Trước khi nội soi dạ dày có được ăn không, cần lưu ý gì?
Trước khi nội soi dạ dày, người bệnh không nên tiêu thụ thức ăn. Bệnh nhân cần để bụng rỗng trong quãng thời gian từ 6 đến 8 giờ đồng hồ trước khi nội soi. Thông thường, hoạt động nội soi dạ dày thường diễn ra vào buổi sáng đầu ngày vì qua một đêm, thức ăn đã hoàn toàn được tiêu hóa.

Nội soi dạ dày là gì?
Nội soi (Endoscopic) là một phương tiện giúp bác sĩ chuyên khoa quan sát được toàn bộ những gì đang diễn ra bên trong cơ thể người bệnh. Bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ (xuyên qua da) vào cơ thể. Ống nhỏ này có gắn một camera thu hình. Từ đó, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát cơ quan nội tạng của người bệnh như: dạ dày, ruột non, ruột thừa,… Đây là một bước tiến mới của y học ngoại khoa.
Nội soi đã được ứng dụng nhiều trong phẫu thuật, khám bệnh, xét nghiệm,… những bộ phận bên trong cơ thể của người bệnh.
Nội soi dạ dày là một thủ thuật khám bệnh dạ dày nhờ ống nội soi. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào dạ dày của người bệnh để quan sát tình hình sức khỏe của dạ dày. Ống nội soi dạ dày có kích thước đường kính dưới 1cm, được đưa vào ống tiêu hóa qua đường miệng hoặc đường mũi. Camera của ống nội soi sẽ ghi nhận các hình ảnh trong ống tiêu hóa và truyền ra màn hình bên ngoài. Bác sĩ quan sát màu sắc niêm mạc dạ dày, tình trạng niêm mạc dạ dày,… để phát hiện ra những tổn thương của dạ dày. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Quy trình nội soi dạ dày thường là:
- Bước 1: Bác sĩ gắn máy đo huyết áp, máy đo nhịp tim, máy đó nhịp thở vào cơ thể người bệnh. Bác sĩ có thể truyền thêm thuốc gây mê vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch.
- Bước 2: Bác sĩ đưa ống nội soi vào ống tiêu hóa của người bệnh. Bác sĩ có thể sẽ dùng dụng cụ chuyên khoa để bơm nhẹ một lượng hơi vào ống tiêu hóa của người bệnh. Điều này giúp cho ống tiêu hóa căng phồng, ống nội soi dễ di chuyển vào sâu xuống dạ dày.
- Bước 3: Bác sĩ quan sát dạ dày.
- Bước 4: Sau khi quan sát xong, bác sĩ từ từ rút ống nội soi ra bên ngoài.
- Bước 5: Quá trình nội soi dạ dày hoàn tất. Bác sĩ tiến hành chẩn đoán bệnh lý, chỉ định phương pháp điều trị.
Ngày nay, các bệnh về dạ dày trở nên phổ biến hơn. Với nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, bệnh nhân mắc bệnh dạ dày tăng lên nhiều trong nhiều năm qua. Người bệnh thường xuyên mắc phải các bệnh lý như: viêm loét dạ dày, viêm dạ dày, polyp dạ dày, xuất huyết dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…

Nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến đời sống người bệnh. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu như: ăn không ngon miệng, ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị, đau rát dạ dày, thường xuyên buồn nôn,… người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thực hiện nội soi, kiểm tra sức khỏe dạ dày.
Nội soi dạ dày có cần nhịn ăn không?
Một trong những yêu cầu của bác sĩ đối với người bệnh trước khi thực hiện nội soi dạ dày đó là cần phải để bụng rỗng. Trước ngày nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ có những dặn dò bệnh nhân không nên ăn gì ít nhất 6 giờ đồng hồ trước khi nội soi. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tạm ngưng một số loại thuốc đang dùng. Điều này, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những căn dặn kỹ lưỡng, rõ ràng.
Trước khi nội soi dạ dày khoảng 6 giờ đồng hồ, người bệnh không nhất thiết phải nhịn ăn. Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện nội soi dạ dày vào buổi sáng đầu ngày. Sau một đêm, thức ăn trong dạ dày sẽ được tiêu hóa hết hoàn toàn. Do đó, bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát dạ dày trong tình trạng dạ dày đang rỗng. Giữ bụng rỗng trước khi nội soi giúp người bệnh không bị nôn mửa thức ăn trong quá trình nội soi.
Trong một số trường hợp buổi nội soi diễn ra vào những buổi khác trong ngày, người bệnh cần phải tuân thủ yêu cầu không nên ăn gì trong quãng thời gian từ 6 đến 8 giờ đồng hồ. Trong giai đoạn này, người bệnh chỉ nên uống nước để giảm cảm giác đói bụng. Bệnh nhân có thể hỏi thêm bác sĩ chuyên khoa một số điều nên thực hiện để giảm đói trước khi nội soi dạ dày.

Những điều cần lưu ý khi nội soi dạ dày
1. Những tác động ngoài ý muốn
Trong khi nội soi dạ dày và sau khi nội soi dạ dày, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng ngoài ý muốn của thuốc gây mê, ống nội soi,…
Sau đây là một vài tác động ngoài ý muốn của thiết bị nội soi thường gặp:
- Thuốc gây mê thường có tác dụng ngắn trong quá trình nội soi. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra hiện tượng mệt mỏi, buồn ngủ sau khi nội soi xong;
- Thuốc gây mê có thể gây ra những dị ứng cho người bệnh sau khi nội soi;
- Trong quá trình nội soi, ống nội soi có thể gây ra cảm giác đau rát cổ họng;
- Ống nội soi có thể gây ra triệu chứng buồn nôn cho người bệnh vì liên tục kích thích lưỡi gà;
- Sau khi nội soi, người bệnh có thể có cảm giác đầy hơi hoặc đau bụng;
- Người bệnh có thể bị đau rát cổ họng sau khi nội soi.
2. Một số rủi ro
Với những cải tiến về máy móc, thiết bị, phương tiện nội soi dạ dày hiện nay thường an toàn, giảm thiểu được những rủi ro nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trong tình huống xấu nhất, người bệnh vẫn có thể đối diện với những điều sau:
- Rách thực quản, rách dạ dày. Bác sĩ sẽ xử lý bằng cách khâu lại qua đường nội soi;
- Xuất huyết dạ dày;
- Đau bụng;
- Tổn thương niêm mạc ống tiêu hóa;
- Sốt, mệt mỏi trong nhiều giờ liền. Đó có thể là biểu hiện của dị ứng thuốc gây mê.
Nếu thấy có những triệu chứng khó chịu, bệnh nhân nên khai báo cho bác sĩ chuyên khoa biết để được xử lý kịp thời.
Tóm lại, trước khi nội soi dạ dày, người bệnh cần tạm ngừng tiêu thụ thức ăn trong ít nhất 6 giờ đồng hồ. Điều này giúp quá trình thực hiện nội soi diễn ra dễ dàng hơn. Bệnh nhân sẽ không bị nôn mửa, trào ngược thức ăn và ống nội soi sẽ di chuyển dễ dàng hơn trong ống tiêu hóa.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!
Click xem thêm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!