Mối liên hệ giữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và vi khuẩn Hp

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm dạ dày tá tràng Hp là bệnh viêm loét dạ dày tá tràng được xác định nguyên nhân phần lớn do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra. Helicobacter pylori (H.pylori) là một loại vi khuẩn có thể thích nghi tốt với môi trường sống trong hệ tiêu hóa, gây ra trường hợp viêm dạ dày cấp và mạn tính, viêm loét dạ dày tá tràng Hp,… 

Mối liên hệ giữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và vi khuẩn Hp
Tìm hiểu mối liên hệ giữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và vi khuẩn Hp

H.pylori phổ biến như thế nào?

Khoảng 60-70% dân số thế giới nhiễm vi khuẩn H.pylori. Tuy nhiên cần làm rõ ràng không phải trường hợp nào bị nhiễm H.pylori cũng gây ra tình trạng viêm dạ dày tá tràng Hp hoặc xuất hiện vết loét. Nhiều trường hợp bệnh nhân không hề xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cho thấy tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp trong cơ thể. Ngược lại, vi khuẩn Hp chỉ có thể được tìm thấy thông qua các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm vi khuẩn Hp bằng đường máu sẽ tìm ra các kháng thể chống lại vi khuẩn H.pylori trong cơ thể. Dựa vào sự xuất hiện của kháng thể mà có thể nhận biết liệu rằng người bệnh có nhiễm khuẩn Hp hay không.
  • Xét nghiệm phân: H.pylori có thể được tìm thấy thông qua cách xét nghiệm phân.
  • Xét nghiệm hơi thở: Test hơi thở tìm Hp là cách phổ biến và đem lại độ chính xác cao. Người bệnh sẽ không cảm thấy khó chịu khi thực hiện xét nghiệm kiểm tra hơi thở.
  • Nội soi và sinh thiết dạ dày
viêm loét dạ dày tá tràng hp
Nội soi để kiểm tra mức độ loét dạ dày tá tràng do Hp

Tìm hiểu thêmTriệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày rất dễ nhận biết

Mối liên hệ giữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và vi khuẩn Hp

Viêm loét dạ dày tá tràng được xác định hầu hết do vi khuẩn Hp gây ra. Nhưng vẫn tồn tại những nguyên nhân khác, người bệnh không nên nhầm lẫn.

Vi khuẩn H.pylori có thể gây loét dạ dày

Vi khuẩn Hp sẽ làm suy yếu lớp phủ bảo vệ của dạ dày và tá tràng (phần đầu của ruột non). Dịch axit dạ dày và vi khuẩn Hp có thể đi qua lớp lót nhạy cảm bên dưới gây kích ứng niêm mạc, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và viêm loét.

H.pylori có thể tồn tại trong axit dạ dày vì nó tiết ra các enzyme trung hòa axit. Các enzyme này về lâu dài có thể phá hủy chức năng và làm giảm hiệu quả hoạt động của dạ dày tá tràng.

Trên thực tế, chỉ có một số ít bệnh nhân nhiễm khuẩn H.pylori phát triển thành loét. Một số nguyên nhân gây loét có thể đến từ việc dùng thuốc chống viêm không steroid, mắc các bệnh về tiêu hóa (bệnh Crohn,…). Nhưng việc nhiễm khuẩn H.pylori có thể làm nặng hơn tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Diệt trừ vi khuẩn Hp có thể làm giảm đáng kể tình trạng tái phát loét, chữa khỏi bệnh hiệu quả.

Xem chi tiết: 3 nhóm nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp

Các triệu chứng

Khó chịu ở bụng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày tá tràng. Các sự khó chịu này thường là:

  • Cơn đau âm ỉ, tái phát nhiều lần, thường xuyên
  • Xảy ra 2 đến 3 giờ sau bữa ăn hoặc xảy ra vào giữa đêm, khi dạ dày trống rỗng
  • Được làm dịu bằng thuốc kháng axit không kê đơn
viêm loét dạ dày tá tràng hp
Người bệnh phải chịu cơn đau dài, dai dẳng liên tục

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Sụt cân không lí do
  • Chán ăn
  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Ợ chua, ợ nóng
  • Buồn nôn, nôn

Triệu chứng khẩn cấp

  • Đau nhói đột ngột đến mức không thể chịu được
  • Phân có máu hoặc phân đen hắc ín
  • Nôn ra máu hoặc nôn ra vật chất giống như bã cà phê

Khi xuất hiện dù là bất kỳ loại biểu hiện bất thường nào về sức khỏe, bệnh nhân cũng nên nhanh chóng liên hệ và đến gặp bác sĩ để được thăm khám chữa trị.

Viêm loét dạ dày tá tràng do Hp điều trị ra sao?

Điều trị viêm dạ dày tá tràng Hp thường liên quan đến sự kết hợp giữa kháng sinh, thuốc trung hòa axit và thuốc bảo vệ dạ dày. Để có được liều lượng và phương hướng điều trị phù hợp, các bác sĩ tiến hành cho bệnh nhân thực hiện các kiểm tra trước khi dùng thuốc.

Các loại thuốc có thể được sử dụng để chữa trị viêm dạ dày tá tràng Hp bao gồm:

  • Kháng sinh: Kháng sinh sẽ tiêu diệt vi khuẩn H.pylori. Phác đồ kháng sinh được khuyến nghị cho bệnh nhân có thể khác nhau vì phụ thuộc vào mức độ kháng thuốc tự thân đối với các loại kháng sinh cụ thể. Thuốc kháng sinh được sử dụng là: metronidazole, tetracycline, clarithromycin,…
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc ức chế bơm proton ngăn chặn sự sản xuất axit bằng cách tạm dừng cơ chế bơm axit vào dạ dày. Ngoài ra, thuốc chẹn axit như ranitidine hoặc famotidine cũng có thể làm giảm axit dạ dày và đau loét.
  • Bismuth subsalicylate: Đây là một thành phần của Pepto-Bismol, được sử dụng để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit và tiêu diệt H.pylori.
Mối liên hệ giữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và vi khuẩn Hp
Dùng kháng sinh kết hợp với các loại thuốc khác là cách điều trị viêm dạ dày tá tràng Hp hiệu quả nhất hiện nay

Những sự kết hợp thuốc trên làm giảm các triệu chứng viêm dạ dày tá tràng Hp và cho phép các mô bị viêm lành lại theo thời gian.

Những điểm chính cần chú ý

Nếu như trước đây các bác sĩ thường cho rằng loét dạ dày tá tràng là do căng thẳng, thức ăn cay và rượu thì sau năm 1982 đã thay đổi. Năm 1982 là năm đánh dấu phát hiện loại vi khuẩn H.pyori trong cơ thể và giúp các nghiên cứu tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân thực sự của viêm loét dạ dày tá tràng là gì.

Như vậy, có những điểm cần nhớ mà bạn nên biết sau:

  • Loét dạ dày là một vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. H.pylori trở thành yếu tố then chốt trong việc gây ra viêm loét dạ dày tá tràng Hp.
  • Chế độ điều trị vi khuẩn Hp bằng cách dùng thuốc hiện là phương pháp điều trị hợp lý và hiệu quả nhất cho bệnh viêm dạ dày tá tràng Hp.
  • H.pylori có thể truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc gần gũi hoặc khi tiếp xúc với chất nôn, phân của người bệnh.
  • Cần trải qua xét nghiệm, chẩn đoán lâm sàng để xác định chính xác nguyên nhân của viêm loét dạ dày. Từ đó các bác sĩ mới có thể kết luận và định ra phương hướng điều trị chính xác.
  • Chú ý đến việc uống thuốc, tái khám theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Thông tin chỉ mang tính tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Bạn đã biết vi khuẩn Hp dạ dày lây qua đường nào chưa?

Vi khuẩn Hp có tên khoa học là Helicobacter pylori, là một loại xoắn khuẩn được tìm thấy trong đường...

Thuốc Chữa Dạ Dày Đại Tràng Cụ Tòng Có Tốt Không?

Gần đây, thuốc chữa dạ dày đại tràng Cụ Tòng được khá nhiều người biết đến và quan tâm. Đây...

Tìm hiểu về kỹ thuật nội soi dạ dày công nghệ cao và cách tiến hành

Nội soi dạ dày công nghệ cao là gì, thực hiện ở đâu?

Nội soi dạ dày công nghệ cao được thực hiện thông qua hệ thống máy móc hiện đại như thiết...

Tổng quan về bệnh viêm dạ dày Hp âm tính

Theo nhiều cuộc nghiên cứu gần đây các nhà phân tích học đã kết luận rằng, bệnh viêm dạ dày Hp...

Đau Dạ Dày Ăn Ổi Được Không? Cách Ăn Tốt Cho Dạ Dày?

Có khá nhiều người quan điểm rằng người bị đau dạ không nên ăn ổi, đặc biệt là phần hạt,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *