Vật lý trị liệu vẹo cột sống và thông tin cần biết
Có lẽ bạn sẽ không quá xa lạ với bệnh cong vẹo cột sống và những bất lợi của tình trạng này đối với cuộc sống và cả công việc. Nhưng tình trạng xương hình chữ S hoàn toàn có thể khắc phục và trở lại hình dáng ban đầu nếu có phác đồ điều trị phù hợp. Một trong số đó là phương pháp vật lý trị liệu vẹo cột sống. Mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây để biết rõ hơn những thông tin cụ thể của phương pháp này.
Tìm hiểu những thông tin liên quan đến cong vẹo cột sống
Vẹo cột sống hay còn được gọi là cong vẹo cột sống – một trong những căn bệnh lạ trong xã hội hiện nay. Đây là tình trạng cột sống cong vẹo bất thường sang bên trái hoặc bên ngoài và làm mất đi đường cong vốn có theo tự nhiên.
Theo sự ghi nhận của Bộ Y tế, đối tượng mắc phải thường gặp nhiều nhất là lứa tuổi học sinh. Không riêng gì trẻ em, người lớn hay người làm việc văn phòng, người ngồi nhiều cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này.
Ngoài nguyên nhân tư thế ngồi không đúng, người lớn cũng có thể bị cong vẹo cột sống do mắc phải các bệnh về xương khớp như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, xẹp lún đốt sống,… Đa phần các căn bệnh này đều khiến cho cột sống bị yếu dần, lâu ngày các đốt sống trượt ra khỏi vị trí ban đầu.
Khi bị cong vẹo cột sống, người mắc phải có thể sẽ có những sự thay đổi nhất định kèm theo đó là các triệu chứng điển hình sau:
- Gai đốt sống không thẳng hàng;
- Phần bả vai nhô lên bất thường;
- Hai bên bả vai bên cao bên thấp;
- Trọng tâm của cơ thể bị lệch và có chiều hướng mất cân bằng;
- Tam giác eo tạo ra giữa phần và cánh tay có độ rộng hẹp không đồng nhất.
Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng cong vẹo cột sống, người bệnh cần phát hiện sớm và nhanh chóng điều trị càng sớm càng tốt để bệnh tình không nể nên nặng hơn. Bởi vì, khi bệnh đã trở nặng thì việc phát triển chiều cao sẽ bị ảnh hưởng không kém, gây dị dạng thân hình, ảnh hưởng đến khung ngực. Thậm chí, hiện tượng cong vẹo cột sống sẽ làm ảnh hưởng xấu đến tim và phổi.
Tham khảo thêm: Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Vật lý trị liệu vẹo cột sống là gì?
Điều trị cong vẹo cột sống bằng phương pháp vật lý trị liệu được đánh giá là tương đối an toàn, không dùng thuốc và không phẫu thuật. Việc điều trị đúng cách sẽ giúp hạn chế tối đa các dị dạng thân hình, tình trạng đường cong của cột sống bị bất thường cũng như rối loạn tư thế khi ngồi.
Thông thường, người bệnh sẽ tập cùng với các kỹ thuật viên có trình độ chuyên sâu. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện ra những triệu chứng bất thường khác, kỹ thuật viên cần thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp. Nếu thực sự cần thiết, thông báo cho bác sĩ chuyên khoa được biết để có hướng khắc phục phù hợp.
Có nên làm vật lý trị liệu cong vẹo cột sống hay không?
Như vừa mới đề cập, tình trạng cong vẹo cột sống làm ảnh hưởng không hề nhỏ để khả năng vận động, sức khỏe và giá trị thẩm mỹ. Việc điều trị càng sớm thì phác đồ điều trị càng đơn giản và hiệu quả phục hồi sớm hơn.
Do đó, người bệnh nên tiến hành thăm khám nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng đầu tiên như phần hông bên cao bên thấp, gai cột sống không thẳng hàng, cơ thể nghiêng sang một bên hay phần bả vai nhô ra bất thường.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đối tượng do rằng, tập vật lý trị liệu không đem lại nhiều kết quả tốt bằng việc phẫu thuật. Người bệnh cần nhớ rằng, mỗi phương pháp điều trị đều tồn tại những ưu và nhược điểm riêng. Chính vì vậy, cần kết hợp hài hòa những ưu điểm đó sẽ giúp bệnh tình khôi phục được hiệu quả.
Một số ưu điểm điển hình của phương pháp vật lý trị liệu cong vẹo cột sống được các kỹ thuật viên chỉ ra:
- Là một trong những phương pháp hạn chế được một số rủi ro đối với sức khỏe. Đặc biệt là trẻ nhỏ từ 10 – 15 tuổi, khi sử dụng thuốc hay phẫu thuật thì rất dễ làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tự nhiên. Thậm chí để lại các biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe như: shock thuốc, hôn mê, tê liệt các chi, tê liệt dây thần kinh;
- Mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo yếu tố chính xác thông qua việc điều trị đúng vị trí đốt sống đang bị sai lệch và trả lại đúng vị trí tự nhiên;
- Ít gây ra đau đớn, đồng thời giúp thư giãn cơ thể và gia tăng sự lưu thông của khí huyết;
- Không nhất thiết phải nhập viện hay mất thời gian để nghỉ dưỡng. Trong quá trình điều trị bệnh, bênh nhân hoàn toàn hoạt động nhẹ nhàng mà không nhất thiết phải kiêng cữ quá mức;
- Giúp nâng cao thể lực, tăng cường hệ miễn dịch và giúp phòng các bệnh lý khác một cách tự nhiên.
Gợi ý 5 bài tập vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống hiệu quả
Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống điển hình, người bệnh có thể tham khảo và luyện tập tại nhà:
Bài tập 1: Bài tập vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống ở tư thế ngồi
Mục tiêu của bài tập vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống ở tư thế ngồi là giúp làm giãn các cơ bên lõm của đường cong. Đồng thời, cải thiện độ dẻo của đường cột sống. Đối với bài tập này, người bệnh cần thực hiện ở tư thế ngồi trên ghế. Sau đó thực hiện các động tác sau:
- Động tác 1: Người tập ngồi trên một cái ghế tựa, đồng thời kê thêm một cái bàn và đặt một vật trên mặt bàn. Người tập thực hiện động tác xoay người để với lấy đồ vật từ phía đối diện với phần lõm của đường cong cột sống. Lặp lại động tác khoảng 10 lần.
- Động tác 2: Vẫn giữ nguyên tư thế ở vị trí ngồi trên ghế tựa. Người tập thực hiện động tác giơ 1 tay lên cao ở bên phần vai thấp, tay kia bám vào mép ghế. Giữ yên tư thế trong khoảng 5 – 10 phút rồi thả xuống và lặp lại động tác thêm vài lần.
Tham khảo thêm: Gai đôi cột sống L5 là gì? Chữa trị như thế nào?
Bài tập 2: Bài tập quỳ bốn điểm giúp tăng cường độ mềm dẻo cột sống
Bài tập vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống quỳ bốn điểm được thực hiện ở tư thế quỳ bốn điểm. Sau đó, người tập thực hiện các bước sau:
- Đưa một tay bên lõm của đường cong cột sống từ từ đưa lên phía trước. Đồng thời, đưa chân đối diện theo tay cùng lúc đưa lên;
- Người tập nhẹ nhàng đưa lên sao cho tạo thành một đường thẳng song song với mặt đất càng tốt;
- Giữ yên tư thế và không dịch chuyển vị trí của thân mình trong khoảng vài giây thì trở lại tư thế quỳ bốn điểm như ban đầu;
- Lặp lại động tác khoảng 10 lần.
Bài tập 3: Bài tập giúp tăng cường nhóm cơ lưng cho người bị cong vẹo cột sống
Để thực hiện bài tập này, người bệnh cần thực hiện theo các bước cơ bản sau:
- Người tập chuẩn bị tư thế như ngồi thiền ở Ấn Độ. Đồng thời, hai tay giữ một trái bóng nhỏ trên đưa lên đầu. Lúc này, bạn cần chắc chắn một điều là khuỷu tay chạm vào tường;
- Từ từ nâng thẳng lên trên và giữ yên khoảng 5 giây thì trở lại động tác ban đầu;
- Lặp lại động tác khoảng 10 lần.
Bài tập 4: Bài tập vật lý trị liệu cho nhóm khung chậu và cột sống
Người bị cong vẹo cột sống tập bài vật lý trị liệu cho nhóm khung chậu và cột sống theo các bước cơ bản sau:
- Người tập chuẩn bị tư thế đứng sao cho đầu, lưng và vai dựa vào tường. Đồng thời, gót chân cách tường khoảng 3 inch;
- Thư giãn và thả lỏng đầu gối, đồng thời từ từ cong nhẹ nhàng vùng xương chậu;
- Di chuyển từ từ qua lại nhưng vẫn giữ độ cong;
- Cố gắng lặp lại động tác thêm vài lần.
Trong những lần tập tiếp theo, nếu đã thấy sức khỏe ổn hơn, người tập có thể tập luyện mà không cần dựa vào tường để mang lại kết quả tốt hơn.
Bài tập 5: Bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường độ giãn nở của lồng ngực bằng bài tập hít thở sâu
Bài tập vật lý trị liệu giúp tăng độ giãn nở của lồng ngực được thực hiện như sau:
- Người bệnh chuẩn bị và sử dụng gối mềm để kê sau lưng;
- Tiếp đến là ngả lưng ra gối ở tư thế nửa nằm nửa ngồi với hai tay đặt dưới cơ hoành;
- Bước đầu tiên cần hít thởi sâu vào và từ từ thở ra;
- Lặp lại nhịp thở khoảng 10 lần.
Tham khảo thêm: Bệnh viêm cột sống dính khớp có ảnh hưởng đến sinh sản?
Tập vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống cần lưu ý những gì?
Để việc tập luyện được đảm bảo độ ăn toàn cũng như phòng ngừa một số biến chứng nguy hiểm, trước và trong quá trình luyện tập bài tập vật lý trị liệu chữa vẹo cột sống, người tập cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý;
- Nên luyện tập cùng với kỹ thuật viên để có được hiệu quả tốt nhất;
- Tuyệt đối không nên luyện tập quá sức, thay vào đó nên tập ở mức vừa đủ và tránh hấp tấp;
- Kiên trì luyện tập mỗi ngày và không nên nản ở những lần tập đầu tiên;
- Tuyệt đối không nên dừng tập đột ngột nếu chưa cần thiết;
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi chặc chẽ tình trạng sức khỏe. Từ đó, điều chỉnh chế độ luyện tập theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc điều trị và khôi phục sự vận động cũng như hình dáng của cột sống. Nếu người bệnh cảm nhận phương pháp điều trị này đủ an toàn và hiệu quả thì có thể áp dụng để điều trị cùng với chuyên gia hay kỹ thuật viên. Bên cạnh đó, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về những vấn đề có liên quan khác để biết thêm thông tin.
Có thể bạn quan tâm
- Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả
- Các bài tập vật lý trị liệu cho lưng đơn giản, hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!