Dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP thì nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn rất phổ biến và được xem là thủ phạm chính gây nên các loại bệnh về dạ dày. Việc thay đổi chế độ ăn uổng có thể đem đến nhiều sự hỗ trợ để diệt trừ vi khuẩn HP và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh dạ dày phổ biến. Vậy khi bị nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh nên ăn gì, kiêng gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nhiễm vi khuẩn HP
Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với những người bị nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP – cơn ác mộng của sức khỏe dạ dày

Vi khuẩn HP là một trong những môi quan tâm hàng đầu của những nhà nghiên cứu. Từ cuối thể kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu đã bắt đầu nhận thấy sự hiện diện của một loại vi khuẩn bên trong dạ dày của những người mắc bệnh viêm loét và ung thư dạ dày.

Dù vậy, mãi cho đến cuối thể kỷ 20, hai nhà khoa học người Úc mới thành công trong việc chứng minh rằng vi khuẩn HP là thủ phạm chính dẫn đến các vấn đề về dạ dày. Điều này đã làm thay đổi hoàn toàn những hiểu biết của cộng đồng y tế. Bởi trước đây người ta cho rằng vi khuẩn hoàn toàn không thể tồn tại bên trong dạ dày.

Vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về dạ dày phổ biến hiện nay

Thống kê cho thấy, có đến 70% dân số Việt Nam nhiễm khuẩn HP. Để ngăn ngừa, điều trị chứng viêm dạ dày, hỗ trợ cho các vết loét nhanh hồi phục và giảm nguy cơ ung thư, người bệnh cần tuân thủ một chế độ ăn với các loại thực phẩm có khả năng diệt trừ vi khuẩn HP.

Đừng bỏ qua: Các loại thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp phổ biến hiện nay

Bị nhiễm khuẩn HP gây bệnh dạ dày nên ăn gì?

Có nhiều loại thực phẩm chứa những thành phần giúp tiêu diệt vi khuẩn HP. Điều này là dân chứng cho nhận định về vai trò quan trọng của chế độ ăn đối với những người có nguy cơ mắc bệnh dạ dày.

1. Tỏi

Tỏi là loại thực phẩm rất giàu allicin, một hoạt chất có tác dụng trong việc ức chế khuẩn HP. Điều này khiến tỏi đứng đầu trong danh sách các loại thực phẩm có khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư dạ dày gián tiếp.

Tỏi có chứa một chất kháng chuẩn tương đối mạnh, thể hiện thông qua mùi cay nồng của mình, chất kháng khuẩn này được xem là loại kháng sinh tự nhiên giúp ngăn ngừa bệnh tật cho con người.

Tỏi
Tỏi là một loại thực phẩm giúp kháng khuẩn tự nhiên và tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả

2. Rau củ

Những người thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo là đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn HP hơn cả. Lúc này, các loại rau phổ biến như bông cải xanh, cà rốt, cải bắp,… sẽ là nguồn thực phẩm dồi dào giúp ức chế vai trò của HP và làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

3. Trái cây

Khi nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori, dù cho bạn có sử dụng thuốc kháng sinh và tiêu diệt thành công loại vi khuẩn này, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ bị nhiễm bệnh lại. Vi vậy, một chế độ ăn uống lành mạnh với các loại trái cây như anh đào, nho, dâu, việt quất có thể giúp ức chế khuẩn Helicobacter Pylori và tạo ra kháng thể giúp ngăn chặn sự quay lại của HP.

4. Gừng

Là một trong những phương pháp tự nhiên chữa trị tốt nhất cho các bệnh dạ dày, gừng còn đem đến nhiều lợi ích hơn so với sự tưởng tượng của bạn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có thể hỗ trợ cho quá trình chiến đấu chống lại khuẩn HP nhờ vào khả năng:

  • Hoạt động như một tác nhân giúp kháng khuẩn hiệu quả
  • Bảo vệ phần dịch nhầy dạ dày
  • Ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP
  • Giảm viêm.

Nên bổ sung gừng vào chế độ ăn một cách thường xuyên để giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh dạ dày do vi khuẩn HP.

Xem thêm: Người Bị Viêm Dạ Dày Hp Nên Ăn Gì Là Tốt Nhất?

5. Các loại thực phẩm giàu Vitamin C

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối liên hệ giữa việc sử dụng chế độ ăn giàu Vitamin C với việc giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori. Nguyên nhân là bởi Vitamin C giúp tập trung cao độ ở bên trong dịch nhầy của dạ dày. Nó có vai trò làm giảm viêm, chống lại tình trạng nhiễm khuẫn HP.

6. Củ nghệ

Nhắc đến các loại thực phẩm vàng cho dạ dày, hiển nhiên nhiều người sẽ xếp củ nghệ ở đầu danh sách. Đây là loại thực phẩm hoàn hảo cho mọi thời đại, với khả năng chống gây đột biến, kháng viêm và là một chất chống oxy hóa mạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nghệ có thể diệt trừ được khuẩn HP.

Loại thực phẩm thần thành này hoạt động bằng cách ngăn chặn con đường Shikimat. Đây là con đường cần thiết cho việc sản xuất, trao đổi chất trong vi khuẩn.

Người bị nhiễm khuẩn HP cần tránh sử dụng các loại thực phẩm nào?

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm có khả năng diệt khuẩn HP, người bệnh cũng cần kiêng những loại thực phẩm có thể khiến cho bệnh dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

1. Các loại thực phẩm cay

Những loại thực phẩm cay nói chung như bột ớt, hạt tiêu, mù tạt, đinh hương, quế,…đều có thể gây kích ứng dạ dày và khiến cho những triệu chứng của bạn trở nên trầm trọng hơn.

Chính vì vậy, nên tránh sử dụng những loại thực phẩm cay trong quá trình điều trị và tiêu diệt vi khuẩn HP.

2. Những loại thực phẩm giàu chất béo, đặc biệt là đồ chiên

Các loại thực phẩm chứa chất béo có thể làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy hơi và khó chịu. Từ đó khiến cho tình trạng viêm dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại thịt đỏ trong chế độ ăn uống.

Thực phẩm nên kiêng
Thực phẩm giàu chất béo và đồ chiên là kẻ thù của người nhiễm vi khuẩn HP

3. Những loại thực phẩm có chứa đường

Những loại thực phẩm nhiều đường thường có giá trị dinh dưỡng tương đối thấp, bên cạnh đó, chúng cũng ít chất xơ và không có chức năng hỗ trợ cho dạ dày trong giai đoạn viêm. Ngoài ra, những chất tạo màu và chất bảo quản nhân tạo bên trong những thực phẩm nhiều đường cũng gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa và khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu hơn.

4. Các loại thực phẩm chứa caffeine

Các loại đồ uống có chứa caffeine như cà phê hoặc các loại đồ uống có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày như trà, nước ngọt,… không được khuyên dùng đối với người bị nhiễm khuẩn HP.

5. Các loại thực phẩm có tính axit

Những loại thực phẩm có tính axit có thể khiến cho những triệu chứng loét dạ dày do khuẩn HP trở nên tồi tệ hơn. Một số các loại thực phẩm có tính axit cao như cà chua, trái cây họ cam, nước ngọt, giấm,…Đồng thời, người nhiễm khuẩn HP cũng cần tránh sử dụng các loại thực phẩm ngâm, bởi bên trong những loại thực phẩm này có hàm lượng giấm tương đối cao.

6. Sữa và những chế phẩm từ sữa

Sữa trông giống như những loại thực phẩm lỏng khác, tạo cảm giác dễ dùng cho những người có hệ tiêu hóa không khỏe mạnh. Nhưng trên thực tế, loại thực phẩm này lại khiến cho lượng axit bên trong dạ dày bị tăng và làm trầm trọng thêm những triệu chứng của bệnh dạ dày.

 7. Rượu và các chất kích thích

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối liên hệ giữa việc sử dụng rượu và tình trạng nhiễm khuẩn HP, chính vì vậy, việc sử dụng rượu thường xuyên có thể làm đẩy nhanh tình trạng loét dạ dày và khiến cho các bệnh về dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

8. Thuốc chống viêm

Nhiều loại thuốc chống viêm như Ibuprofen, Aspirin, Naproxen có thể khiến cho tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Nếu cần sử dụng các loại thuốc giảm đau, người bệnh nên lắng nghe những lời khuyên của bác sĩ về loại thuốc cần sử dụng và liều lượng sử dụng.

9. Thuốc lá

Thuốc lá không phải là loại thực phẩm trực tiếp gây nên những vết loét dạ dày, những chúng có thể khiến cho các bệnh về dạ dày trở nên tồi tệ hơn.

Trên đây là thông tin về những loại thực phẩm mà người bệnh nên ăn và nên kiêng trong thời gian bị nhiễm vi khuẩn HP. Bên cạnh việc điều chỉnh lại chế đô ăn uống một cách khoa học, chuyên gia cũng khuyên người bệnh cần đi khám và điều trị theo phác đồ được bác sĩ chỉ định để đẩy lùi vi khuẩn HP một cách hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm

triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp trong dạ dày

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày rất dễ nhận biết

Để nhận biết các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày, bạn sẽ phải cần đến gặp các...

Viêm dạ dày HP dương tính nguy hiểm không? Cách điều trị

Bệnh viêm dạ dày HP dương tính là một bệnh lý xuất hiện phổ biến trên thế giới. Nếu không...

viêm dạ dày hp có chữa được không

Bị vi khuẩn Hp có chữa được không?

Hỏi: "Thưa bác sĩ, xin cho hỏi "Hp dạ dày có chữa khỏi được không?". Tôi năm nay 33 tuổi,...

Mẹo khắc phục nhanh chóng tình trạng vi khuẩn Hp gây hôi miệng

Mẹo khắc phục nhanh chóng tình trạng vi khuẩn Hp gây hôi miệng

Tình trạng vi khuẩn Hp gây hôi miệng là một trong những biểu hiện rất thường gặp. Vì vậy người...

thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày

Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và bé?

Cùng với câu hỏi: "Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì?", các mẹ bầu cần phải chú ý...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *