Siêu âm trị liệu là gì? Ai có thể áp dụng?

Siêu âm trị liệu là phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng được sử dụng rộng rãi. Với cách thức này, người bệnh cải thiện được tình trạng đau, giúp vết thương mau chóng hồi phục, thuốc dẫn truyền qua da một cách thuận lợi hơn.

Siêu âm trị liệu là gì? Ai có thể áp dụng?
Siêu âm trị liệu là gì? Ai có thể áp dụng?

Siêu âm trị liệu là gì?

Siêu âm trị liệu là phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng, sử dụng tác nhân vật lý là sóng siêu âm giúp làm lành vết thương, đồng thời dẫn truyền thuốc qua da. Thông thường tần số sóng được sử dụng là từ 0.7 đến 3.3, tác dụng kích thích quá trình hấp thu năng lượng tại các mô mềm của cơ thể. Tai người sẽ không nghe được các sóng này.

Vậy sóng siêu âm được tạo ra như thế nào? Tại đầu phát của máy siêu âm, một dòng điện xoay chiều cao tần được sử dụng để tác động lên tinh thể ở vị trí này. Tinh thể chịu sự tác động của dòng điện xoay chiều sẽ giãn nở với mức độ tương ứng. Khi đó, dưới tác động của sự giãn nở, vật chất sẽ bị ép lại. Đến khi tinh thể co lại, vật chất sẽ loãng ra.Chính sự thay đổi đó tạo nên sóng siêu âm trong vật lý trị liệu.

Ngoài ra, để áp dụng kỹ thuật này, người ta còn sử dụng thêm một loại gel, tác dụng dẫn truyền sóng âm. Nguyên nhân là vì, có sự phản xạ âm giữa đầu phát và không khí, chính vì thế người ta mới lót giữa da và đầu phát lớp gel này. Thông qua đó, siêu âm sẽ truyền qua nước, bàng quang hoặc truyền âm vào bên trong cơ thể.

Tác dụng của phương pháp siêu âm trị liệu

Vậy siêu âm trị liệu mang đến tác dụng gì cho người bệnh? Dưới đây là một số công dụng của phương pháp này:

  • Tác dụng nhiệt: Nhiệt mà siêu âm trị liệu mang lại giúp người bệnh thư giãn, cải thiện tình trạng đau nhức. Đồng thời, nhiệt giúp hoạt động của các tế bào linh hoạt hơn, mạch máu được giãn nở giúp tuần hoàn ổn định. Quá trình đào thải của cơ thể được hoàn thiện, giảm tình trạng viêm.
  • Tác dụng cơ học: Sóng siêu âm giúp cho các ion nội – ngoại bào tăng khả năng vận động, chúng di chuyển liên tục. Nhờ đó, tính thấm và hoạt tính của màng tế bào cũng được thay đổi theo chiều hướng tích cực.

    Tác dụng của phương pháp siêu âm trị liệu
    Tác dụng của phương pháp siêu âm trị liệu

Nhìn chung, siêu âm trị là phương pháp mang lại nhiều tác dụng cho ngành y học. Sử dụng nhiệt nông, sâu giúp làm dịu những cơn co thắt, đau nhức cho người bệnh. Phương pháp giúp các vùng tổn thương nhanh chóng phục hồi, phù hợp điều trị những chấn thương, viêm ở các mô mềm, loét da, gãy xương,…

Ai có thể áp dụng siêu âm trị liệu?

Nhờ những tác dụng vượt trội kể trên, siêu âm trị liệu trở thành phương pháp được nhiều người quan tâm. Các trường hợp sử dụng vật lý trị liệu bằng siêu âm như:

  • Người bị tổn thương khớp, xương hoặc phần mềm sau khi trải qua chấn thương.
  • Người đang gặp vấn đề thần kinh ngoại vi, tuần hoàn ngoại vi.
  • Người bị viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch, cơ, thoái hóa.
  • Người mắc các bệnh lý về nội tạng.
  • Người đang bị đau, co thắt tại một số bộ phận trên cơ thể.

Chống chỉ định và lưu ý đối với siêu âm trị liệu

Mặc dù có nhiều công dụng và phù hợp điều trị cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, siêu âm trị liệu cũng có một số trường hợp không thể áp dụng. Điển hình, các bộ phận không thể sử dụng phương pháp này như mắt, não, tim, cơ quan sinh dục, tủy hoặc khu vực đang bị chảy máu, có vết thương hở, khối u, nhiễm trùng, hay viêm tắc tĩnh mạch.

Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân bị gãy xương, viêm cần phải thận trọng. Siêu âm trị liệu ít gây tác dụng phụ như sử dụng thuốc tân dược điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách, người bệnh có thể bị bỏng.

Các thông số của kỹ thuật siêu âm trị liệu

Dưới đây là các thông số kỹ thuật của phương pháp này:

  • Tần số: Tùy vào độ sâu tại các mô cần điều trị mà tần số được sử dụng linh hoạt. Thông thường, với độ sâu khoảng 5cm, tần số được sử dụng là 1MHz. Trường hợp độ sâu của mô từ 1 – 2 cm thì tần số thường được sử dụng là 3MHz.
  • Chu kỳ xung: Lựa chọn dựa theo mục tiêu điều trị, có thể là 100% hoặc 20%.
  • Cường độ: Tương tự như chu kỳ xung, cường độ cũng sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với mục đích điều trị. Cường độ đảm bảo sao cho người bệnh được thoải mái nhất có thể, đồng thời phát huy tác dụng điều trị hiệu quả nhất.

    Các thông số của kỹ thuật siêu âm trị liệu
    Các thông số của kỹ thuật siêu âm trị liệu
  • Thời gian điều trị: Thông thường, thời gian thực hiện siêu âm trị liệu sẽ diễn ra khá nhanh, chỉ từ 5 đến 10 phút. Trường hợp điều trị chữa lành tổn thương của xương thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn, sử dụng cường độ điều trị thấp.
  • Số lần điều trị: Bác sĩ sẽ chỉ định số lần điều trị dựa trên tình hình thực tế của người bệnh.

Cách tiến hành siêu âm trị liệu

Trước khi thực hiện phương pháp siêu âm trị liệu, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sàng lọc người bệnh. Thông qua các biểu hiện, triệu chứng, chuyên gia sẽ đưa ra kế hoạch, mục tiêu điều trị cụ thể.

Khi đã xác định được phương pháp này là hình thức can thiệp phù hợp, người bệnh sẽ bước vào quá trình trị liệu. Cách tiến hành như sau:

  • Người bệnh được người thực hiện thao một lượng gel lên khu vực cần điều trị.
  • Sau đó, người thực hiện sẽ lựa chọn đầu âm điện tích, thông số tương thích, phù hợp với mục tiêu điều trị.
  • Tiến hành đưa đầu âm lên khu vực cần tác động, khởi động máy và bắt đầu di chuyển đầu âm.
  • Kết thúc thời gian điều trị, người thực hiện sẽ tháo chất dẫn âm rời ra khỏi đầu âm và người bệnh. Kiểm tra, đánh giá sự thay đổi.

Siêu âm trị liệu là một trong các phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng rộng rãi. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện đối với đối tượng phù hợp thông qua thăm khám sàng lọc. Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Kết hợp điều trị và chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng, rút ngắn quá trình điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Trung tâm Đông phương Y pháp được biết đến là địa chỉ khám chữa bệnh không dùng thuốc uy tín, được tin tưởng, lựa chọn nhiều nhất trên cả nước. Trong đó, thế mạnh của đơn vị là Vật lý trị liệu với kỹ thuật cao, đã được Bộ y tế cấp phép thực hiện.
Vật lý trị liệu bằng điện sinh học

Vật lý trị liệu bằng điện sinh học – Thông tin cần biết

Vật lý trị liệu bằng điện sinh học là phương pháp phổ biến hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng...

Vật lý trị liệu vẹo cột sống và thông tin cần biết

Có lẽ bạn sẽ không quá xa lạ với bệnh cong vẹo cột sống và những bất lợi của tình...

Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả

Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả

Vật lý trị liệu bàn chân bẹt là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Tình trạng bàn chân bẹt...

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối là gì?

Vật lý trị liệu trong điều trị tràn dịch khớp gối

Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối là phương pháp giúp người bệnh phục hồi chức năng đơn giản....

Ưu - Nhược điểm của việc tập vật lý trị liệu tại nhà

Trung tâm vật lý trị liệu phục hồi chức năng tốt ở Hà Nội

Lựa chọn địa chỉ phù hợp để tập luyện, cải thiện khả năng vận động và sức khỏe tốt cũng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.