Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối có gì khác biệt?

Thoái hóa khớp gối là một dạng của thoái hóa khớp, thường gặp ở những người cao niên. Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị chuyên trị, nếu biết chăm sóc đúng cách, người bệnh sẽ nhanh chóng thoát khỏi được những triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra. 

Chăm sóc đúng cách giúp cải thiện các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối
Chăm sóc đúng cách giúp cải thiện các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là hệ quả của quá trình thoái hóa xương khớp. Đây là tình trạng các lớp sụn nối giữa các xương ở khớp gối bị ăn mòn, làm cho khớp bị biến dạng. Bệnh thường xảy ra ở những người lớn tuổi, vì ở độ tuổi này các mô sụn bị lão hóa, sần sùi, khô sáp. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như nhuyễn hóa khớp, bị nứt sụn khớp, gai xương, xơ hóa xương… Vì vậy, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy đi khám để được điều trị kịp thời.

Cách chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp y tế, người bệnh cũng cần được chăm sóc đúng cách. Vì thoái hóa khớp gối có các đặc trưng riêng, đối tượng mắc bệnh lại thường là người cao tuổi, vì vậy các cách chăm sóc cũng có những khác biệt nhất định. Những việc nên làm khi chăm sóc người bị thoái hóa khớp gối là:

♦ Thông báo cho người bệnh về tình trạng bệnh họ đang mắc phải:

Nói rõ tình trạng bệnh lý, phổ biến các kiến thức cơ bản về thoái hóa xương khớp và cách khắc phục bệnh cho bệnh nhân chính là việc nên làm. Bởi điều này giúp cho người bệnh nắm được mức độ bệnh tình của mình. Từ đó chủ động hơn trong quá trình điều trị cũng như biết cách hạn chế được những việc làm có thể làm cho bệnh nặng hơn.

♦ Xây dựng một chế độ ăn khoa học:

Các thực phẩm sử dụng hàng ngày có tác động rất lớn đến tốc độ hồi phục bệnh thoái hóa khớp gối. Do đó, để bệnh nhanh được chữa lành, những người thân cần phải chú ý hơn tới vấn đề này. Với người bệnh thoái hóa khớp, nên sử dụng các thực phẩm như sau:

  • Các loại rau xanh và củ quả tươi.
  • Thực phẩm giàu probiotics như sữa chua, các loại phô mai, sữa chua uống…
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt, chưa qua tinh chế.
  • Nhóm thực phẩm giàu hàm lượng omega-3, vitamin D như cá biển, trứng.
  • Sử dụng các loại chất béo lành mạnh, tốt cho sức khỏe như bơ thực vật, dầu oliu, các loại hạt…
Ăn uống lành mạnh giúp làm giảm các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối
Ăn uống lành mạnh giúp làm giảm các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối

Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh sử dụng các loại thức ăn như sau:

  • Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Rượu bia và các chất kích thích.
  • Thức ăn mặn hoặc chứa nhiều đường.
  • Các loại thịt đỏ.
  • Thực phẩm đóng hộp, được chế biến sẵn.

Ăn uống đúng cách sẽ giúp bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn làm cho cân nặng của người bệnh được giữ ở mức ổn định. Không tăng cân sẽ hạn chế được áp lực lên các khớp gối, do đó mà bệnh sẽ nhanh chóng được chữa lành.

♦ Áp dụng các biện pháp giảm đau:

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bạn có thể làm giảm các triệu chứng thoái hóa khớp khối bằng cách thực hiện các biện pháp đơn giản như sau:

  • Chườm nóng – lạnh: Đây là một trong những phương pháp thường được sử dụng để làm giảm đau đớn do bệnh thoái hóa khớp gây ra. Cách thực hiện cũng rất đơn giản: Chỉ cần dùng một túi chườm nóng hoặc một túi chứa đầy nước đá rồi chườm lên vùng khớp bị đau. Cứ thực hiện thường xuyên, nó sẽ làm các cơn đau được giảm bớt. Ngoài ra, tắm bằng nước ấm vào mỗi buổi sáng sớm cũng có thể mang lại tác dụng tốt.
  •  Massage: Để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, người thân trong gia đình có thể giúp họ thực hiện massage nhẹ nhàng vùng khớp. Tuy nhiên, để đảm bảo mang lại tác dụng tốt, bạn nên đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn xoa bóp cho đúng.
  • Châm cứu: Đây là một phương pháp điều trị cổ xưa, nhưng nó vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Người ta đã chứng minh được rằng biện pháp này có thể làm giảm được các cơn đau đớn của thoái hóa khớp gối. Hãy mang người thân của mình đến những trung tâm châm cứu uy tín, với đội ngũ chuyên gia giỏi để thực hiện phương pháp này, tránh gặp các tình huống không mong muốn.

♦ Tạo điều kiện cho bệnh nhân được vận động, tập thể dục thường xuyên:

Thoái hóa khớp gối làm cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó khăn khi di chuyển, do đó họ thường có xu hướng ít vận động. Tình trạng này kéo dài có thể làm cho các khớp bị cứng lại, lâu ngày làm mất hẳn khả năng vận động. Do đó, người nhà của bệnh nhân nên giúp đỡ họ vận động bằng cách chuẩn bị gậy, nạng hoặc dìu họ đi men theo các hành lang. Không nên dìu bệnh nhân đi trên các bề mặt gồ ghề, các bậc thang.

Nên tạo một không gian sống thoải mái, vui vẻ cho người bị thoái hóa khớp gối
Nên tạo một không gian sống thoải mái, vui vẻ cho người bị thoái hóa khớp gối

Ngoài ra, nên vận động người bệnh thực hiện các bài tập những động tác thể dục nhẹ nhàng, ngồi thiền… để làm tăng sự vận động của các khớp và làm cơ thể cảm thấy thư thái hơn.

♦ Sử dụng các thảo dược:

Uống nước gừng, ăn nhiều nghệ và mật ong hoặc sử dụng các nguyên liệu có tác dụng kháng viêm khác cũng  giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh gây ra. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị và cho bệnh nhân sử dụng thường xuyên các thực phẩm này để cải thiện tình trạng này.

Có một tâm lý thoải mái, vui vẻ cũng sẽ giúp bệnh tình nhanh chóng được cải thiện. Vì vậy, ngoài các cách chăm sóc như trên, những người thân trong gia đình cần động viên, nói chuyện, quan tâm đến người bệnh nhiều hơn. Điều này làm tăng niềm tin và tạo động lực cho họ vượt qua được bệnh thoái hóa khớp gối.

XEM THÊM: Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không? [Giải đáp từ chuyên gia]

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Người bị thoái hóa khớp gối được khuyến khích thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, nên thường xuyên đi lại để tăng cường sự vận động của các khớp gối. Tuy nhiên, họ lại không nên đi bộ như một môn thể dục. Bởi khi khớp gối đã bị thoái hóa, lớp sụn bị hư hỏng, các trục xương thường bị biến dạng nên càng di chuyển nhiều sẽ càng làm cho các khớp gối bị hư hỏng nặng nề hơn. Nếu bệnh nặng, trong quá trình di chuyển hàng ngày, người bệnh còn cần phải sử dụng đến nạng, gậy chống hoặc cần phải có sự dìu dắt của những người thân trong gia đình.

Trên đây là những cách chăm sóc người bị thoái hóa khớp gối mà chúng tôi gợi ý. Để giúp người thân trong gia đình nhanh chóng thoát khỏi những khó chịu mà bệnh gây ra, bạn có thể tham khảo và áp dụng các thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật

Kỹ thuật tập phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật giúp làm giảm nguy cơ cứng khớp, tăng...

Mẹo dùng cây thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối tại nhà

Sử dụng các cây cỏ thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối là một trong những cách điều trị hiệu...

Thoái hóa khớp gối tập yoga tốt không? Bài tập phù hợp

Yoga là bộ môn luyện tập có cường độ nhẹ nhàng rất thích hợp với những người mắc bệnh xương...

Cảnh giác nguy cơ thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý thường gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần...

Những nguyên nhân khiến xương khớp gối dễ bị thoái hóa

Thoái hóa khớp gối là bệnh mãn tính và không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Việc nắm bắt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *