Vật lý trị liệu – Phương pháp phục hồi chức năng tốt nhất

Vật lý trị liệu là phương pháp hỗ trợ người bệnh phục hồi chức năng tốt nhất, được áp dụng phổ biến. Dựa vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp vật lý từ sử dụng nhiệt, điện, vận động,…giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh lý hiệu quả. 

Vật lý trị liệu là gì?

Y học hiện đại có 3 bộ phận là y học dự phòng, điều trị và phục hồi. Trong đó, vật lý trị liệu là một bộ phận thuộc mảng y học phục hồi. Cũng như tên gọi của nó, vật lý trị liệu được hiểu là phương pháp điều trị, sử dụng khoa học vật lý như nhiệt, cơ, điện, ánh sáng,…tác động lên khu vực tổn thương trên cơ thể người bệnh.

Vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu là gì?

Cho đến hiện nay, vật lý trị liệu phục hồi chức năng là phương pháp điều trị không sử dụng thuốc được áp dụng khá phổ biến. Mục đích của vật lý trị liệu là tác động trực tiếp vào những bộ phận gặp vấn đề trên cơ thể người bệnh để khắc phục những khiếm khuyết, khắc phục những vấn đề mà thuốc tân dược không thể can thiệp được.

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn vật lý trị liệu thuộc Đông y, trong đó phương pháp châm cứu, bấm huyệt là các biện pháp được sử dụng phổ biến nhất. Thế nhưng, vật lý trị liệu phục hồi chức năng thực chất thuộc về Tây y. Bởi, những phương pháp vật lý trị liệu dựa trên những lý luận khoa học chứng cứ, cùng với các thiết bị hiện đại. Trong khi đó, Đông y tập trung vào thuyết âm dương ngũ hành.

Vai trò của vật lý trị liệu 

Đối với từng bộ phận cần điều trị, vật lý trị liệu sẽ đảm nhiệm những vai trò riêng. Cụ thể như sau:

  • Đối với hệ thần kinh: Vật lý trị liệu có tác động mãnh liệt đến hệ thần kinh, nhất là lên các cơ quan thụ cảm. Nhờ đó chức năng hoạt động của nội tạng, cũng như huyết mạnh được cải thiện đáng kể.
  • Đối với da: Da sẽ được tác động nhờ vào các thao tác trị liệu bằng cách xoa bóp, massage. Thông qua đó, khả năng hô hấp của da được củng cố, tăng độ đàn hồi. Bên cạnh đó, làn da cũng trở nên hồng hào, giúp làm đẹp và nâng cao khả năng bảo vệ trước những dị nguyên gây hại từ bên ngoài.
  • Đối với gân, cơ và khớp: Nhờ vào những phương pháp vật lý trị liệu, các cơ, gân, xương khớp vận động linh hoạt hơn. Đồng thời, tại các bao khớp, dịch được tiết ra nhiều hơn giúp tuần hoàn khớp, hỗ trợ phục hồi chức năng cho người bệnh về xương khớp.

    Vai trò của vật lý trị liệu 
    Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng cơ bản cho các bộ phận trên cơ thể với nhiều bệnh lý khác nhau
  • Đối với hệ tuần hoàn: Vật lý trị liệu góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tốt cho hệ tim mạch. Biện pháp này phù hợp cho những đối tượng ít vận động khiến cho cơ thể bị trì trệ một số chức năng. Thông qua vật lý trị liệu, một số vấn đề của cơ thể sẽ được điều trị mà người bệnh không cần sử dụng thuốc.
  • Đối với hệ hô hấp, tiêu hóa: Quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi hơn do vật lý trị liệu giúp tăng nhu động ruột, dạ dày. Đồng thời, hệ hô hấp cũng trở nên khỏe mạnh, tăng dung tích sống, hỗ trợ điều trị tình trạng phế khí thũng, hen, xơ cứng phổ,…giúp phòng tránh nhiều rủi ro cho người bệnh.

Đối tượng thực hiện vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Dưới đây là một số trường hợp người bệnh nên tìm đến vật lý trị liệu để điều trị, cũng như phục hồi chức năng của bộ phận gặp vấn đề trên cơ thể:

  • Bệnh lý thần kinh và cơ: Người bị chấn thương sọ não, bại não, tổn thương tủy,…
  • Bệnh lý xương khớp: Người bị chấn thương, gãy xương, thoái hóa đốt sống cổ, vẹo hoặc gai cột sống, dây chằng bị thương tổn,…
  • Bệnh hô hấp, tim: Người bị viêm phổi, tắc phổi, hen phế quản,…
  • Bệnh bẩm sinh: Người có não bộ chậm phát triển, viêm màng não hoặc mắc dị tật bẩm sinh.
  • Sau giải phẫu: Thông thường, giai đoạn hậu phẫu, một số bộ phận vẫn chưa đi vào quá trình hoạt động bình thường. Do đó, bác sĩ sẽ xây dựng cho bệnh nhân các bài tập vận động trị liệu để phục hồi chức năng của một số bộ phận. 

Dựa vào tình trạng cụ thể của từng người mà vật lý trị liệu phục hồi chức năng sẽ được áp dụng. Trường hợp bệnh nặng, trên cơ thể có nhiều chấn thương, việc điều trị sẽ có sự hướng dẫn đồng thời của nhân viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa.

Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến

Hiện nay có rất nhiều phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng nhằm giúp người bệnh phục hồi chức năng, giảm đau, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng. Dưới đây là một số dạng cơ bản, bạn đọc có thể tham khảo:

Phương pháp vật lý trị liệu kéo giãn

Thông thường, phương pháp này được sử dụng cho đối tượng người bệnh cột sống. Kéo giãn các khoang đốt sống mang lại hiệu quả giảm đau, giúp cân chỉnh một số vấn đề tại cột sống. Ngoài ra, các tác dụng chính mà phương pháp này mang lại có thể kể đến như:

Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến
Phương pháp vật lý trị liệu cơ – động học kéo giãn
  • Giúp giảm áp lực cho nội đĩa đệm trong trường hợp hai thân đốt sống gần nhau bị tách ra xa. Đồng thời, đẩy dung dịch thấm nhanh vào bên trong đĩa đệm, bổ sung dinh dưỡng cho cơ quan này, làm nhỏ lại những đĩa đệm có tình trạng lồi ra ngoài.
  • Chỉnh lại những sai lệch ở cột sống, đốt sống, giúp cải thiện tư thế, giảm chèn ép lên dây thần kinh.
  • Giúp người bệnh giãn cơ, xoa dịu những cơn đau hiệu quả.

Phương pháp vật lý trị liệu cơ – động học kéo giãn dành cho bệnh nhân đang bị đau cột sống dưới sức ép của đĩa đệm lên các dây thần kinh. Đặc biệt, người đang bị vẹo cột sống lưng, cổ, người thoát vị đĩa đệm cũng có thể áp dụng phương pháp này.

Phương pháp vận động trị liệu

Vận động trị liệu là một trong những phương pháp vật lý trị liệu được nhiều người áp dụng hiện nay. Với cách thức này, người bệnh hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà khi gặp các vấn đề đơn giản. Trường hợp bệnh nặng, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên thực hiện theo hướng dẫn của người có chuyên môn. 

Lợi ích của vận động trị liệu có thể kể đến như: Tăng sức mạnh cho cơ bắp, sức bền cho cơ thể, phục hồi khả năng vận động của khớp, hỗ trợ quá trình lưu thông máu. Tránh tình trạng người bệnh thụ động khiến cho xương khớp xơ cứng khó khăn trong vận động và lao động.

Một số kỹ thuật vận động trị liệu:

  • Vận động thụ động: Phương pháp dành cho đối tượng người bệnh không có khả năng thực hiện các động tác vận động. Lúc này, người bệnh sẽ được các kỹ thuật viên hỗ trợ giúp vận động một số cơ, khớp để tránh tình trạng xơ cứng, teo khớp và tránh các cơn đau trong quá trình vận động.
  • Vận động chủ động có trợ giúp: Phù hợp cho người bệnh có thể tự thực hiện các thao tác, tuy nhiên vẫn còn gặp khó khăn. Các kỹ thuật viên vẫn hỗ trợ hoặc người bệnh được người nhà giúp đỡ. Đồng thời người bệnh cũng có thể cùng thực hiện với dụng cụ, máy móc bổ trợ nhằm giúp hoạt động thuận lợi hơn.
  • Vận động chủ động: Lúc này, người bệnh có thể tự thực hiện các kỹ thuật vật lý trị liệu mà không cần sự trợ giúp. Người bệnh nên thực hiện đều đặn giúp các chức năng tại bộ phận khiếm khuyết nhanh chóng phục hồi.
  • Vận động có trợ lực: Khi người bệnh đã tự thực hiện được các động tác vận động cơ bản, kỹ thuật viên sẽ cho người bệnh sử dụng thêm một số vật nặng hoặc kéo lò xo để tăng cường hiệu suất trị liệu.
  • Vận động phối hợp động tác: Người bệnh được hướng dẫn, sử dụng kết hợp với các bài tập khác. Điển hình như đạp xe, chạy xe đạp,…theo thể trạng của người bệnh.

    Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến
    Vận động trị liệu mang lại nhiều lợi ích cho ngươi bệnh, nhất là đối tượng bị xơ cứng khớp

Vận động trị liệu dành cho các đối tượng bệnh nhân bị viêm đau cơ, chèn ép dây thần kinh, người bị xơ cứng xương khớp, teo cơ. Ngoài ra, đối với bệnh nhân bị bại liệt cũng có thể áp dụng. Đều đặn thực hiện giúp kích thích hệ thần kinh dẫn truyền, phục hồi chức năng của nhiều bộ phận, cơ bắp trên cơ thể.

Phương pháp vật lý trị liệu nắn chỉnh

Nắn chỉnh là phương pháp được sử dụng giúp điều chỉnh lại những sai lệch xương khớp trở về trạng thái ổn định nhất có thể. Thông thường, vật lý trị liệu cơ động học nắn chỉnh được thực hiện cho những đối tượng gặp vấn đề tại cột sống. 

Phương pháp giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức lưng tại các vùng thấp, đau cổ. Ngoài ra, nắn chỉnh còn giúp người bệnh giảm đau đầu, tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh mà không cần can thiệp các phương pháp xâm lấn nguy cơ cao.

Phương pháp vật lý trị liệu xoa bóp

Xoa bóp thực chất là hành động cơ học kích thích lên các mô mềm. Sử dụng các lực chính như áp lực, kéo giãn, thực hiện nhịp nhàng. Tác dụng mà nó mang lại như:

  • Giúp các cơ mềm dẻo, giảm kích thích, đặc biệt là cải thiện các cơn đau. Khôi phục độ linh động của cơ khớp, tăng tuần hoàn máu trong cơ thể đến các khu vực bị tổn thương.
  • Kích thích cơ quan cảm giác, giảm đau, giúp người bệnh ức chế các cơn đau.
  • Làm giãn mao mạch, hạch bạch huyết giúp máu huyết lưu thông hiệu quả. Ngoài ra, thông qua xoa bóp lượng oxy và dưỡng chất sẽ được vận chuyển thuận lợi đến các khớp, cơ. Đồng thời, thông qua phương pháp này cơ thể cũng đào thải được độc tố.

    Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến
    Xoa bóp trị liệu kích thích lưu thông máu đến khu vực bị tổn thương

Phương pháp vật lý trị liệu xoa bóp phù hợp với đa số người bệnh. Ngoài hỗ trợ điều trị, phục hồi chức năng, xoa bóp còn giúp người bệnh giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi. Nhất là tình trạng tê liệt một số bộ phận trên cơ thể, khắc phục tình trạng đau nhức một cách toàn diện nhất.

Phương pháp vật lý trị liệu từ các tác nhân vật lý

Sử dụng một số tác nhân vật lý tác động lên những khu vực tổn thương giúp phục hồi chức năng cơ bản cho người bệnh. Một số tác nhân vật lý có thể kể đến như nhiệt, điện, nước,…Đây là phương thức điều trị theo kiểu thụ động, không sử dụng thay thế cho các biện pháp phục hồi chức năng chủ động khác. Cụ thể như:

  • Nhiệt trị liệu

Nhiệt trị liệu là phương pháp sử dụng sức nóng làm giãn các mao mạch tại chỗ hoặc toàn thân dưới tác động phản xạ. Phương pháp này giúp cải thiện tình trạng viêm do quá trình thực bào gây ra. Đồng thời, nhiệt trị liệu hỗ trợ thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh chóng hơn. 

Nhiệt độ được sử dụng từ 40 đến 50 độ C, thời gian điều trị trong khoảng 30 phút. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện đối với trường hợp bệnh nhân bị đau cơ, co rút, khớp bị giảm linh hoạt, xuất hiện tình trạng viêm cấp hoặc mãn tính. Một số phương pháp truyền nhiệt phổ biến như dẫn nhiệt, đối lưu hay bức xạ nhiệt.

Chống chỉ định đối với các trường hợp chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu. Không sử dụng lên vùng da bị mất cảm giác, bệnh nhân hôn mê, suy giảm trí tuệ, người bị mất kiểm soát điều hòa thân nhiệt. Ngoài ra, nhiệt trị liệu không phù hợp đối với người bị u nhú các loại. Cẩn thận khi áp dụng lên các vùng da của người già, trẻ em.

Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến
Nhiệt trị liệu là một trong những phương pháp vật lý trị liệu phổ biến
  • Chườm lạnh trị liệu

Chườm lạnh giúp giảm nhanh những cơn đau tại chỗ, giảm quá trình chuyển hóa, giảm áp lực cho hệ thần kinh cảm giác. Phương pháp này được chỉ định sử dụng cho những trường hợp bị giảm co rút, viêm, phù nề hoặc xảy ra chấn thương trong 24 đến 48 giờ.

Sử dụng một túi chườm lạnh với nhiệt độ thấp khoảng 5 độ C, thực hiện trong 20 đến 30 phút. Ngoài ra, người bệnh có thể thay thế túi chườm chuyên dụng bằng khăn lạnh, bồn nước với nhiệt độ thấp từ 13 đến 18 độ C. Hoặc tận dụng phòng phun hơi lạnh.

Chống chỉ định chườm lạnh cho người đang bị lạnh, viêm da. Đặc biệt không chườm lên vùng da không có mạch, người bị mất cảm giác, tăng huyết áp,…

  • Sử dụng nước trị liệu

Bên cạnh các phương pháp kể trên, thủy trị liệu được xem là phương pháp được nhiều người áp dụng nhất. Dưới tác dụng của sức ép của nước, cơ thể người bệnh sẽ chịu các tác động hỗ trợ điều trị các vấn đề sức khỏe. Nước được coi là môi trường thuận lợi giúp giảm đau, viêm khớp, co rút cơ hiệu quả. Phù hợp với bệnh nhân sau khi tháo bột để phục hồi chức năng chân, tay,…

Người bệnh có thể sử dụng bồn ngâm, ngâm một phần cơ thể hoặc toàn thân. Nhiệt độ nước lạnh – nóng tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý. Trong đó, bồn tắm một phần cơ thể thường có nhiệt độ 33.9 cho đến 43 độ C, ngâm trong 5 – 20 phút. Bồn tắm toàn thân có nhiệt độ từ 39 độ C, thời gian ngâm từ 20 – 30 phút.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện thủy trị liệu hai dòng nước nóng, lạnh xen kẽ. Nhiệt độ khi nước nóng khoảng 38 đến 44 độ C, ngâm trong 3 – 10 phút sau đó chuyển sang nước lạnh 16 độ C trong 4 – 10 phút.

Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến
Nước trị liệu hay thủy liệu là phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho nhiều đối tượng khác nhau
  • Ánh sáng trị liệu

Ánh sáng trị liệu hay còn gọi là quang trị liệu, đây là phương pháp điều trị các vấn đề của cơ thể bằng ánh sáng. Các dạng như ánh sáng từ mặt trời hoặc các loại đèn chuyên dụng. Cơ chế hoạt động dựa trên bức xạ ánh sáng giúp tiêu diệt các dạng khuẩn, đồng thời kích thích các tế bào da phát triển.

Quang trị liệu giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào cũng như xương khớp. Đồng thời nâng cao sức đề kháng cho người bệnh, chóng tình trạng phù nề xảy ra do chấn thương. Mạch được giãn nở, giảm đau từ căn nguyên, tiêu diệt tế bào hoại tử, phục hồi tổn thương hiệu quả.

Trường hợp mắc bệnh nặng như suy tim, thận, gan, lao, ung thư,…thường được điều trị toàn thân với ánh sáng mặt trời là chính. Đối với tình trạng có vết thương hở, xuất huyết, ổ viêm có mủ, khối u lành tính,…sẽ sử dụng ánh sáng hồng ngoại để điều trị. Chống chỉ định quang trị liệu đối với người bị quá mẫn khi tiếp xúc với ánh sáng. 

  • Điện trị liệu

Phương pháp sử dụng điện trong vật lý trị liệu giúp kích thích thần kinh. Các tín hiệu điện biến đổi không liên tục. Trong đó, tín hiệu xung thường là một dãy xung tuần hoàn, lặp lại theo chu kỳ, hoặc cũng có loại chỉ xung đơn một lần duy nhất.

Điện trị liệu có công dụng tái rèn luyện cơ, giúp phục hồi cơ teo, tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng co rút. Ngoài ra, điện trị liệu còn giúp giải phóng dẫn truyền xung thần kinh giúp người bệnh giảm đau, ngăn ngừa các biến chứng do bệnh lý gây ra.

Các phương pháp vật lý trị liệu phổ biến
Vật lý trị liệu bằng xung điện

Thời gian kích thích điện thường sẽ từ 10 cho đến 20 phút một lần. Mỗi ngày thực hiện 1- 3 lần, liệu trình kéo dài trong khoảng 10 ngày đến 15 ngày. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp đối với đối tượng bệnh nhân mắc nhồi máu động – tĩnh mạch, người bị loạn nhịp tim, gãy xương giai đoạn đầu, sốt, chảy máu, phụ nữ có thai, người bị mất cảm giác,…

Ưu nhược điểm của phương pháp vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả tích cực, giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng do các bệnh lý gây ra cho cơ thể. Về cơ bản, bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng mang lại cả ưu và nhược điểm riêng, vật lý trị liệu cũng vậy. Dưới đây là ưu và nhược điểm cụ thể:

Về ưu điểm: 

  • Vật lý trị liệu áp dụng các tác nhân vật lý vào điều trị, phù hợp cho đa dạng đối tượng người bệnh và bệnh lý khác nhau. Trong đó, trẻ em cũng có thể được thực hiện, không cần sử dụng nhiều thuốc điều trị. 
  • Nhờ không sử dụng thuốc nên bệnh nhân tránh được nguy cơ mắc tác dụng phụ so với khi sử dụng thuốc tân dược.
  • Mang lại hiệu quả dài lâu, một vài trường hợp người bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh chỉ thông qua vật lý trị liệu phục hồi chức năng.

    Ưu nhược điểm của phương pháp vật lý trị liệu
    Ưu nhược điểm của phương pháp vật lý trị liệu

Về nhược điểm: 

  • Thời gian phát huy tác dụng sẽ không nhanh chóng như khi sử dụng thuốc tân dược hoặc các biện pháp xâm lấn khác.
  • Người bệnh phải thực hiện trong thời gian dài, đòi hỏi có sự kết hợp sự giúp đỡ của người nhà hoặc kỹ thuật viên.
  • Ngoài vận dụng các phương pháp vật lý trị liệu, để đạt hiệu quả điều trị tốt người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là phương pháp an toàn, hiệu quả, góp phần thúc đẩy quả trình điều trị diễn ra thuận lợi. Người bệnh nhờ đó cải thiện được sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để có được kết quả tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng.

Có thể bạn quan tâm:

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Cấy chỉ Đông phương y pháp trở thành giải pháp giảm cân, giảm mỡ an toàn, hiệu quả cho hàng triệu bệnh nhân trên toàn quốc. Khám phá ngay!
Bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay nhanh phục hồi

Bài tập vật lý trị liệu đứt gân tay nhanh phục hồi

Tập vật lý trị liệu đứt gân tay giúp người bệnh phục hồi chức năng của cơ quan này. Có...

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối là gì?

Vật lý trị liệu trong điều trị tràn dịch khớp gối

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối là phương pháp giúp người bệnh phục hồi chức năng đơn giản....

Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả

Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả

Vật lý trị liệu bàn chân bẹt là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Tình trạng bàn chân bẹt...

Tình trạng chân vòng kiềng là gì?

Vật lý trị liệu chân vòng kiềng và thông tin cần biết

Vật lý trị liệu chân vòng kiềng bao gồm các bài tập vận động đơn giản hoặc kết hợp với...

Vật lý trị liệu bằng điện sinh học

Vật lý trị liệu bằng điện sinh học – Thông tin cần biết

Vật lý trị liệu bằng điện sinh học là phương pháp phổ biến hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.