Thuốc trị nghẹt mũi Oxymetazoline

Oxymetazoline là thuốc xịt mũi được dùng để giảm triệu chứng nghẹt mũi, sung huyết do dị ứng, cảm lạnh, viêm xoang…

Oxymetazoline
Thuốc điều trị chứng nghẹt mũi, sổ mũi: Oxymetazoline

  • Tên chung: oxymetazoline nasal
  • Tên biệt dược: Afrin ®, Anefrin ®, Dristan ®, Mucinex ®, Nostrilla ®, Zicam ® ,Vicks Sinex ®
  • Phân nhóm: Thuốc trị nghẹt mũi, sung huyết ở mũi

I. Thông tin về Oxymetazoline

Nắm rõ một số thông tin về thành phần, công dụng, dạng hàm lượng, liều dùng để dùng thuốc đúng mục đích.

1. Thành phần

  • Oxymetazoline

2. Dạng và hàm lượng

  • Thuốc có sẵn dưới dạng dung dịch xịt mũi và nhỏ mũi với nồng độ 0.025%, 0.05%.

3. Công dụng

Oxymetazoline là thuốc thông mũi có công dụng làm co mạch máu trong khoang mũi, giảm triệu chứng sung huyết, nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hoặc cảm lạnh thông thường.

Oxymetazoline cũng được dùng cho những mục đích điều trị đã được phê duyệt nhưng không được liệt kê bên trên. Hỏi thăm bác sĩ để biết thêm thông tin.

4. Chống chỉ định

  • Chống chỉ định Oxymetazoline cho bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc.

5. Liều dùng

Thông tin dưới đây chỉ cung cấp liều dùng trung bình. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, tình trạng sức khỏe của bản thân, vấn đề bệnh lý đang mắc phải, chuyên gia có thể điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Đọc kĩ thông tin được in trên nhãn dán hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng Oxymetazoline.

+ Liều dùng thông thường cho người lớn bị nghẹt mũi:

  • Xịt 2 – 3 lần hoặc nhỏ 2 – 3 giọt thuốc 0.05% vào mỗi bên cánh mũi 2 lần/ ngày.
  • Không dùng quá 2 liều/ ngày.

+ Liều dùng cho trẻ em trên 6 tuổi bị nghẹt mũi:

  • Xịt 2 – 3 lần hoặc 2 -3 giọt thuốc 0.05% vào mỗi bên cánh mũi.
  • Không dùng quá 2 liều/ ngày.

+ Liều dùng cho trẻ em từ 2 – 6 tuổi:

  • Nhỏ 2 – 3 giọt thuốc hoặc xịt 2 – 3 lần dung dịch 0.025% vào mỗi bên cánh mũi.
  • Không dùng quá 2 liều/ ngày.

6. Hướng dẫn sử dụng

Đọc kĩ thông tin được in trên nhãn dán hoặc ý kiến của chuyên gia về cách sử dụng thuốc.

  • Thuốc dùng để nhỏ và xịt mũi, không được dùng để uống hay bôi lên mắt.
  • Dùng thuốc đúng liều được in trên nhãn dán hoặc theo chỉ định của chuyên gia. Không dùng ít hoặc quá liều hơn so với qui định.
  • Liên hệ với chuyên gia nếu bệnh không có biểu hiện cải thiện sau ba ngày dùng thuốc.
  • Không đưa thuốc cho người khác khi không có chỉ định của chuyên gia kể cả khi họ có triệu chứng bệnh tương tự.
  • Không xịt thuốc quá 2 lần trong ngày.
  • Sau khi sử dụng, dùng khăn giấy sạch lau đầu xịt. Không dùng nước hay xà phòng để rửa đầu xịt.
  • Lưu trữ thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp. Đậy kín nắp chai sau mỗi lần sử dụng.

Hướng dẫn cách dùng Oxymetazoline dạng nhỏ mũi:

  • Nghiêng đầu ra phía sau hoặc nằm xuống và gục sang một bên giường, nhỏ thuốc vào mũi theo liều dùng quy định.
  • Ngồi dậy hơi cúi đầu xuống phía trước một chút rồi lắc nhẹ đầu sang bên trái và phải. Ngồi yên và hơi cúi về phía trước.
  • Tránh xì mũi hoặc hắt hơi trong và sau khi nhỏ thuốc được vài phút.

Hướng dẫn cách dùng Oxymetazoline dạng xịt:

  • Xì mũi nhẹ nhàng. Giữ phần đầu thẳng đứng, đưa đầu xịt vào một bên cánh mũi, nhấn nút, sau đó hít luồng hơi từ bình xịt thuốc phát ra. Thực hiện tương tự với cánh mũi còn lại.
  • Lưu ý không xì mũi ít nhất vài phút sau khi dùng thuốc điều trị.

7. Thận trọng

Hỏi thăm ý kiến dược sĩ hoặc người có chuyên môn về mức độ an toàn của thuốc nếu như bạn đang gặp một trong những vấn đề về sức khỏe sau:

Oxymetazoline được FDA xếp vào nhóm thuốc loại C (chưa có thử nghiệm trên người nhưng thuốc có thể gây quái thai ở động vật). Do đó, phụ nữ đang mang thai cần đặc biệt thận trọng, chỉ nên dùng khi có chỉ định của chuyên gia.

Người ta không biết liệu oxymetazoline mũi đi vào sữa mẹ hay liệu nó có thể gây hại cho em bé bú. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang cho con bú.

II. Một số lưu ý khi dùng Oxymetazoline

Nắm rõ các lưu ý về Oxymetazoline để dùng thuốc đúng cách, tránh tác dụng phụ cũng như rủi ro tiềm ẩn trong quá trình điều trị.

1. Tác dụng phụ

Dưới đây là danh mục những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Oxymetazoline khắc phục chứng nghẹt mũi. Cần lưu ý không phải ai cũng gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Bên cạnh đó, cũng có một số tác dụng phụ hiếm gặp nhưng lại đặc biệt nguy hiểm.

Liên hệ bác sĩ, dược sĩ nếu nếu như bạn nhận thấy cơ thể xuất hiện phản ứng dị ứng như: Nổi mề đay, sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng, khó thở.

Ngừng sử dụng thuốc và nhanh chóng liên hệ với chuyên gia nếu bạn xuất hiện triệu chứng sau:

  • Nghẹt mũi càng nghiêm trọng hơn
  • Nóng rát mũi sau khi dùng thuốc
  • Đau ngực, tim đập nhanh hoặc không đều
  • Đau nhức đầu dữ dội, lo lắng, ù tai, bối rối, khó thở.

Những tác dụng phụ thường gặp phải trong quá trình dùng thuốc trên gồm có:

  • Cảm giác châm chích, nóng rát nhẹ ở mũi
  • Hắt hơi
  • Sổ mũi

Đây không phải là danh sách đầy đủ của những tác dụng phụ có thể mắc phải khi dùng Oxymetazoline. Nếu như xuất hiện dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc (kể cả những biểu hiện không nằm trong danh sách trên), người bệnh cũng nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và có hướng giải quyết kịp thời.

2. Tương tác thuốc

Việc dùng Oxymetazoline với những thuốc điều trị khác trong cùng một thời điểm có thể gây hiện tượng tương tác. Điều này gây ảnh hưởng đến dược lực của thuốc hoặc gia tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.

Hỏi thăm bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đang dùng những loại thuốc sau đây:

  • Antidepressant: amitriptyline, desipramine, clomipramine, doxepin, imipramine, nortriptyline;
  • Thuốc Ergot: dihydroergotamine, ergotamine, ergonovine, methylergonovine;
  • Chất ức chế MAO: tranylcypromine, isocarboxazid, phenelzine, linezolid, rasagiline, selegiline.

Danh sách trên chưa bao gồm đầy đủ những loại thuốc có thể tương tác với Oxymetazoline.

Cách tốt nhất để tránh hiện tượng tương tác thuốc có thể xảy ra, bạn nên nói với chuyên gia những loại thuốc điều trị bạn đang dùng gồm: thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Dựa vào đó, chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách ứng phó phù hợp nhất.

3. Nên làm gì khi thiếu liều/ quá liều?

Thiếu liều không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên thường xuyên xảy ra, điều này có thể gây ảnh hưởng đến thời gian cũng như hiệu quả điều trị. Khi phát hiện thiếu liều, nên dùng thuốc ngay sau khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu liều bỏ lỡ gần với liều tiếp theo thì hãy bỏ qua và dùng thuốc đúng như kế hoạch.

Trong trường hợp quá liều, người bệnh xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở…, nên ngừng thuốc và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Oxymetazoline. Người bệnh lưu ý không lạm dụng thuốc vì điều này có thể khiến cho bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay xuất hiện những triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc, nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng diện chẩn

Chữa viêm mũi dị ứng bằng diện chẩn là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh áp dụng bởi...

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa dứt điểm được không?

Viêm mũi dị ứng có xu hướng tái phát khi tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Mặc dù...

Viêm mũi dị ứng quanh năm: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Viêm mũi dị ứng quanh năm là kết quả của việc thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị...

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y cổ truyền

Đông y chia viêm mũi dị ứng thành 3 thể bệnh, bao gồm thể phong hàn phạm phế, thể phong...

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao (xương cá) có tốt như lời đồn?

Các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt... trong mỗi đợt viêm mũi dị ứng khiến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *