Bệnh viêm đại tràng cấp: Chữa trị sớm trước khi quá muộn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh viêm đại tràng cấp là giai đoạn sớm của viêm đại tràng. Bệnh có thể được điều trị khỏi nhưng cần thực hiện sớm và đúng cách, bởi nếu để quá muộn thì bạn có nguy cơ bị mất nước cao gây đe dọa đến tính mạng.

Viêm đại tràng cấp là gì?

Bệnh viêm đại tràng được chia thành hai giai đoạn phát triển là viêm đại tràng cấp và mãn tính. Trong đó, viêm đại tràng cấp được xem là giai đoạn sớm của bệnh.

Bệnh viêm đại tràng cấp tính
Bệnh viêm đại tràng cấp thường tiến triển một cách đột ngột, nhanh chóng

Ở giai đoạn cấp tính, niêm mạc đại tràng có hiện tượng sưng viêm một cách đột ngột. Các triệu chứng của bệnh như đau bụng, tiêu chảy…. diễn tiến nhanh chóng nhưng cũng có thể biến mất sau một thời gian ngắn nếu được điều trị đúng cách và kịp thời.

Tuy vậy, khi bị viêm đại tràng cấp bạn cũng không nên chủ quan bởi nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước, rối loạn chất điện giải và đe dọa đến tính mạng. Việc chậm trễ trong điều trị cũng sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng trở nặng, khó điều trị và có thể tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến bệnh viêm đại tràng mãn tính.

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng cấp

Nguyên nhân gây viêm đại tràng cấp khá đa dạng. Bạn có thể bị bệnh vì một trong những lý do sau:

  • Ăn uống không hợp vệ sinh: Việc sử dụng các thức ăn bị ôi thiu, đồ ăn được chế biến ngoài đường không đảm bảo vệ sinh khiến bạn bị nhiễm vi khuẩn (Shigella, Salmonella, Vibrio cholerae, Campylobacter, E. coli…) vi rút Rota hay ký sinh trùng (phổ biến nhất là lỵ amip). Điều này cũng xảy ra tương tự khi bạn sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Các tác nhân gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công và gây viêm lớp lót của đại tràng.
  • Do dị ứng: Đây là nguyên nhân gây bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi do bị dị ứng với sữa.
  • Thiếu máu cục bộ ở đại tràng: Hiện tượng này khiến cho niêm mạc đại tràng không được cung cấp đủ oxy, lâu ngày sẽ bị suy yếu và viêm nhiễm.
  • Do ảnh hưởng của các căn bệnh khác: Giai đoạn cấp của bệnh viêm đại tràng còn có thể xảy ra do ảnh hưởng của một số bệnh như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

Triệu chứng nhận biết viêm đại tràng cấp

– Biểu hiện chung:

Hầu hết những người bị viêm đại tràng cấp đều có những đặc điểm chung như:

  • Đau bụng: Cơn đau thường xuất hiện một cách âm ỉ hoặc đau quặn ở khu vực bụng dưới và dọc theo khung đại tràng.
  • Tiêu chảy: Người bệnh đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Phân có nhiều nước và đôi khi còn lẫn cả chất nhầy và máu.
  • Mót rặn: Đây cũng là dấu hiệu đặc trưng của viêm đại tràng cấp. Dù đã đi cầu xong nhưng người bệnh vẫn còn cảm giác sót phân và mót rặn.
Đau bụng là triệu chứng viêm đại tràng cấp
Đau bụng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm đại tràng cấp

– Triệu chứng theo nguyên nhân gây bệnh:

Bên cạnh các biểu hiện chung thì tùy theo nguyên nhân, người bị viêm đại tràng sẽ nhận thấy một số bất thường khác như:

  • Trường hợp bị bệnh do nhiễm lỵ amip: Xuất hiện các cơn đau quặn bụng từng cơn với tính chất liên tục. Người bệnh đi phân ít, trong phân lẫn máu và chất nhày. Các cơn mót rặn cũng diễn ra thường xuyên.
  • Viêm đại tràng cấp do lỵ trực khuẩn: Người bị bệnh do nguyên nhân này sẽ bị tiêu chảy nhiều, phân có màu hồng giống như máu cá. Kèm theo đó là tình trạng sốt và đau bụng.
  • Nếu Shigella shiga là thủ phạm gây bệnh: Tình trạng đi ngoài diễn ra liên tục. Phân nhiều nước, không đóng thành khuôn. Điều này khiến cho bệnh nhân có nguy cơ bị mất nước rất cao.

Cách chẩn đoán bệnh viêm đại tràng cấp tính

Ngoài việc thăm khám lâm sàng, các xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán hình ảnh sau cũng có thể được sử dụng để phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh viêm đại tràng cấp:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC): Giúp xác định bệnh nhân có bị thiếu máu không hoặc có phải bị bệnh do nhiễm trùng không.
  • Đo nồng độ natri, kali, clorua và bicarbonate: Sự thay đổi nồng độ của các chất này trong máu có thể giúp xác định được mức độ nghiêm trọng của mất nước và chất điện giải.
  • Nội soi đại tràng: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi dài, mềm có gắn camera đưa vào trong qua ống hậu môn. Nó sẽ giúp kiểm tra mức độ tổn thương của niêm mạc đại tràng.
  • Chụp X-quang, chụp CT bụng: Thường áp dụng để chẩn đoán viêm đại tràng cấp ở trẻ em, người cao tuổi hoặc những đối tượng không đáp ứng được với nội soi.

Cách điều trị viêm đại tràng cấp

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường với những trường hợp bị bệnh do vi khuẩn thì sẽ được dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Bệnh nhân cần dùng loại thuốc này đúng liều, đủ thời gian quy định để tránh tình trạng lờn thuốc, kháng thuốc.

Bên cạnh đó, một số người còn được chỉ định thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc chống tiêu chảy hay men tiêu hóa để cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra. Nếu có hiện tượng bị mất nước và chất điện giải thì người bệnh cần được nhanh chóng truyền dịch hay uống Oresol để ngăn ngừa tình trạng trụy mạch.

Trong quá trình điều trị viêm đại tràng cấp người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và lối sống cho hợp lý để bệnh tình mau chóng bị đẩy lùi và không còn cơ hội tái phát trở lại.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khi bị viêm đại tràng cấp

Bệnh viêm đại tràng cấp gây tiêu chảy kéo dài khiến bệnh nhân mất đi một lượng nước đáng kể. Chính vì vậy, người bệnh cần cố gắng uống nhiều chất lỏng để bù nước cho cơ thể. Trong thời gian bị bệnh, nên ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo, súp hay canh.

Tránh các thực phẩm rắn, các món chiên xào nhiều dầu mỡ, dưa chua và đồ ăn cay nóng. Đối với những người không dung nạp được lactose thì nên tránh sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa có chứa đường.

Đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến, sử dụng và bảo quản thức ăn. Các món ăn cho người bệnh phải được nấu chín trước khi sử dụng để phòng tránh bị nhiễm khuẩn nặng hơn.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý nghỉ ngơi nhiều, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức. Việc tích cực điều trị viêm đại tràng cấp theo phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ chính là cách tốt nhất để bệnh tình mau chóng bị đẩy lùi.

ThuocDanToc.vn chỉ cung cấp thông tin tham khảo, không thay thế được cho lời khuyên và phương pháp điều trị từ nhân viên y tế.

Tin xem thêm

Hàng ngàn người đã thoát khỏi nỗi ám ảnh, phiền toái do bệnh đại tràng gây nên nhờ tìm được bài thuốc cổ phương "thần kỳ" của người dân tộc Tày. Giải pháp hiện đang được ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc, được nhiều chuyên gia hàng đầu khuyên dùng.
viêm manh tràng ăn gì kiêng gì

Bị viêm manh tràng nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Để kiểm soát tốt bệnh viêm manh tràng, cùng với điều trị y tế thì bác sĩ khuyên rằng cần...

Bị viêm loét đại tràng nên ăn gì để bệnh mau lành?

Tình trạng viêm loét đại tràng ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống của người bệnh. Do đó, cần...

Viêm đại tràng khi mang thai – mẹ bầu cần phải nhớ!

Mẹ bầu bị viêm đại tràng khi mang thai vẫn có thể duy trì được một thai kì khỏe mạnh....

Phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ: những điều bố mẹ cần phải biết

Phình đại tràng bẩm sinh là một bệnh lý đường ruột gây ra nhiều nguy hiểm nếu không được điều...

Những lưu ý trong việc dùng thuốc điều trị viêm đại tràng

Thuốc là một trong những phương pháp điều trị viêm đại tràng đơn giản và mang lại kết quả trị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.