Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày rất dễ nhận biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Để nhận biết các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày, bạn sẽ phải cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa. Một số trường hợp có Hp nhưng không thể hiện thông qua bất kỳ biểu hiện nào. Một số khác sẽ bắt gặp những triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày rất thường thấy. 

triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp trong dạ dày
Khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…

Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là vi khuẩn Helicobacter pylori. Nó được xác định vào năm 1982 và là nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh như viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày, viêm tá tràng,… Ngoài ra, vi khuẩn Hp cũng liên quan đến sự phát triển của loét tá tràng và ung thư dạ dày, tiềm ẩn những nhiều mối nguy hại đến sức khỏe người nhiễm.

Ngày nay, có khoảng 50-60% dân số thế giới có vi khuẩn Hp trong dạ dày. Phần lớn sẽ không xuất hiện các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày. Nhưng khi vi khuẩn tác động và phát triển thành các bệnh như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mạn tính,… sẽ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện đặc trưng.

vi khuẩn H.pylori
Hình ảnh của vi khuẩn H.pylori

Theo nhiều nghiên cứu, vi khuẩn Hp có thể thích nghi tốt với môi trường axit trong dạ dày. Khi làm các xét nghiệm và kiểm tra, H.pylori (Hp) được tìm thấy trong chất nhầy, trên bề mặt bên trong của biểu mô dạ dày.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày

Như đã nói, rất khó để xác định chính xác các biểu hiện của nhiễm khuẩn Hp mà không thực hiện các xét nghiệm bằng dụng cụ y tế. Thế nhưng khi H.pylori bắt đầu tác động lên niêm mạc và khiến dạ dày bị thương tổn, người bệnh có thể sẽ gặp phải các triệu chứng như

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau bụng
  • Chứng ợ nóng
  • Tiêu chảy
  • Đói vào buổi sáng
  • Hôi miệng
  • Sụt cân

Bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của bác sĩ trong trường hợp

  • Khó nuốt
  • Khó thở
  • Bất tỉnh
  • Nôn ra máu
  • Phân đen sẫm có xen tia máu

Dù chúng là những triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp thường gặp. Thế nhưng bạn có thể bị nhầm lẫn với các dạng bệnh lý khác với các biểu hiện này. Tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để được làm xét nghiệm và chẩn đoán chính xác nhất.

Điều trị nhiễm khuẩn Hp ra sao?

Khi không có các biện pháp chăm sóc phù hợp, H.pylori sẽ nhân đó tấn công vào niêm mạc, gây ra các cơn đau dữ dội. Hầu hết các vết loét dạ dày hoặc các cơn viêm dạ dày cấp tính được tìm thấy thuộc về nguyên nhân nhiễm vi khuẩn Hp.

Nếu như kết quả xét nghiệm là dương tính với H.pylori, người bệnh sẽ cần đến các liều kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Thông thường nó có thể là bao gồm amoxicillin hoặc Clarithromycin cùng  với thuốc kháng acid để trung hòa dạ dày.

Tuy nhiên sử dụng kháng sinh có thể tiềm ẩn những nguy hiểm như làm suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào và khiến bệnh thêm tồi tệ. Bởi kháng sinh sẽ có thể tiêu diệt Hp, nhưng đồng thời cũng sẽ tiêu diệt những loại vi khuẩn tốt cho đường ruột khác. Vì vậy người bệnh cần phải được sử dụng thuốc dưới sự kiểm soát và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

tiêu diệt vi khuẩn H.pylori
Dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn H.pylori là phương pháp phổ biến hiện nay

Ngoài ra, một hệ đường ruột khỏe mạnh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc điều trị nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày. Người bệnh cần phải bắt đầu xây dựng một chế độ ăn lành mạnh và nghỉ ngơi, rèn luyện tốt cho sức khỏe để bảo vệ hệ tiêu hóa ngay khi được chẩn đoán. Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày hoàn toàn có thể giảm bớt chỉ với lối sống và thói quen ăn uống hằng ngày.

Vi khuẩn Hp trong dạ dày: lợi hay hại?

Cần làm rõ rằng nhiễm H.pylori không có nghĩa là bị viêm dạ dày, ung thư hoặc loét, GERD,… Người bệnh thậm chí không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Chỉ khi xuất hiện các biểu hiện viêm dạ dày, xuất hiện vết loét hoặc các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày cụ thể hơn.

Nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày chưa hẳn là điều xấu vì nó vẫn mang lại rất nhiều lợi ích trong sức khỏe. Nhờ các hoạt động của chúng, “hệ sinh thái” trong đường ruột sẽ được cân bằng.

Tuy nhiên khi sự phát triển của H.pylori trở nên quá mạnh mẽ và có thể là nguyên nhân gây tác động đến dạ dày, bạn sẽ cần phải tiến hành kiểm soát và trung hòa chúng.Yên tâm rằng các bác sĩ sẽ biết được cách thực hiện như thế nào cho phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân.

Tóm lại, việc nhận biết các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày có thể sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn và bối rối. Việc phòng ngừa hạn chế khả năng nhiễm khuẩn là cần thiết trong trường hợp này. Chú ý đến vấn đề ăn uống và giữ vệ sinh có thể hạn chế được khả năng lây nhiễm của Hp. Đồng thời, khi xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào, bạn cũng cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên môn. Đừng quên kiểm tra tổng quát định kỳ để quản lý lượng vi khuẩn Hp trong hệ tiêu hóa tốt hơn.

Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn  không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tin xem thêm

Mẹo khắc phục nhanh chóng tình trạng vi khuẩn Hp gây hôi miệng

Mẹo khắc phục nhanh chóng tình trạng vi khuẩn Hp gây hôi miệng

Tình trạng vi khuẩn Hp gây hôi miệng là một trong những biểu hiện rất thường gặp. Vì vậy người bệnh nên áp dụng các biện pháp điều trị nhiễm...
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán đặc trị bệnh dạ dày

Người nước ngoài sử dụng Sơ can Bình vị tán – Khi chất lượng đánh bay mọi rào cản

Khi chữa bệnh bằng YHCT trở thành xu hướng điều trị mới của thế kỷ XXI thì những bài thuốc...

Trà dây chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

Cách uống trà dây chữa đau dạ dày sao cho đạt hiệu quả cao nhất

Trà dây (chè dây) chữa đau dạ dày có hiệu quả không? Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh....

Nhận biết triệu chứng đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối – Điều mẹ bầu cần biết để bé khỏe mạnh

Đau dạ dày khi mang thai 3 tháng cuối không chỉ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ mà...

Người bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể gây ung thư dạ dày

Cảnh giác vi khuẩn HP có khả năng gây ung thư dạ dày

Bên cạnh việc gây ra nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, vi khuẩn Hp có khả năng gây ung...

Thông tin về các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp được dùng phổ biến

Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp chuẩn xác nhất

Nội soi, xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm máu… là các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp thường được...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.