Tiêm xơ búi trĩ có đau không? Có gây biến chứng không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Tiêm xơ búi trĩ là thủ thuật được áp dụng phổ biến cho bệnh nhân trĩ – đặc biệt là với các trường hợp có búi trĩ chảy máu. Thủ thuật này ít gây đau so với phẫu thuật và hiếm khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Tiêm xơ búi trĩ có đau không
Tiêm xơ búi trĩ có đau không ? Có gây biến chứng không ?

Tiêm xơ búi trĩ có đau không?

Tiêm xơ búi trĩ là thủ thuật tiêm thuốc vào tổ chức dưới niêm mạc giúp ép chặt mạch máu, xơ hóa và dính chặt các niêm mạc lại với nhau nhằm hạn chế xuất huyết ở búi trĩ.

Hơn nữa việc thu hẹp mạch máu còn có tác dụng ngăn chặn sự lưu thông máu và dưỡng chất đến trực tràng/ hậu môn khiến búi trĩ giảm nhỏ kích thước.

Thủ thuật này thực hiện khá đơn giản và ít gây đau hơn so với phẫu thuật. Khi thực hiện tiêm xơ búi trĩ, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm trực tiếp dung dịch Quinin – ure 5%/ cồn 70%/ phenol tan trong dầu hạnh nhân 5% để xơ hóa và ép chặt mạch máu.

Tuy nhiên thủ thuật này không thích hợp với phụ nữ đang mang thai, người có huyết thanh nóng, rối loạn đông máu, loạn sản tủy hoặc tiểu đường.

Ngoài ra, tiêm xơ búi trĩ chỉ thích hợp với những trường hợp bệnh chưa quá nghiêm trọng. Ở bệnh nhân bị trĩ nội độ 4, búi trĩ lớn và sa ra ngoài hậu môn cần xem xét trước khi thực hiện thủ thuật này.

Tiêm xơ búi trĩ có gây biến chứng không?

Hầu hết các phương pháp điều trị, bao gồm cả nội khoa và ngoại khoa đều có thể gây ra các biến chứng khi áp dụng. Mức độ của các biến chứng phụ thuộc vào loại thủ thuật và tình trạng sức khỏe của từng cá thể.

Tiêm xơ búi trĩ là thủ thuật đơn giản và ít khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên ở một số trường hợp nhạy cảm, các tác dụng không mong muốn có thể xuất hiện khi áp dụng phương pháp này.

Tiêm xơ búi trĩ có đau không
Tiêm xơ búi trĩ có thể gây sảy thai, vì vậy không nên áp dụng thủ thuật này trong khi mang thai

Các biến chứng và rủi ro khi tiêm xơ búi trĩ, bao gồm:

  • Vì không loại bỏ hoàn toàn các mô tĩnh mạch bị phình nên tiêm xơ búi trĩ là phương pháp có khả năng tái phát cao.
  • Ở những trường hợp tiêm lượng thuốc quá nhiều có thể xảy ra các triệu chứng như hoại tử và chảy máu bất thường.
  • Một số bệnh nhân có thể phát sinh phản ứng quá mẫn đối với thuốc tiêm, làm xuất hiện các triệu chứng như đau nhức, chảy máu, áp xe,…
  • Đã có ghi nhận về một số trường hợp không có đáp ứng với phương pháp tiêm xơ hóa búi trĩ.
  • Có thể gây sảy thai ở phụ nữ mang thai.

Phòng ngừa biến chứng khi tiêm xơ hóa búi trĩ

Mỗi phương pháp điều trị đều tiềm ẩn một số biến chứng và tác dụng không mong muốn. Vì vậy khi áp dụng bất cứ phương pháp nào, bạn cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng.

Tiêm xơ búi trĩ có đau không
Nên trao đổi với bác sĩ trước khi áp dụng thủ thuật tiêm xơ búi trĩ

Hầu hết các biến chứng do tiêm xơ hóa búi trĩ gây ra đều có mức độ nhẹ đến trung bình. Nếu chủ động ngăn ngừa, bạn có thể làm giảm tần suất và mức độ của các tác dụng không mong muốn.

  • Nên tiến hành tiêm xơ búi trĩ khi búi trĩ chưa phát triển quá lớn. Hầu hết các búi trĩ nhỏ đều có đáp ứng với các thủ thuật xâm lấn tối thiểu.
  • Thông báo với bác sĩ những loại thuốc và hoạt chất bạn có tiền sử dị ứng để được cân nhắc về việc tiêm xơ búi trĩ.
  • Không thực hiện thủ thuật này khi đang mang thai. Ngoài ra, cần thông báo với bác sĩ nếu bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Tiêm xơ búi trĩ cần thực hiện nhiều lần để giảm kích thước búi trĩ hoàn toàn. Vì vậy bạn cần thực hiện đều đặn theo chỉ định của bác sĩ để đạt được kết quả tốt.
  • Nếu không nhận thấy có tiến triển khi thực hiện, nên thông báo với bác sĩ để được thay thế bằng thủ thuật khác.
  • Ngoài ra, bạn cần thay đổi chế độ ăn, thường xuyên luyện tập và sinh hoạt hợp lý để hạn chế tối đa tình trạng tái phát bệnh trở lại.

Tiêm xơ búi trĩ là một trong những thủ thuật được nhiều người bệnh lựa chọn. Tuy nhiên nhằm đảm bảo hiệu quả khi điều trị, bạn nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh để được tư vấn cụ thể.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Công dụng của bồ kết trong điều trị bệnh trĩ

Hướng dẫn cách dùng bồ kết chữa bệnh trĩ tại nhà

Bồ kết là vị thuốc được dùng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau như quai bị, chữa chứng...

Trẻ bị nứt kẽ hậu môn phải điều trị như thế nào?

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ: Cách điều trị và những điều cần lưu ý

Có đến 80% trẻ em bị nứt kẽ hậu  môn trong những năm tháng đầu đời. Nếu không được điều...

Bị trĩ có nên ăn sữa chua không? Ăn loại nào tốt?

Sữa chua là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho cơ thể con...

Bị trĩ nên ăn và kiêng gì?

Những thực phẩm người bệnh trĩ nên ăn và cần kiêng cữ hàng ngày

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Ngoài ra, nó...

Bệnh Trĩ Ngoại Độ 3 Là Gì? Khi Nào Cần Phẫu Thuật?

Bệnh trĩ ngoại độ 3 được xác định là một giai đoạn nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại, chỉ đứng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *