Viêm Họng Hạt Có Gây Hôi Miệng Không? [Nha Sĩ Giải Đáp]
Viêm họng hạt có gây hôi miệng không là câu hỏi của nhiều bệnh nhân. Theo thống kê cho thấy có đến 80% trường hợp bệnh nhân viêm họng hạt gặp phải tình trạng miệng có mùi hôi bất thường. Nếu không khắc phục, mùi hôi kéo dài không những ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn tác động đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh.
Viêm họng hạt có gây hôi miệng không?
Tình trạng hôi miệng xảy ra trong giai đoạn bị viêm họng hạt ngày càng phổ biến. Đây là một trong số các triệu chứng điển hình, có khoảng 80% bệnh nhân gặp phải. Thông tin này cũng là giải đáp cho bạn đọc vấn đề: “Viêm họng hạt có gây hôi miệng không?”. Câu trả lời là có.
Vậy vì sao viêm họng hạt lại gây mùi hôi miệng?
- Vi khuẩn sinh sôi và phát triển với số lượng lớn khiến cho khu vực hầu họng viêm nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, vi khuẩn, virus gây bệnh cũng tiết ra nhiều độc tố làm cho khoang miệng xuất hiện mùi hôi khó chịu.
- Bệnh khiến khoang miệng tiết nước bọt ít hơn, điều này cũng là nguyên nhân gây mùi khó chịu. Vi khuẩn sẽ có cơ hôi tấn công, phân giải thức ăn thừa, tạo thành chất lưu huỳnh.
- Viêm họng hạt chuyển biến nặng còn tạo ra dịch đờm trong cổ họng, khó loại bỏ. Chúng ứ đọng ngày càng nhiều làm cho cổ họng phát ra mùi hôi tanh khó chịu.
- Viêm họng hạt ngoài gây ho khan, ho có đờm còn có thể khiến người bệnh nghẹt mũi, khó thở. Người bệnh lúc này phải thở bằng miệng khiến cho vi khuẩn từ bên ngoài có điều kiện xâm nhập, ảnh hưởng đến khoang miệng gây ra mùi hôi bất thường.
- Ngoài ra, viêm họng hạt gây hôi miệng còn do thói quen vệ sinh răng miệng, thói quen ít uống nước và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác.
→Xem thêm: 12 Cách Trị Hôi Miệng Tận Gốc Tại Nhà Giúp Lấy Lại Tự Tin
Hôi miệng do viêm họng hạt có nguy hiểm không?
Bên cạnh thắc mắc: “Viêm họng hạt có gây hôi miệng không?”, người bệnh còn quan tâm đến mức độ nguy hại của tình trạng hôi miệng do viêm họng hạt gây ra. Theo bác sĩ nha khoa, mùi hôi khi mắc viêm họng hạt không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Đây được xem là một trong nhiều dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm họng hạt được xác định.
Tuy nhiên, mùi hôi khó chịu xuất hiện kéo dài không được kiểm soát có thể khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp, gây ảnh hưởng công việc và sinh hoạt đời sống. Đặc biệt là khi các triệu chứng khác của viêm họng hạt ngày càng tiến triển nặng nề hơn, chẳng hạn đau họng, ho có đờm, ho khan, hạt li ti hình thành nhiều, nhai nuốt khó,…
Phương pháp xử lý hôi miệng do viêm họng hạt
Mỗi đối tượng người bệnh sẽ được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, tương ứng với tình trạng viêm nhiễm đang gặp phải. Bên cạnh tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm mùi hôi miệng dưới đây:
Điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng
Viêm họng hạt có gây hôi miệng không? Có thể nói thói quen vệ sinh răng miệng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh về răng miệng, hô hấp. Khoang miệng được làm sạch giúp phòng ngừa nguy cơ vi khuẩn lan rộng, gây biến chứng. Tuy nhiên không phải ai cũng quan tâm đến vấn đề này.
Một số lưu ý giúp giảm mùi hôi miệng như sau:
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối để giảm mùi hôi
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý, nước muối loãng ấm hoặc dùng dung dịch súc miệng có bán sẵn
- Thay thế tăm xỉa răng truyền thống thành chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa bám ở kẽ răng
- Vệ sinh lưỡi trong quá trình đánh răng cũng là cách giúp bạn hạn chế mùi hôi miệng hiệu quả
Áp dụng mẹo giảm hôi miệng dân gian
Có thể sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để hỗ trợ điều trị hôi miệng do viêm họng hạt gây ra. Dưới đây là một số thảo dược được sử dụng phổ biến hiện nay:
- Dùng bạc hà: Sử dụng vài lá bạc hà rửa sạch rồi nhai trực tiếp hoặc nấu nước súc miệng mỗi ngày dể giảm mùi hôi miệng khó chịu.
- Dùng củ gừng tươi: Lấy củ gừng tươi, rửa sạch rồi cắt lát mỏng, hãm với nước sôi uống mỗi ngày. Cách này còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ trào ngược gây ảnh hưởng đến viêm họng hạt và tình trạng hôi miệng.
- Dùng nụ đinh hương: Nụ đinh hướng có chứa hàm lượng tinh dầu eugenol dồi dào giúp kháng khuẩn, khử mùi. Sử dụng mỗi ngày 1 – 2 nụ đinh hương nhai trực tiếp.
Liệu pháp tự nhiên chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm mùi, trường hợp viêm họng hạt vẫn cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa bệnh tái phát, trở nặng sinh biến chứng. Sau một thời gian tình trạng viêm nhiễm không cải thiện nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
Sử dụng các sản phẩm thơm miệng
Sử dụng sản phẩm thơm miệng là cách được nhiều người lựa chọn. Hiện nay trên thị trường nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu này được bày bán. Chúng mang lại hương thơm thoải mái, giảm mùi hôi và đồng thời có khả năng kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị các vấn đề hô hấp.
Một số sản phẩm như:
- Xịt thơm miệng: Xịt thơm miệng giúp đánh bay mùi hôi nhanh chóng, giúp bạn tự tin và thoải mái hơn khi giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp.
- Kẹo cao su không đường: Sản phẩm này giúp miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn, giảm mùi hôi.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Viêm họng hạt có gây hôi miệng không?”. Bệnh viêm họng hạt là vấn đề hô hấp thường gặp và có thể gây hôi miệng. Để khử mùi hôi hiệu quả, trước tiên bạn cần xác định mức độ viêm nhiễm và can thiệp điều trị bệnh dứt điểm.
Có thể bạn quan tâm
- Răng Giả Bị Hôi: Nguyên Nhân Do Đâu và Cách Khắc Phục
- Cao Răng Có Gây Hôi Miệng Không? Lấy Còn Hôi Không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!