Viêm mũi dị ứng quanh năm: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Viêm mũi dị ứng quanh năm là kết quả của việc thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị ứng trong suốt cả năm như mạt bụi, nấm mốc, thú cưng,…

I. Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm

Một trong những triệu chứng nổi bật nhất của viêm mũi dị ứng quanh năm là tình trạng nghẹt mũi mãn tính. Bên cạnh đó, một vài dấu hiệu đi kèm nghẹt mũi đó là:

Triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm
Nghẹt mũi, hắt xì là những triệu chứng nổi bật của viêm mũi dị ứng quanh năm

  • Chảy nước mũi trong.
  • Ngứa ở cổ họng, lâu ngày dẫn đến viêm họng.
  • Hắt hơi.
  • Ống eustachian kết nối với tai giữa và phía sau mũi dẫn đến tình trạng sưng tấy, viêm tai giữa gây giảm thính giác. Trường hợp này thường gặp chủ yếu ở trẻ em.
  • Mắt bị ảnh hưởng gây ngứa, lòng trắng mắt và mí mắt bị đỏ và sưng.
  • Nhiều người bị viêm mũi dị ứng quanh năm cũng có thể bị hen suyễn.

II. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng quanh năm

1/ Thú cưng

Lông thú cưng có thể là một trong những tác nhân chính dẫn đến tình trạng niêm mạc mũi bị kích ứng và gây viêm. Do kích thước siêu nhỏ và trọng lượng nhẹ, lông thú cưng dễ dàng bám dính trên quần áo, thảm và đồ nội thất. Kết quả là chúng dễ dàng lây lan khắp mọi ngỏ ngách trong nhà. Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng quanh năm do dị ứng lông động vật, đây chính là nguyên nhân khiến bệnh của bạn không những không thuyên giảm mà ngày càng nặng thêm.

Vì vậy, nếu nhà có nuôi thú cứng, bạn nên thực hiện các hành động sau đây để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng:

  • Thường xuyên tắm cho thú cứng.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, nhất là sàn nhà và đồ nội thất.
  • Giặt và thay đổi ga trải giường thường xuyên để loại bỏ lông động vật.
  • Nên giới hạn môi trường sống của thú cưng, không cho chúng leo lên giường hoặc bàn ghế.
  • Hút bụi và làm sạch thảm thường xuyên hoặc cũng có thể thay tấm thảm mới.

2/ Nấm mốc

Nấm mốc thường mọc ở nơi ẩm ướt và có thể phát triển hầu hết mọi nơi trong điều kiện thích hợp. Ví dụ, nấm mốc thường phát triển ở những nơi như:

  • Sàn hoặc tường nhà tắm.
  • Tầng để xe.
  • Nhà kho.
  • Tủ lạnh.
  • Máy điều hòa.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng quanh năm
Nấm mốc – tác nhân gây viêm mũi dị ứng quanh năm

Để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc, người bệnh có thể tuân theo những điểm sau đây:

  • Thông gió khu vực ẩm ướt như dùng quạt hút phòng tắm trong khi đang tắm.
  • Lắp đặt các máy hút ẩm ở ngay khu vực cảm thấy có mùi ẩm mốc hay ẩm ướt. Tuy nhiên, khi dùng máy hút ẩm, bạn nên vệ sinh cuộn dây và bộ lọc máy sạch sẽ. Bởi nơi đây thường tồn đọng khá nhiều nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh.
  • Bộ phận thoát nước nên được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo.

3/ Mạt bụi

Mạt bụi là những con bọ nhỏ sống trong bụi nhà hoặc những nơi thiếu vệ sinh. Chúng ăn các tế bào da chết của con người và độ ẩm trong không khí. Cơ thể, nước bọt và phân của mạt bụi cũng tạo thành một phần của bụi và có thể gây ra phản ứng dị ứng.

Để giúp loại bỏ mạt bụi:

  • Dùng vỏ nhựa có khóa kéo để che gối và nệm. Đồng thời, giặt chăn ga, gối thường xuyên trong nước nóng để giúp loại bỏ mạt bụi.
  • Bên cạnh đó, người bệnh nên thay thế thảm trong nhà bằng các thảm mới.
  • Hút bụi nhà thường xuyên.
  • Sử dụng tấm che cửa bằng nhựa thay vì dùng rèm cửa bằng vải.

4/ Gián

Gián là động vật trung gian mang mầm bệnh từ động vật hay vật chủ nhiễm bệnh truyền sang cho vật hay người khác. Chính vì vậy, khi chúng ta hít phải phân hoặc nước bọt của gián, chúng có thể gây dị ứng.

Gián phát triển hầu hết ở mọi điều kiện nhưng chúng thích những khu vực có thức ăn và độ ẩm cao. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng viêm mũi dị ứng và ngăn sự phá hoại từ gián, người bệnh có thể thực hiện những mẹo sau:

  • Dùng lồng bàn che thức ăn, không được để thức ăn ra ngoài.
  • Rửa bát đĩa sạch sẽ sau khi ăn và làm sạch các mẫu thức ăn vương vãi ra nhà.
  • Đậy thùng rác lại và nên vứt rác thường xuyên.
  • Vệ sinh nhà sạch sẽ, không để tồn đọng nước, nhất là nhà vệ sinh và nhà tắm.
  • Bịt kín các vết nứt trên tường, nơi gián có thể xâm nhập.
  • Dùng thuốc diệt gián để tiêu diệt chúng.

III. Chẩn đoán viêm mũi dị ứng quanh năm

Ngoài việc dựa trên các triệu chứng dị ứng, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm dị ứng để chẩn đoán viêm mũi dị ứng quanh năm.

Xét nghiệm chích da sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và xác đinh chính xác nguyên nhân gây bệnh. Với biện pháp này, chuyên viên y tế sẽ dùng kim và chích thuốc dưới da bệnh nhân. Sau đó, theo dõi phản ứng xem tác nhân đó có phải là nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng quanh năm hay không.

Nếu kiểm tra dị ứng dưới da không cho kết quả rõ ràng, bác sĩ sẽ thực hiện biện pháp khác là xét nghiệm immunoglobulin đặc hiệu với chất gây dị ứng (IgE).

IV. Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm

Để làm giảm các triệu chứng bệnh, người bị viêm mũi dị ứng quanh năm tốt nhất nên tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Và thuốc điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm cũng tương tự như đối với dị ứng theo mùa. Bao gồm thuốc kháng histamine, thuốc xịt mũi corticosteroid và thuốc thông mũi.

Điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm
Thuốc giúp kiểm soát triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm
  • Thuốc xịt mũi corticosteroid: Đây là những loại thuốc được sử dụng đầu tiên trong liệu trình chữa trị bệnh. Thuốc thường mang lại kết quả điều trị bệnh khá cao. Đặc biệt, các loại thuốc xịt này thường không gây nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh không nên dùng quá lâu hay lạm dụng thuốc, tránh trường hợp gây đau mũi và chảy máu cam.
  • Thuốc kháng histamine: Dùng dưới dạng uống hoặc thuốc xịt mũi giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, nghẹt mũi khó chịu. Bên cạnh đó, thuốc kháng histamin có thể dùng để chống sung huyết. Nhưng thuốc không được dùng cho người bệnh bị cao huyết áp trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, thuốc kháng histamin có thể có tác dụng phụ, đặc biệt là tác dụng kháng cholinergic gây nên chứng buồn ngủ, táo bón, khó tiểu,… Phản ứng phụ của thuốc điều trị tại chỗ thường ít nghiêm trọng hơn thuốc uống. Do đó, người bệnh không được tự ý mua và dùng thuốc khi không có sự cho phép của chuyên viên y tế.
  • Thuốc thông mũi: Một vài loại thuốc thông mũi có tác dụng làm giảm tình trạng nghẹt mũi nhưng chúng cũng chính là nguyên nhân gây tắc nghẽn mũi. Vì vậy, khi sử dụng bệnh nhân không nên dùng quá 3 – 5 ngày. Nên tuân thủ đúng chỉ định của dược sĩ hoặc bác sĩ.

Nếu thuốc không đáp ứng yêu cầu điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm, liệu pháp miễn dịch dị ứng có thể giúp đỡ cải thiện triệu chứng bệnh ở một số trường hợp. Còn đối với trường hợp viêm mũi dị ứng quanh năm do viêm xoang mãn tính hoặc polyp mũi gây ra, phẫu thuật là cần thiết để cải thiện dẫn lưu xoang và loại bỏ nhiễm trùng, khối u.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Tham khảo thêm: Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì để bệnh không tái phát?

Chữa viêm tai giữa bằng cây sậy là một trong những cách điều trị bằng y học cổ truyền.

Chữa viêm tai giữa bằng cây sậy

Điều trị bệnh viêm tai giữa bằng các bài thuốc Đông y là một cách thức được nhiều người áp dụng. Một trong số các bài thuốc chữa viêm tai...
Chữa ho bằng lá tía tô rất đơn giản, an toàn và hiệu quả

Cách dùng lá tía tô chữa ho không phải ai cũng biết

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc tây, áp dụng các bài thuốc dân gian chữa ho cũng có thể...

Bỏ túi cách chữa viêm phế quản bằng hành tây thật đơn giản

Viêm phế quản có thể khởi phát trong hoặc sau một đợt cảm lạnh, cúm. Bên cạnh việc dùng thuốc...

Cách dùng giấm táo chữa ho có thể bạn chưa biết

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trị ho là cách được nhiều người áp dụng. Một trong những nguyên...

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ không?

Viêm mũi dị ứng khi mang thai thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng. Đây là phản...

9 lý do khiến bạn không thể kiểm soát được bệnh hen suyễn

Sự thay đổi của thời tiết, lông vật nuôi, sử dụng rượu bia... có thể là nguyên nhân khiến cho...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *