Vật lý trị liệu liệt cơ mặt (dây thần kinh số 7)

Vật lý trị liệu liệt cơ mặt được khuyến khích thực hiện sớm để phòng tránh những biến chứng, biến dạng vận động. Theo đó, đây là liệu pháp điều trị tổn thương dây thần kinh số VII ngoại biên giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động cho cơ mặt. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về phương pháp vật lý trị liệu này.

Vật lý trị liệu liệt cơ mặt (dây thần kinh số 7)
Liệt cơ mặt do tổn thương dây thần kinh số VII khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt

Tổng quan về tình trạng liệt cơ mặt liên quan đến dây thần kinh số VII

Liệt cơ mặt là hiện tượng tê liệt, biến dạng một bên mặt hoặc toàn bộ do những tổn thương xảy ra ở dây thần kinh số VII ngoại biên. Đây là dạng liệt tạm thời làm cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp.

Nguyên nhân là vì dây thần kinh số VII có nhiệm vụ chi phối mọi hoạt động biểu lộ cảm xúc của cơ mặt. Khi dây thần kinh bị chèn ép do tình trạng sưng viêm mô gần kề hoặc bị kéo căng quá mức sẽ gây tổn thương. Chính do tác động này làm cho cơ mặt trở nên yếu hoặc liệt đột ngột.

Tình trạng có thể xuất hiện ở một bên mặt, xệ miệng làm ăn uống nhễu nước, nhân trung lệch, không nhắm được kín mắt như bình thường,…Do xảy ra đột ngột nên người bệnh không thể phòng tránh kịp. Tùy theo tình trạng của từng người mà mức độ nghiêm trọng sẽ khác nhau.

Cho đến hiện nay, nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh số VII vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, virus là một trong số các yếu tố dẫn đến hiện tượng này. Ngoài ra, một vài yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến như:

  • Phụ nữ mang thai
  • Người thừa cân, béo phì
  • Mắc cao huyết áp mạn tính
  • Bệnh đái tháo đường
  • Nhiễm trùng đường hô hấp, tiền sản giật,…
  • Bên cạnh những yếu tố này, tình trạng liệt cơ mặt cũng có thể do chấn thương, dị tật bẩm sinh, phẫu thuật hoặc có khối u gây ra. 

Thông thường, người bệnh phải mất khoảng 6 tháng để điều trị tình trạng liệt một bên hay cả hai bên mặt. Tỷ lệ này theo thống kê có khoảng 70%. Tuy nhiên, 30% còn lại người bệnh sẽ không thể phục hồi hoàn toàn.

Tổng quan về tình trạng liệt cơ mặt liên quan đến dây thần kinh số VII
Liệt cơ mặt có thể xảy ra đột ngột khiến nhiều người không kịp phòng ngừa

Bạn có thể nhận biết tình trạng liệt cơ mặt thông qua những biểu hiện sau đây:

  • Mắt không thể nhắm kín ở bên mặt bị tổn thương dây thần kinh.
  • Mắt có thể bị chảy nước mắt bất thường hoặc khô, tình trạng này xuất hiện phổ biến khi người bệnh ngủ.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau ở trong hoặc sau tai ở bên mặt bị ảnh hưởng.
  • Nhạy cảm hơn với âm thanh, thường xuyên bị chảy nước dãi, giảm vị giác.
  • Nói chuyện không tròn vành, rõ chữ như bình thường do cơ vòng miệng yếu dần.
  • Miệng bị xệ, nhễu dãi.

Khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể để chỉ dẫn hướng điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.

Liệt cơ mặt được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Bác sĩ sẽ giúp người bệnh quan sát kỹ vận động mặt như nháy mắt, nhướng mày, mỉm cười, cau mày,…Cùng với kiểm tra mức độ cân xứng trên khuôn mặt, các nếp nhăn tự nhiên ở mũi, má, trán,…

Một số phương pháp chẩn đoán khác sẽ được thực hiện như chụp cộng hưởng từ MRI đối với trường hợp nghi ngờ xuất hiện tình trạng nghiêm trọng. Cụ thể là nghi vấn người bệnh có khối u hoặc nguy cơ đột quỵ. Các bệnh lý khác sẽ được loại trừ khi thực hiện kiểm tra. 

Sau khi được chẩn đoán liệt cơ mặt do tổn thương dây thần kinh số VII ngoại biên, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc chứa steroid giúp giảm nhanh tình trạng sưng. Ngoài ra, khi cần thiết, bác sĩ sẽ kết hợp thêm các dạng thuốc kháng virus khác.

Bên cạnh đó, phương pháp phục hồi chức năng vật lý trị liệu được khuyến khích nên thực hiện sớm. Bởi, thông qua rèn luyện cơ mặt sẽ giúp người bệnh phòng tránh được một số biến chứng, nhất là biến dạng về vận động.

Vật lý trị liệu liệt cơ mặt được thực hiện như thế nào?

Trong khoảng 2 ngày đến 1 tuần đầu tiên khi các triệu chứng liệt cơ mặt bắt đầu xuất hiện, bác sĩ vật lý trị liệu có thể đánh giá mức độ bệnh lý thông qua các yếu tố như:

  • Tiểu sử bệnh, các cuộc phẫu thuật hoặc tình trạng sức khỏe trước đó của người bệnh.
  • Xem xét các yếu tố nguy cơ có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Khám thể chất người bệnh, quan sát cử động trên cơ mặt như trề môi, bĩu môi, nhướng mày, chớp mắt,…

    Vật lý trị liệu liệt cơ mặt được thực hiện như thế nào?
    Bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán kỹ trước khi đưa ra phương án điều trị cho từng đối tượng người bệnh

Sau khi đã kiểm tra sơ bộ về tình trạng của người bệnh, các bác sĩ trị liệu sẽ thực hiện tiếp các vấn đề sau:

  • Hướng dẫn người bệnh một số thao tác, kỹ thuật để bảo vệ mắt và khuôn mặt.
  • Hướng dẫn biện pháp nhằm kiểm soát chức năng, sinh hoạt cuộc sống khi bệnh nhân bị liệt cơ mặt.
  • Hướng dẫn những phương hướng phục hồi, dấu hiệu hồi phục của khuôn mặt.
  • Đánh giá quá trình hồi phục của người bệnh. Trường hợp người bệnh không có cải thiện, cân nhắc chuyển tới chuyên gia điều trị.

Trường hợp người bệnh chỉ bị liệt một bên mặt, các chuyên gia trị liệu sẽ giúp người bệnh thiết lập các bài tập để trị liệu cho cơ mặt bị ảnh hưởng tại nhà. Thông qua đó, người bệnh có thể cử động trở lại các cơ trên mặt, cải thiện mức độ cân xứng của khuôn mặt. 

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tây theo chỉ định từ bác sĩ, liệu pháp hỗ trợ điều trị như châm cứu, bấm huyệt, vận động,…là phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng rộng rãi. Nhìn chung tình trạng liệt cơ mặt không phải là bệnh ác tính, có thể điều trị hoàn toàn nếu áp dụng đúng cách, kịp thời.

Vật lý trị liệu liệt cơ mặt cơ bản như:

Bấm huyệt

  • Người bệnh có thể tự thực hiện trước một tấm gương. 
  • Sử dụng ngón tay cái làm trụ, các ngón còn lại lần lượt bấm vào huyệt trên mặt.
  • Nhấn giữ mỗi huyệt 2 phút, thực hiện động tác nhẹ nhàng, thấm sâu.

    Vật lý trị liệu liệt cơ mặt được thực hiện như thế nào?
    Bấm huyệt, vận động cơ mặt, phương pháp đẩy,…là một trong số nhiều phương pháp vật lý trị liệu liệt cơ mặt

Vận động trị liệu

  • Người bệnh thả lỏng cơ thể, sau đó dùng hai ngón tay đặt vào khe góc hàm, vị trí dưới huyệt quyền liêu.
  • Những ngón tay còn lại sẽ đan vào nhau, ôm vòng lên đầu, sau đó người bệnh há miệng ngáp nhẹ nhàng, từ từ 10 lần.
  • Khi bắt đầu tập, người bệnh có thể cảm thấy hơi bị đau cơ, nhưng dần dần bài tập này sẽ giúp điều chỉnh cơ mặt đáng kể, giảm chảy xệ.
  • Khi thực hiện xong động tác ngáp, bệnh nhân từ từ ngậm chặt môi, lấy hơi từ phổi đẩy lên miệng.
  • Tiếp đến hãy để hơi di chuyển trong khoang miệng, giữ hơi bên má bị liệt. Thực hiện động tác thêm 10 phút mỗi lần.
  • Ngoài động tác này, bạn có thể vận dụng bài tập với ba nguyên âm O, U, I mỗi ngày hoặc nhai kẹo cao su để tác động lên các cơ thần kinh gây liệt cơ mặt.

Phương pháp đẩy

  • Người bệnh ngồi trên ghế, người thả lỏng.
  • Đặt tay lên bên mặt bị liệt, dưới huyệt thừa tương.
  • Các đầu ngón tay của bên không bị liệt sẽ đặt vào đường thẳng ở giữa mặt.
  • Tiếp tục, người bệnh sẽ đẩy và miết bàn tay ở bên khuôn mặt cần điều trị thật nhẹ nhàng cho đến khu vực đường nằm giữa trán.
  • Lúc này, bàn tay còn lại cùng miết đến vị trí huyệt thừa tương.
  • Lặp lại động tác khoảng 20 đến 30 lần.

Người bệnh nên thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ trị liệu để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Một số lưu ý khi bị liệt cơ mặt

Sau khi được thăm khám và điều trị, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi đi ra ngoài nên giữ ấm bên mặt bị liệt cơ.
  • Giữ vệ sinh cho mắt, có thể sử dụng chất làm trơn, nước muối sinh lý,…để hạn chế tình trạng mắt bị khô. Đặc biệt là tránh hiện tượng bội nhiễm mắt khi mắt không nhắm kín. Sử dụng kính khi đi ra ngoài, khi ngủ sử dụng khăn mềm để kéo mi mắt xuống.
  • Giữ vệ sinh răng miệng, nhất là đối với trường hợp bệnh nhân là người cao tuổi, trẻ nhỏ. Liệt cơ mặt có thể khiến cho thức ăn bị đọng lại khi nhai, hoặc nước dãi chảy ra ngoài dẫn đến viêm nhiễm.

    Một số lưu ý khi bị liệt cơ mặt
    Để tránh những viêm nhiễm xảy ra trong quá trình điều trị liệt cơ mặt người bệnh nên giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Trong quá trình luyện tập vật lý trị liệu, nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, tránh việc cử động quá mạnh ảnh hưởng đến thần kinh đang bị tổn thương.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, giữ tinh thần thoải mái để bệnh sớm được phục hồi. Vì như đã đề cập, liệt cơ mặt do dây thần kinh số VII nếu được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn.
  • Thăm khám định kỳ theo lịch của bác sĩ để theo dõi mức độ phục hồi của bệnh.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến tình trạng liệt cơ mặt và phương pháp vật lý trị liệu liệt cơ mặt. Hy vọng đã giúp ích cho bạn đọc. Nhằm phục hồi cơ mặt nhanh chóng, an toàn, người bệnh nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng, có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thực hiện.

Có thể bạn quan tâm:

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Gãy xương bánh chè là như thế nào?

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng gãy xương bánh chè

Vật lý trị liệu gãy xương bánh chè được thực hiện sau điều trị với hai trường hợp bó bột...

Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả

Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả

Vật lý trị liệu bàn chân bẹt là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Tình trạng bàn chân bẹt...

Siêu âm trị liệu là gì? Ai có thể áp dụng?

Siêu âm trị liệu là gì? Ai có thể áp dụng?

Siêu âm trị liệu là phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng được sử dụng rộng rãi....

Lý do vì sao nên khám và trị liệu tại Đông phương Y pháp

Trung tâm Đông phương Y pháp hiện đang được biết đến là đơn vị tiên phong, địa chỉ uy tín...

Bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay nhanh phục hồi

Bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay nhanh phục hồi

Tập vật lý trị liệu đứt gân tay giúp người bệnh phục hồi chức năng của cơ quan này. Có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.