Những điều cần biết về bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết

Tuy không quá nguy hiểm, nhưng viêm mũi dị ứng thời tiết lại gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt cho bệnh nhân. Để chữa trị, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian hoặc sử dụng các loại thuốc tây theo sự chỉ định của bác sĩ. Nắm rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị chứng bệnh này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị và phòng bệnh. 

Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết và cách chữa trị
Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết và cách chữa trị

Tổng quan về bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết

Viêm mũi dị ứng thời tiết là tình trạng lớp niêm mạc trong xoang mũi phản ứng quá mức với các tác nhân kích thích từ bên ngoài. Những dị nguyên gây bệnh thường gặp là nhiệt độ, độ ẩm không khí, phấn hoa, hóa chất, khói bụi… Đối với những người bình thường, những tác nhân này dường như vô hại. Tuy nhiên, với những người có cơ địa mẫn cảm, chúng lại chính là yếu tố kích thích cơ thể sản sinh ra các histamin. Chính điều này sẽ gây nên bệnh viêm mũi dị ứng cho bạn.

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Đây là căn bệnh không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, vào những thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột, số người mắc bệnh thường có xu hướng tăng cao.

Viêm mũi dị ứng thời tiết có những biểu hiện gì?

Khi bị bệnh, các biểu hiện mà bệnh nhân thường gặp phải là hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi. Đi kèm theo đó là tình trạng ngứa và đỏ mắt, chảy nước mắt. Vì các triệu chứng mà viêm mũi dị ứng thời tiết gây ra cũng tương tự như các bệnh hô hấp khác. Do đó, bạn cần chú ý để xác định đúng bệnh lý của mình để từ đó đưa ra được cách chữa trị phù hợp.

Các dạng viêm mũi dị ứng thời tiết

Chứng bệnh này thường được chia thành 2 dạng. Cụ thể chúng bao gồm các dạng như sau:

+ Viêm mũi dị ứng có chu kỳ:

Dạng bệnh này thường xảy ra vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng là chủ yếu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể mắc bệnh vào những thời điểm khác trong năm, khi thời tiết có sự biến đổi thất thường. Bởi vào những thời gian này, cơ thể vẫn chưa kịp thích ứng với sự thay đổi thất thường của thời tiết. Do đó, cơ thể sẽ dễ bị kích ứng gây ra tình trạng dị ứng.

+ Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ: 

Không giống như viêm mũi dị ứng  có chu kỳ, viêm mũi dị ứng không theo chu kỳ sẽ không xuất hiện theo mùa. Nhưng các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi sẽ ngày càng xuất hiện nhiều lên và kéo dài hơn, nếu gặp các điều kiện thuận lợi cho bệnh tiến triển.

Bằng việc chia ra các loại bệnh khác nhau, nó sẽ tạo điều kiện cho các bác sĩ dễ dàng đưa ra được các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết cho phù hợp.

Cần đưa trẻ đi khám và chữa trị sớm khi thấy có các biểu hiện bất thường
Cần đưa trẻ đi khám và chữa trị sớm khi thấy có các biểu hiện bất thường

Viêm mũi dị ứng thời tiết có thể gây ra biến chứng gì?

Nếu được phát hiện và chữa trị sớm, viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ không ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Tuy nhiên, khi để bệnh tiến triển nặng và kéo dài trong thời gian dài, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Bệnh nhân có thể bị viêm họng và thanh quản, viêm tai giữa, viêm xoang… Ngoài ra, các triệu chứng mà bệnh gây ra sẽ khiến cho người bệnh ăn ngủ không ngon. Tình trạng này diễn biến trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị suy nhược và rối loạn giấc ngủ. Chính vì thế, nếu không muốn gặp phải các vấn đề nghiêm trọng hơn, việc thăm khám và chữa bệnh sớm là điều cần thiết.

Tìm hiểu các biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Đây là một chứng bệnh mãn tính, rất khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm các triệu chứng bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp. Thông thường, viêm mũi dị ứng thời tiết sẽ được điều trị theo những cách như sau:

1. Điều trị bằng thuốc tây

Phương pháp chữa trị này thường được đại đa số bệnh nhân lựa chọn trước tiên để chữa viêm mũi dị ứng. Vì thuốc tây có thể mang đến hiệu quả chữa trị tức thời. Nó khiến bệnh nhân nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn. Để chữa viêm mũi dị ứng khi thời tiết thay đổi, các loại thuốc được chỉ định bao gồm:

+ Các loại thuốc kháng histamin: 

Tác dụng của  những loại thuốc này là ức chế quá trình sản sinh các histamin tự do. Từ đó làm giảm nhanh chóng tình trạng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi cho bệnh nhân. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn các loại thuốc như sau:

  • Diphenhydramine (Benadryl)
  • Fexofenadine (Allegra)
  • Loratadine (Claritin)
  • Levocetirizine (Xyzal)
  • Desloratadine (Clarinex)
  • Etirizine (Zyrtec)…
Dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng thời tiết không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ
Dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng thời tiết không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

+ Các loại thuốc chứa Decongestant: 

Nếu còn băn khoăn viêm mũi dị ứng uống thuốc gì thì các loại thuốc có Decongestant chính mà một câu trả lời dành cho bạn. Chúng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi, thông xoang, thông mũi. Các loại thuốc mà bạn có thể sử dụng bao gồm:

  • Thuốc xịt mũi Oxymetazoline
  • Phenylephrine
  • Pseudoephedrine
  • Cetirizine with…

Vì nếu dùng trong thời gian dài, thuốc có thể gây ra tác dụng hồi ứng. Do đó không được dùng thuốc quá 3 ngày. Nếu sau thời gian này mà bệnh không khỏi, hãy đi khám và nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, khi sử dụng không đúng cách, thuốc tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân. Do đó, cần phải tuân thủ theo đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. Đồng thời, phải đặc biệt thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này để chữa viêm mũi dị ứng thời tiết khi mang thai.

2. Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng các mẹo dân gian

Bên cạnh điều trị bằng thuốc tây, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để chữa bệnh. Phương pháp này phù hợp cho mọi đối tượng bệnh nhân. Đặc biệt là dùng để chữa viêm mũi dị ứng thời tiết ở trẻ em và viêm mũi dị ứng thời tiết khi mang thai. Do đây là những phương pháp an toàn, nên bạn sẽ không cần phải lo nó gây ra các tác dụng  phụ. Dưới đây là những mẹo dân gian bạn có thể áp dụng:

+ Bài thuốc từ gừng:

Gừng có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Gừng có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Dùng gừng chữa trị căn bệnh này là phương pháp mang đến tác dụng tốt. Đặc biệt nó phù hợp để chữa viêm mũi dị ứng thời tiết lạnh. Bởi gừng có tính ấm, vị cay. Đồng thời hứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, dùng gừng thường xuyên cũng sẽ khắc phục được tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi. Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Chuẩn bị: Bột gừng, một ít quế, vài lát đinh hương, mật ong, chanh.
  • Cách làm: Cho chúng vào ấm và sắc lên cùng với nước. Chờ cho sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp rồi thêm chanh và mật ong vào. Chia lượng thuốc này thành 3 lần để uống hết trong ngày. Kiên trì áp dụng sẽ làm giảm được tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể pha trà gừng hoặc dùng gừng để chế biến món ăn và sử dụng hàng ngày. Nó cũng mang đến tác dụng đáng kể.

+ Cách chữa bệnh bằng hoa ngũ sắc: 

Cách chữa bệnh này cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo cách sau: Lấy hoa ngũ sắc đem về rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước. Sau đó, sử dụng bông sạch và thấm lấy nước hoa vừa thu được rồi nhét vào lỗ mũi bị nghẹt. Để yên như vậy khoảng 15 phút thì lấy bông ra. Thực hiện nhiều ngày, tình trạng viêm mũi, sưng đỏ sẽ giảm hẳn.

+ Uống giấm táo điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết: 

Sử dụng giấm táo là một trong những cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà mà bạn nên thử. Bởi trong giấm táo có chứa các chất kháng histamine – yếu tố gây dị ứng. Khi căn nguyên gây bệnh bị ức chế thì dĩ nhiên các triệu chứng bệnh cũng sẽ được giảm bớt. Do đó, đây cũng là cách chữa viêm mũi dị ứng khi thời tiết thay đổi mà bạn nên dùng.

Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị một ly nước ấm, cho khoảng 2 thìa mật ong và ít nước cốt chanh vào. Khuấy đều lên để uống. Để mang đến hiệu quả tốt, bạn nên áp dụng cách điều trị này 3 lần mỗi ngày. Cứ thực hiện cho đến khi thấy cơ thể không còn xuất hiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng nữa thì ngưng.

Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết ở trẻ em bằng giấm táo
Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết ở trẻ em bằng giấm táo

+ Trị viêm mũi dị ứng bằng hoa sứ: 

Hoa sứ rửa sạch, mang đi phơi khô. Cho hoa khô vào tờ giấy bạc rồi cuốn lại thành chiếc phễu hở hai đầu. Sau đó đốt hoa cho cháy rồi thổi khói cho bay vào mũi. Một kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng hoa sứ mà bạn nên làm theo là phải làm sao khói bay vào hốc mũi càng nhiều càng tốt. Vì điều này sẽ giúp cho mũi nhanh được thông thoáng hơn, trị được triệu chứng nghẹt mũi. Đồng thời, nó còn giúp diệt các vi khuẩn tồn tại trong các xoang mũi.

+ Mẹo chữa bệnh từ mật ong và tỏi: 

Nếu bị viêm mũi dị ứng lạnh, bạn có thể dùng tỏi và mật ong để chữa trị. Chúng được ví như các chất kháng sinh tự nhiên. Do đó khi kết hợp chúng lại với nhau sẽ làm tăng công hiệu của bài thuốc. Bạn có thể áp dụng bài thuốc này theo cách sau: Đem tỏi đi bóc vỏ, giã nát và ép lấy nước cốt. Trộn với mật ong với tỷ lệ 1 phần tỏi, 2 phần mật ong. Lấy hỗn hợp này để nhỏ vào mũi 3 ngày mỗi lần, bạn sẽ thấy được hiệu quả mà chúng mang lại.

Trên đây là các thông tin mang tính chất tham khảo về bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết. Tuy ít khi gây nguy hiểm cho bệnh nhân nhưng không vì thế mà chủ quan, không chữa trị sớm. Bởi nếu để bệnh diễn tiến trong thời gian dài, nó có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Do đó, cần phải đi thăm khám và chữa trị sớm khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Thông tin thêm: Người bị viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì để bệnh không tái phát?

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Dùng gừng tươi chữa viêm mũi dị ứng đơn giản lại rẻ tiền

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng thường xuyên tái phát, gây ảnh hưởng đến...

Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt có tốt không? CHUYÊN GIA chỉ cách hay

Nhờ đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, lá lốt có khả năng khắc phục tốt những bệnh lý liên quan...

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên không?

Có nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý ? Nên chọn loại nào ?

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm sạch chất nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn bám trong mũi....

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ không?

Viêm mũi dị ứng khi mang thai thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng. Đây là phản...

Cha mẹ học cách xử lý bệnh “Viêm mũi dị ứng ở trẻ em”

Tỷ lệ viêm mũi dị ứng ở trẻ em ngày càng tăng. Nhìn chung, 80% bệnh nhân được chẩn đoán là...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.