố/ mẹ / cả bố và mẹ đều mắc bệnh trên. Mặc dù gây nhiều phiền toái trong công việc và sinh hoạt hằng ngày nhưng đây không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Xác định và chủ động tránh xa chất gây dị ứng là cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn triệu chứng bệnh bùng phát.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Nguyên nhân và cách phòng tránh
- 7 Loại thuốc xông chữa viêm mũi dị ứng bạn không nên bỏ qua
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!