Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì tốt?

Chế độ dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết với hệ thống xương khớp. Một chế độ ăn lành mạnh không chỉ giúp bạn giảm các triệu chứng đau nhức, sưng viêm mà còn tái tạo, phục hồi mô sụn và tăng cường chức năng vận động của khớp.

bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì
Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì tốt ?

Lợi ích của chế độ ăn lành mạnh đối với bệnh thoái hóa khớp gối

Các chuyên gia cho biết, thành phần dinh dưỡng và một số hoạt chất trong thực phẩm có thể cải thiện mô sụn và mật độ xương. Bên cạnh những phương pháp điều trị chuyên sâu, bạn nên kết hợp với chế độ ăn khoa học để tác động tích cực đến bệnh.

Một chế độ ăn hợp lý sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối, như:

  • Giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương khớp

Chế độ dinh dưỡng cân bằng sẽ cung cấp đầy đủ những thành phần dinh dưỡng mà cơ thể cần. Điều này đồng nghĩa với việc xương khớp có đủ dưỡng chất để tái tạo tế bào, tăng mật độ xương và cải thiện độ linh hoạt của mô sụn.

Một số thực phẩm chứa chất chống oxy hóa, vitamin A, C, E,… có khả năng giảm sưng viêm và kiểm soát mức độ tổn thương khớp.

  • Giảm cholesterol

Những người thừa cân – béo phì thường có hàm lượng cholesterol trong máu cao. Cholesterol đóng ở thành mạch làm giảm lưu lượng máu tuần hoàn đến toàn bộ cơ thể, khiến hoạt động của các cơ quan này bị ảnh hưởng không nhỏ.

Khi hàm lượng cholesterol giảm, máu sẽ dễ dàng lưu thông đến khớp. Từ đó chức năng vận động của khớp gối sẽ được cải thiện rõ rệt.

  • Duy trì vóc dáng cân đối

Thừa cân là yếu tố gây áp lực lên các khớp xương, đặc biệt là khớp gối. Hơn nữa, các mô mỡ dư thừa trong cơ thể chính là nguyên nhân khiến hiện tượng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bác sĩ luôn khuyên những người mắc bệnh xương khớp nên điều chỉnh cân nặng vừa phải.

Duy trì một vóc dáng cân đối sẽ giảm áp lực lên khớp, đồng thời giúp bạn dễ dàng hơn khi vận động và di chuyển.

Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Những thực phẩm được khuyên dùng cho bệnh nhân thoái hóa khớp thường chứa những thành phần tốt cho xương, cơ bắp và mô sụn. Bạn có thể bổ sung những thực phẩm sau đây để cải thiện tình trạng bệnh lý và chức năng vận động của khớp.

1. Cá có chứa Omega 3

Cá chứa nhiều axit béo Omega 3 không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho những người mắc bệnh thoái hóa xương. Omega 3 là một axit béo không bão hóa có đặc tính chống viêm, giúp giảm tình trạng sưng viêm ở khớp gối.

bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì
Cá chứa nhiều Omega 3 có tác dụng chống sưng viêm ở khớp bị thoái hóa

Hơn nữa, Omega 3 cũng là một thành phần quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen cho mô sụn. Việc bổ sung thành phần này sẽ giúp sụn linh hoạt, giảm đau nhức và cứng khớp khi di chuyển.

Ngoài ra, các loại cá còn chứa nhiều canxi. Thành phần này giúp tái tạo những tế bào bị thoái hóa, giúp cấu trúc xương trở nên bền vững và chắc chắn.

Những loại cá có chứa hàm lượng Omega 3 cao:

  • Cá mòi
  • Cá thu
  • Cá hồi
  • Cá ngừ

Nếu bạn không ăn được cá, bạn có thể bổ sung Omega 3 bằng các loại thực phẩm khác như dầu cá, dầu hạt lanh, bơ, quả óc chó,…

2. Dầu thực vật

Ngoài axit béo có trong cá, axit béo có trong những loại dầu thực vật cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân thoái hóa khớp. Axit béo trong dầu có tác dụng chống viêm, giảm sưng mạnh mẽ. Các chuyên gia cho biết, dầu oliu có chứa hàm lượng oleocanthal cao – có đặc tính chống viêm mạnh tương tự như thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).

Hơn nữa, những axit béo này tham gia vào quá trình củng cố màng hoạt dịch và sản xuất dịch nhầy. Dịch nhầy là yếu tố giúp khớp vận động trơn tru và dễ dàng. Khi dịch nhầy suy giảm, ma sát giữa hai đầu xương tăng lên. Điều này sẽ khiến mô sụn bị tổn thương và bào mòn. Vì vậy, việc cung cấp dịch nhầy cho khớp sẽ giúp bạn cử động dễ dàng đồng thời kiểm soát cơn đau và các triệu chứng khác từ bệnh.

3. Sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,… rất giàu canxi và vitamin D. Đây là những thành phần tăng mật độ xương giúp xương khớp chắc khỏe và cứng cáp. Khi xương khỏe, khả năng chống chịu sẽ cao hơn và có thể ức chế được quá trình thoái hóa.

thoái hóa khớp gối nên ăn gì
Sữa chứa nhiều vitamin D, canxi và protein tốt cho xương khớp

Sữa còn chứa hàm lượng protein cao, hàm lượng đạm cao sẽ giúp cơ thể cải thiện cơ bắp. Tuy nhiên, bệnh nhân thoái hóa khớp nên bổ sung sữa tách béo không đường. Dùng sữa nguyên kem và nhiều đường có thể ảnh hưởng đến cân nặng và gián tiếp khiến khớp gối đau nhức hơn.

4. Rau xanh

Không chỉ chứa chất xơ, nguyên tố vi lượng, rau xanh còn chứa vitamin D và các chất chống oxy hóa. Vitamin D rất cần thiết cho quá trình tổng hợp canxi trong cơ thể. Thành phần này còn tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn và hạn chế tình trạng nhiễm trùng ở vị trí viêm.

Những loại rau có chứa nhiều vitamin D mà bạn nên bổ sung, bao gồm:

  • Rau bina
  • Cải xoăn
  • Cải bắp
  • Mồng tơi

5. Bông cải xanh

Bông cải xanh không chỉ chứa các thành phần như các loại rau thông thường mà còn chứa hoạt chất sulforaphane. Các nhà khoa học cho rằng hoạt chất này có khả năng làm chậm quá trình thoái hóa của khớp.

bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì
Bông cải xanh có chứa sulforaphane giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp

Bên cạnh đó, với hàm lượng chất xơ và vitamin dồi dào bông cải xanh còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa thành phần. Quá trình này sẽ giúp cơ thể tăng cường tổng hợp những thành phần cần thiết cho xương khớp và các cơ quan khác.

6. Trà xanh

Trà xanh chứa rất nhiều polyphenol (các chất chống oxy hóa). Những polyphenol có tác dụng giảm viêm và làm chậm tốc độ tổn thương ở mô sụn. Ngoài ra, thực phẩm này còn có tính thanh lọc cao, giúp cơ thể thải trừ những độc tố và các thành phần gây hại.

Tuy nhiên trà xanh có chứa hàm lượng caffeine có thể khiến bạn khó ngủ hơn bình thường. Bạn nên sử dụng trà xanh vào sáng sớm để có một tinh thần thoải mái đồng thời không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

7. Tỏi

Tỏi có chứa hợp chất diallyl disulfide có tác dụng chống lại những enzyme làm hư hại sụn. Ngoài ra tỏi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, trong đó phải nói đến allicin – thành phần có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm sưng nhanh chóng. Bạn có thể dùng 1 – 2 tép tỏi tươi mỗi ngày hoặc bổ sung loại gia vị này vào các món ăn.

thoái hóa khớp gối nên ăn gì
Tỏi có nhiều thành phần chống oxy hóa, có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm

Bên cạnh những loại thực phẩm nên bổ sung, bệnh nhân thoái hóa khớp nên kiêng cử những thực phẩm khiến cho tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọng hơn như nước ngọt có gas, đồ ăn nhiều gia vị, chất béo bão hòa,…

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề sức khỏe khác ngoài thoái hóa khớp gối, bạn nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung những thực phẩm được đề cập trong bài viết.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Bạn nên trao đổi trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn thiết lập chế độ ăn thích hợp.

Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không? Chuyên gia nói gì ?

Thoái hóa khớp gối là tình trạng chuyển biến nặng hơn của bệnh viêm khớp gối. Quá trình thoái hóa...

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu là gì?

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng huyết tương giàu tiểu cầu là phương pháp tận dụng các đặc tính...

Thoái hóa khớp gối ảnh hưởng thế nào đến chất lượng sống của bạn?

Thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh cơ xương khớp có thể làm suy giảm sức khỏe và...

Những người bị thoái hóa khớp gối nên hạn chế đi bộ, chạy bộ

Lý do người bị thoái hóa khớp gối nên hạn chế đi bộ, chạy bộ nhiều

Những người bị thoái hóa khớp gối thường được các bác sĩ khuyên là nên vận động nhẹ nhàng, tập các...

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn và những điều cần lưu ý

Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn là một trong những giải pháp để cải thiện các đợt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *