Vật lý trị liệu chân vòng kiềng và thông tin cần biết

Vật lý trị liệu chân vòng kiềng bao gồm các bài tập vận động đơn giản hoặc kết hợp với máy tập. Thường áp dụng cho người lớn và được thực hiện ngay tại nhà theo hướng dẫn của kỹ thuật viên. Bên cạnh tập vật lý trị liệu, phòng tránh tình trạng chân vòng kiềng ngay từ nhỏ cũng là việc vô cùng quan trọng.

Tình trạng chân vòng kiềng là gì?

Chân vòng kiềng là hiện tượng chân bị cong, không đứng thẳng như những người bình thường. Đặc biệt, bạn có thể quan sát được thông qua tình trạng hai đầu gối không chạm được vào nhau khi khép chân chạm hai mắt cá.

Tình trạng chân vòng kiềng là gì?
Chân vòng kiềng là một dị tật hình thành từ khi còn nhỏ

Những bất thường trong xương khớp hình thành nên tình trạng chân vòng kiềng. Để điều trị, bác sĩ có thể cân nhắc cân chỉnh bằng phẫu thuật, bó bột cố định tư thế chân, nắn chân hoặc brace để giúp xương trở về hình dạng ổn định nhất. 

Ngoài cách tác động bằng ngoại khoa. Một số trường hợp chân vòng kiềng có thể chữa trị bằng biện pháp tập vật lý trị liệu. Các động tác giúp tác động đến sự phát triển của xương, phục hồi hiện tượng chân cong một cách chầm chậm, an toàn.

Chân vòng kiềng xuất hiện ở trẻ em từ khi chào đời hoặc có thể bắt đầu hình thành khi bé phát triển. Đây cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là nguy cơ bé mắc bệnh còi xương, blount cao. Cần điều trị sớm để hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Trong đó có thể kể đến tình trạng viêm khớp hông hoặc đầu gối.

Nhận biết sớm và can thiệp sẽ giúp bé phòng tránh được các rủi ro cho sức khỏe và khả năng vận động về sau. Theo đó, các chuyên gia hướng dẫn phụ huynh kiểm tra con có mắc chứng bệnh này không thông qua động tác khép hai mắt các chân chạm nhau, quan sát đầu gối có chạm nhau được bình thường hay không.

Thông thường, trẻ em ở độ tuổi từ 12 đến 18 tháng sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu chân cong. Tình trạng có thể diễn ra ở một bên chân hay cả hai chân. Hình dáng phổ biến của bệnh nhân mắc chứng chân vòng kiềng như chân đứng theo kiểu chữ X, O hoặc K.

Khi nhận thấy con có những dấu hiệu này, bạn nên đưa con đến thăm khám y tế để được hỗ trợ. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Trường hợp người trưởng thành bị chân vòng kiềng, khi cần thiết sẽ tiến hành giải phẫu nắn chỉnh. Đồng thời, kết hợp vật lý trị liệu phục hồi khả năng vận động cho xương khớp.

Vì sao lại xảy ra tình trạng chân vòng kiềng?

Chân vòng kiềng có thể xuất hiện ở trẻ em và người lớn. Dưới đây là những nguyên nhân gây nên tình trạng này:

  • Di truyền: Chân vòng kiềng xuất hiện chủ yếu là kết quả của di truyền. Khi đó, trẻ em sinh ra sẽ có kết cấu xương không giống với những người có chân thẳng bình thường khác. Ngoài ra, một số trường hợp bị rối loạn phát triển xương khiến cho chân bắt đầu biến dạng theo độ tuổi. Theo thống kê, ông bà hoặc cha mẹ mắc chân vòng kiềng sẽ có tỷ lệ sinh con mắc phải dị tật này khá cao.
  • Gãy xương: Chân vòng kiềng là một biến dạng của xương khớp mà nguyên nhân gây nên có thể là do chấn thương gây ra. Tình trạng xương bị gãy không được điều trị đúng phương pháp lâu dần khiến cho chân bị dị tật. Đặc biệt, hiện tượng này xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Do xương của trẻ mềm và yếu hơn, dễ bị biến dạng nếu vô tình gặp phải một tác động mạnh.
    Vì sao lại xảy ra tình trạng chân vòng kiềng?
    Có nhiều nguyên nhân gây nên dị tật chân vòng kiềng như di truyền, thừa cân, hoặc do cơ thể thiếu dinh dưỡng,…
  • Thừa cân ở trẻ nhỏ: Xương khớp chưa ổn định và vững chắc như người trưởng thành, do đó trẻ em nếu bị dư cân quá mức sẽ gặp phải dị tật chân vòng kiềng. Nhất là những em bé thừa cân, di chuyển sớm khi chân còn yếu sẽ dễ dàng mắc bệnh hơn những đứa trẻ bình thường khác.
  • Ngộ độc flo, chì: Ngộ độc là một trong những nguyên nhân khiến trẻ em bị chân vòng kiềng.
  • Thiếu dinh dưỡng: Đây là yếu tố gây nên bệnh lý xương khớp phổ biến, trong đó có chứng chân vòng kiềng. Đặc biệt, tình trạng này xuất hiện phổ biến đối với những em bé bị thiếu hụt canxi, vitamin D ngay từ khi còn nhỏ. Vấn đề này khiến cho bé dễ bị còi xương, xương yếu hoặc gây dị tật chân vòng kiềng.

Để điều trị, hiện nay y học có nhiều biện pháp can thiệp khắc phục cho đối tượng trẻ em hoặc với cả người trưởng thành. Riêng trường hợp phát hiện chân vòng kiềng muộn, để điều trị cho người lớn, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật hoặc vận dụng vật lý trị liệu trong thời gian dài.

Vật lý trị liệu chân vòng kiềng cho người lớn tại nhà

Như đã đề cập, vật lý trị liệu chân vòng kiềng cho người lớn có thể thực hiện tại nhà. Biện pháp này thường được tiến hành cho đối tượng chân vòng kiềng ở mức độ nhẹ, có thể điều chỉnh thông qua bài tập vận động hỗ trợ cải thiện trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, đối với các đối tượng đã tiến hành phẫu thuật cũng có thể áp dụng tập luyện dưới hướng dẫn của các kỹ thuật viên. Thông qua việc luyện tập, khả năng vận động của hai chi dưới sẽ dần ổn định. Đồng thời, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, giúp người bệnh mau chóng đi lại bình thường. Dưới đây là các bài tập cơ bản:

Bài tập Squat điều trị chân vòng kiềng

Dưới tác động của chứng chân cong, người bệnh có thể bị đau mỏi khớp gối thường xuyên, nhất là khi phải vận động hay đi lại thường xuyên. Với động tác Squat đơn giản, người bệnh có thể tăng cường độ dẻo dai cho xương khớp, giúp chân săn chắc, cải thiện chân vòng kiềng hiệu quả. Thực hiện:

Vật lý trị liệu chân vòng kiềng cho người lớn tại nhà
Động tác Squat cần thực hiện đúng
  • Người bệnh đứng mở hai chân rộng bằng vai, mắt nhìn thẳng.
  • Hai mũi chân và đầu gối hướng về phía trước.
  • Hai tay có thể khoanh trước ngực hoặc chống lên hông.
  • Sau đó, người bệnh từ từ hạ người, lưng và vai giữ thẳng.
  • Tư thế đùi song song với mặt đất, giữ trong khoảng 2 – 3 nhịp đếm. 
  • Siết chặt cơ bụng, đùi rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Lặp lại động tác vài vòng, không khom người nên giữ thẳng lưng trong quá trình luyện tập.

Kết hợp tạ máy tập vật lý trị liệu chân vòng kiềng

Đạp tạ bằng máy nâng đùi là một trong những bài tập vật lý trị liệu kết hợp với máy để cải thiện chứng chân vòng kiềng. Theo đó, người bệnh chỉ cần nằm lên ghế tập, hít sâu rồi gồng cơ mông, cơ đùi. Tiến hành đạp mạnh lên bàn đạp của máy về phía trước mặt.

Giữa chân thẳng kết hợp hít thở đều. Thực hiện đạp và hạ bàn đạp lên xuống theo hướng dẫn của kỹ thuật viên. Chú ý thực hiện sao cho đúng động tác để tránh những tổn thương khiến tình trạng chân vòng kiềng bị ảnh hưởng.

Bài tập vật lý trị liệu chân vòng kiềng nhón chân đơn giản

Nhón chân là một động tác vô cùng đơn giản có tác động cải thiện tình trạng chân vòng kiềng tại nhà. Ngoài việc ổn định xương khớp, nhón chân còn giúp bắp chân trở nên to khỏe, tăng lực cho chân. Phù hợp với người đang mắc suy tĩnh mạch chi dưới. Thực hiện:

Vật lý trị liệu chân vòng kiềng cho người lớn tại nhà
Bài tập nhón chân đơn giản có thể tập nhiều lần trong ngày
  • Người bệnh đứng ở mặt phẳng thăng bằng.
  • Sau đó kiễng cao gót chân lên cao nhất có thể.
  • Tiếp đến từ từ thả lỏng rồi hạ chân xuống.
  • Động tác thực hiện lặp lại 20 – 30 lần, mỗi ngày tập 7 lần để giúp xương khớp dần ổn định.

Sử dụng đai giúp điều trị chân vòng kiềng hiệu quả

Ngoài việc tập luyện những bài tập vật lý chữa chân vòng kiềng bằng máy hoặc vận động đơn giản không dùng máy. Người bệnh có thể kết hợp tập với đai để giúp việc điều trị được hiệu quả hơn.

Đai chữa chân vòng kiềng hiện có bán ở nhiều nơi trên thị trường. Nhờ vào tác động lực ép của đai, hai chân sẽ được giữ thẳng, thay đổi kết cấu cơ bản của khớp và xương. Từ đó mà người bệnh sớm khắc phục được tình trạng chân vòng kiềng.

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu chân vòng kiềng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đối tượng trải qua phẫu thuật cần chăm sóc hậu phẫu và kết hợp luyện tập phục hồi khả năng vận động của hai chi dưới theo lịch của bác sĩ, tránh hấp tấp, vội vã làm ảnh hưởng đến vết thương.

ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 10 Bác sĩ vật lý trị liệu giỏi nhất nước ta hiện nay

Cải thiện và phòng ngừa chân vòng kiềng cho trẻ em

Đối với trường hợp trẻ em bị chân vòng kiềng. Ngoài biện pháp vận động trị liệu, việc bổ sung dinh dưỡng là hết sức cần thiết. Do những tác động từ nhỏ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương chân như cân nặng dư thừa, thiếu dinh dưỡng, vitamin cần thiết.

Do đó, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây để giúp bé cải thiện tình trạng chân vòng kiềng, cũng như phòng tránh các rủi ro không mong muốn:

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Đối với người trưởng thành, thiếu vitamin D sẽ gây nên bệnh loãng xương. Trường hợp trẻ nhỏ không được cung cấp đủ dưỡng chất thường bị còi xương nguy hiểm. Có thể nói đây là một trong những nguyên do hàng đầu gây nên chứng chân vòng kiềng ở trẻ em.

Cải thiện và phòng ngừa chân vòng kiềng cho trẻ em
Bổ sung cho trẻ đầy đủ dinh dưỡng, nhất là thực phẩm giàu canxi, vitamin D,…

Chính vì thế, để sớm phục hồi cho trẻ, ngăn ngừa tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn, bố mẹ nên cung cấp cho con nguồn dinh dưỡng đầy đủ từ thực phẩm có nhiều canxi, vitamin D, phốt pho,…Chẳng hạn như các loại sữa, bột hoặc ngũ cốc dinh dưỡng,…cho con đi tắm nắng sớm giúp chuyển hóa canxi tốt hơn cho cơ thể.

Kiểm soát cân nặng cho bé

Cân nặng dư thừa như đã đề cập trong nội dung bên trên là nguyên nhân làm trẻ bị chân cong. Hai chi dưới có thể bị biến dạng khi phải chịu sức ép của trọng lượng cơ thể, nhất là khi bé đi đứng sớm. 

Ngoài ra, trường hợp bé thừa cân cũng tăng nguy cơ mắc chứng blount. Đây là tình trạng rối loạn phát triển xương ở ống chân. Nếu kéo dài sẽ khiến chân thấp chân cao hoặc chân vòng cung.

Chính vì thế, bố mẹ nên cung cấp dinh dưỡng cho bé, cân bằng dưỡng chất, đồng thời giúp trẻ kiểm soát cân nặng. Tránh để bé ăn nhiều đồ béo, đồ ngọt hoặc sử dụng nhiều thức uống có ga,…Tốt nhất, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để con có bữa ăn ngon vừa phát triển thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ.

Cho bé tắm nắng 

Tắm nắng đúng phương pháp mang đến nhiều lợi ích cho trẻ em. Thông qua quá trình hấp thụ vitamin D có trong ánh mặt trời tự nhiên giúp trẻ phát triển ổn định xương khớp và răng. Những em bé sơ sinh có thể tắm nắng sớm hàng ngày trong khung giờ từ 6 đến 9h sáng để kích thích phát triển và trao đổi chất trong cơ thể. Đặc biệt, thông qua đó, xương khớp của bé cũng trở nên chắc khỏe hơn, phục hồi dấu hiệu chân cong ngay từ đầu.

Cải thiện và phòng ngừa chân vòng kiềng cho trẻ em
Tắm nắng đúng cách giúp bé chuyển hóa canxi tốt hơn, cải thiện các vấn đề xương khớp

Trên đây là bài tập vật lý trị liệu chân vòng kiềng cho người lớn và biện pháp phòng ngừa cho trẻ em. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng cho các đối tượng bệnh nhân cụ thể. Trong trường hợp chân có tổn thương hoặc đã can thiệp ngoại khoa, việc luyện tập nên có sự giám sát của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên chuyên môn, phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh là gì?

Vật lý trị liệu vỗ rung lấy đờm cho trẻ sơ sinh

Vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh thường được áp dụng là liệu pháp vỗ rung. Vỗ rung long đờm giúp cải thiện các bệnh lý đường...
Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả

Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả

Vật lý trị liệu bàn chân bẹt là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Tình trạng bàn chân bẹt...

Các bài tập vật lý trị liệu cho lưng đơn giản, hiệu quả

Các bài tập vật lý trị liệu cho lưng đơn giản, hiệu quả

Các bài tập vật lý trị liệu cho lưng giúp người bệnh đang gặp vấn đề ở khu vực này...

Vật lý trị liệu là gì?

Vật lý trị liệu – Phương pháp phục hồi chức năng tốt nhất

Vật lý trị liệu là phương pháp hỗ trợ người bệnh phục hồi chức năng tốt nhất, được áp dụng...

Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới giúp người bệnh phục hồi chức năng chi dưới, phòng...

Tổng quan về tình trạng cứng khớp gối

Bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối giúp dễ vận động

Tập vật lý trị liệu cứng khớp gối là phương pháp giúp người bệnh giảm đau khi vận động khớp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *