Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp háng ở trẻ em thường xuất hiện ở trẻ từ 1 – 10 tuổi. Bệnh có thể để lại những biến chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ trong tương lai. Do đó phụ huynh cần trang bị kiến thức cần thiết để có thể ứng phó khi bệnh xuất hiện ở con trẻ.

viêm khớp háng ở trẻ em
Viêm khớp háng ở trẻ em thường xuất hiện ở trẻ từ 1 – 10 tuổi

Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em là gì?

Viêm khớp háng là tình trạng khớp háng tổn thương và bị sưng đỏ. Tình trạng này gây đau đớn và hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Viêm khớp háng thường xuất hiện ở những người trung niên và người già, tuy nhiên bệnh có thể phát sinh ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân gây viêm khớp háng ở trẻ

Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Viêm màng hoạt dịch: màng hoạt dịch là một màng rất mỏng ở các khớp xương. Viêm màng hoạt dịch có thể do xuất huyết khớp hoặc virus gây ra. Tình trạng thường gặp ở trẻ trong độ tuổi mầm non và tiểu học. Nếu tình trạng này xuất hiện ở khớp háng, bạn sẽ nhận thấy khớp háng của trẻ sưng tấy và đỏ, nóng hơn vùng da bình thường.
  • Loạn sản xương hông: là tình trạng trật xương hông khi mới sinh. Tình trạng có thể phát sinh rõ nhất khi trẻ lên 3 – 4 tuổi. Nguyên nhân được các bác sĩ lý giải có thể là do hormone relaxin được sản sinh quá nhiều trong thời gian thai kỳ khiến hông của trẻ bị giãn và trật ngay từ khi mới sinh.
  • Viêm khớp tự phát vị thành niên: hay còn gọi là viêm khớp vô căn, bệnh phát sinh do hệ miễn dịch tự tấn công vào mô sụn khỏe mạnh. Tình trạng này được cho là do cơ thể nhiễm virus hoặc do những nguyên nhân không thể xác định.
  • Hoại tử chỏm xương đùi: tình trạng phát sinh do máu không thể tuần hoàn đến xương đùi và xương chậu khiến xương chết dần (hoại tử). Hoại tử chỏm xương đầu thường xuất hiện ở trẻ em từ 6 – 9 tuổi.
  • Nhiễm trùng: hay còn gọi là viêm khớp nhiễm trùng. Tình trạng này có thể được gây ra bởi vi khuẩn (như nhiễm trùng tụ cầu khuẩn ), virus hoặc thậm chí là nấm.

Ngoài những nguyên nhân trên, viêm khớp háng ở trẻ em có thể do chấn thương hoặc khối u ở hông. Bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng trẻ bị viêm khớp háng

Các triệu chứng do viêm khớp háng ở trẻ em gây ra:

đau khớp háng trẻ em
Trẻ có thể bị sốt khi mắc bệnh viêm khớp háng
  • Sốt
  • Bề mặt khớp đỏ và nóng
  • Sưng viêm khớp
  • Đau khớp, trẻ ít vận động và thường xuyên đi khập khiễng
  • Chán ăn và hay cáu gắt
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa sau khi ăn
  • Sút cân, mệt mỏi
  • Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Một số trường hợp có thể gặp phải các triệu chứng hiếm gặp hơn. Nếu quan sát thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Các triệu chứng nêu trên có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe thông thường, do đó bạn không nên tự chẩn đoán bệnh thông qua các triệu chứng này.

Biến chứng

Thông thường, viêm khớp háng ở trẻ em sẽ được điều trị dứt điểm nếu phát hiện bệnh sớm.

Trong một vài trường hợp phụ huynh để tình trạng kéo dài khiến các biến chứng ở khớp xuất hiện và không thể khắc phục hoàn toàn. Vì vậy hãy chắc rằng bạn luôn đưa trẻ đến bệnh viện khi cơ thể trẻ phát sinh những biểu hiện khác lạ.

Chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ em

Chẩn đoán sớm viêm khớp nhiễm trùng là rất quan trọng. Điều này giúp ngăn ngừa thiệt hại lâu dài (vĩnh viễn) cho khớp. Các xét nghiệm có thể được bác sĩ thực hiện bao gồm:

  • Chọc hút dịch khớp: thực hiện để kiểm tra các tế bào bạch cầu và vi khuẩn.
  • Xét nghiệm máu
  • Đờm, dịch tủy sống và xét nghiệm nước tiểu
  • Tia X: được thực hiện khi bác sĩ cần quan sát các mô bên trong xương và khớp.
  • Chụp cộng hưởng MRI: xét nghiệm này cho phép bác sĩ quan sát được khớp và xương của trẻ một cách chính xác nhất.

Trên thực tế, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác để chẩn đoán đúng tình trạng mà con bạn gặp phải.

Tham khảo thêm: Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em do đâu? Dấu hiệu, điều trị

Điều trị viêm khớp háng ở trẻ em

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào triệu chứng, tuổi tác và thể trạng của trẻ. Do đó, bạn cần thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị bệnh ở trẻ đạt được kết quả tốt nhất.

1. Dùng thuốc

Trường hợp viêm khớp háng do nhiễm khuẩn, trẻ sẽ được điều trị ngay bằng kháng sinh. Các triệu chứng sẽ thuyên giảm sẽ thuyên giảm sau 48 giờ sử dụng thuốc. Một số tình trạng nhiễm trùng da nấm, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng nấm để ức chế sự phát triển của bệnh.

bé bị viêm khớp háng
Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc cho các trường hợp viêm khớp háng do nhiễm trùng

Với các trường hợp thông thường, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc sau:

Thuốc có tác dụng giảm đau, giúp trẻ giúp tình trạng đau nhức ở khớp háng. Nếu khớp bị sưng tấy dữ dội, bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc khác.

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Thuốc có khả năng giảm sưng viêm và giảm đau. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Phụ huynh chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ.

Ngoài ra, trẻ có thể được chỉ định thuốc bổ sung canxi và vitamin để tăng cường hệ thống xương khớp.

Khác với người lớn, trẻ em là đối tượng nhạy cảm và dễ gặp phải những tác dụng phụ do sử dụng thuốc điều trị. Vì vậy, phụ huynh cần thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ. Nên dùng thuốc có hàm lượng dành riêng cho trẻ em để hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra.

2. Chỉnh hình khớp và vật lý trị liệu

Chỉnh hình khớp được áp dụng trong trường hợp trẻ bị chấn thương khiến khớp bị trật hoặc do loạn sản xương hông. Bác sĩ sẽ tiến hành nẹp phần hông của trẻ để định hình khớp. Trẻ cần nằm yên trên giường bệnh trong khoảng vài tháng để cố định khớp háng.

Ngoài ra, trẻ sẽ được tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động. Vật lý trị liệu cũng được chỉ định đối với trẻ điều trị bằng thuốc, điều này đảm bảo khả năng hoạt động của trẻ được phục hồi sau thời gian điều trị.

3. Can thiệp ngoại khoa

Trong trường hợp trẻ điều trị bằng nội khoa nhưng không có hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc can thiệp ngoại khoa.

điều trị viêm khớp háng ở trẻ em
Can thiệp ngoại khoa được cân nhắc khi trẻ điều trị nội khoa nhưng không có hiệu quả

Phẫu thuật khớp háng cho trẻ chủ yếu là định hình lại khớp trong trường hợp khớp trật nghiêm trọng. Sau khi phẫu thuật, phụ huynh nên kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập luyện để trẻ phục hồi khớp nhanh chóng.

4. Lưu ý

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán bệnh tình và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

biến chứng sau khi thay khớp háng

Những biến chứng nguy hiểm sau khi thay khớp háng bạn nên hiểu rõ

Thay khớp háng là phẫu thuật được áp dụng trong quá trình điều trị thoái hóa khớp háng, viêm khớp...

yoag cho người đau khớp háng

Những bài tập yoga tốt cho người bị đau khớp háng

Bên cạnh các phương pháp điều trị, bạn có thể thực hiện những động tác yoga cho người đau khớp...

nguyên nhân gây viêm khớp háng

11 Nguyên nhân gây viêm khớp háng hàng đầu bạn nên biết

Tuổi tác cao, béo phì, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng,… là những nguyên nhân gây viêm khớp háng thường...

Khi nào nên thay khớp háng nhân tạo

Khi nào nên thay khớp háng nhân tạo sẽ hợp lý

Thay khớp háng nhân tạo là phương pháp được chỉ định trong quá trình điều trị thoái hóa khớp háng,...

Mẹ bầu bị đau khớp háng có phải sắp sinh ?

Mẹ bầu thường bị đau khớp háng vào những tháng cuối thai kì. Vậy đây có phải là dấu hiệu...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *