Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng bàn tay, ngón tay
Tập vật lý trị liệu bàn tay giúp phục hồi khả năng vận động của bàn tay sau những chấn thương hoặc khắc phục tình trạng bệnh lý liên quan. Người bệnh nên thực hiện theo hướng dẫn từ người điều trị trực tiếp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số bài tập thường được áp dụng.
Tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng bàn tay, ngón tay
Bàn tay là bộ phận đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của con người. Đây là bộ phận tham gia vào hầu hết công việc, sinh hoạt, nhất là tác dụng cầm, nắm đồ vật,… Song song đó, đôi bàn tay cũng là vị trí có thể chịu tổn thương dễ dàng do phải thường xuyên vận động, va chạm, tiếp xúc với nhiều đồ vật khác.
Một số nguyên nhân khiến bàn tay, ngón tay, cổ tay suy yếu như bệnh lý hoặc do chấn thương. Trong đó, các bệnh lý liên quan có thể kể đến như hội chứng ống cổ tay, viêm cơ giun tay, cơ gan tay, bệnh tai biến mạch máu não,….
Thông quan thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp điều trị phù hợp. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một trong số bước giúp khắc phục tình trạng mỏi, yếu, khó cử động của bàn tay, cổ tay. Phục hồi chức năng bàn tay, ngón tay có thể thực hiện tại cơ sở y tế hoặc tập luyện điều đặn tại nhà.
Đây được xem là biện pháp thúc đẩy quá trình trị liệu hiệu quả, giúp người bệnh nhanh chóng quay lại với công việc thường ngày, năng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe. Hiện nay, có rất nhiều biện pháp tập vật lý trị liệu cho bàn tay, ngón tay.
Trong đó, người bệnh có thể luyện tập không cần dụng cụ hỗ trợ hoặc kết hợp với dụng cụ. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay dưới đây:
Tập vận động thụ động
Người bệnh sẽ cần có sự hướng dẫn và thực hiện cùng với bác sĩ điều trị hoặc kỹ thuật viên. Các động tác đơn giản như sau:
– Tập gấp duỗi bàn tay: Đặt tay của người bệnh ở tư thế gấp khuỷu tay lên một góc 90 độ. Người hỗ trợ sử dụng bàn tay phải, úp bàn tay vào phía mu bàn tay của người bệnh. Tay trái thì giữ cổ tay của người bệnh. Sau đó, người hỗ trợ sẽ từ từ gấp bàn tay của mình lại để ép các ngón tay của bệnh nhân vào bên trong. Động tác này giúp người bệnh cuộn các ngón tay lại, thực hiện đến khi bàn tay của người bệnh trong như nắm đấm. Tiếp đến, người hỗ trợ thả các ngón để trở về tư thế ban đầu.
Tham khảo thêm: Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả
– Tập dạng khép: Đặt lòng bàn tay của bệnh nhân xuống dưới giường, để ngón tay được duỗi thẳng tự nhiên. Tay trái của người hỗ trợ lúc này sẽ nắm lấy cổ tay của người bệnh. Sau đó, sử dụng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay phải, nắm giữ một ngón tay của bệnh nhân. Tiến hành di chuyển dạng rồi khép tất cả các ngón tay.
– Tập duỗi, gấp khớp ngón cái: Tương tự như bài tập thứ nhất, khuỷu tay của người bệnh đặt ở tư thế gập 90 độ. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ nắm bàn tay của người bệnh đặt trong lòng bàn tay phải, giữ các ngón tay của người bệnh ngửa lên trên, các ngón duỗi thẳng. Tiếp đến, lấy bàn tay trái kéo duỗi ngón cái của người bệnh ra – vào để khớp ngón cái trở lại linh hoạt.
– Tập ngón cái đối chiếu với bốn ngón tay còn lại: Tư thế ban đầu tương tự như bài tập bên trên. Người hỗ trợ sẽ giúp bệnh nhân luyện tập bằng cách giữ tay của người bệnh nằm trong lòng bàn tay phải của mình. Tiếp đến giữ các ngón tay của người bệnh bằng ngón cái, đảm bảo chúng được giữ thẳng. Sau đó, di chuyển ngón tay của người bệnh từ lòng bàn tay ra ngoài, rồi vào trong liên tiếp đến các ngón tay khác.
Tập vận động với dụng cụ
Trường hợp bàn tay, ngón tay đã được tập vật lý trị liệu thụ động có hỗ trợ, khớp quen dần với cường độ vận động sẽ được chuyển sang tập chủ động với dụng cụ mà không cần sự trợ giúp của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên. Bạn có thể tham khảo một số động tác tập với bóng cao su mềm như sau:
- Tập nắm bóng: Người bệnh giữ bóng chặt hết mức có thể trong lòng bàn tay, sau đó bóp bóng, giữ rồi thả lỏng. Lặp lại động tác trong 10 lần cho đôi bàn tay.
- Tập ngón tay cái: Đặt bóng vào vị trí ngón cái đang uốn cong và hai ngón tay gần kề mở rộng. Sau đó duỗi thẳng các ngón tay để lăn bóng, lặp lại động tác trong khoảng 10 lần cho hai bàn tay.
- Tóm bóng: Giữ cho quả bóng nằm ở vị trí giữa ngón cái và ngón giữa. Sau đó tiến hành ép hai ngón tay sau đó giữ và thả lỏng. Lặp lại liên tục 10 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Tập lăn bóng: Để quả bóng trong lòng bàn tay, tiếp đến đưa ngón tay từ từ về vị trí gốc của ngón tay út. Tập liên tục 10 lần cho cả hai bàn tay.
- Tập kẹp ngón tay: Người bệnh đặt quả bóng cao su ở vị trí giữa hai ngón tay bất kỳ. Sau đó, cố gắng bóp hai ngón tay vào nhau, giữ trong vài giây rồi thả lỏng lại bình thường. Lặp lại 10 lần cho hai bàn tay.
- Động tác cắt kéo: Sử dụng đoạn thun dẻo, sau đó kéo dãn 2 ngón tay với dây thun. Lặp lại 10 lần.
- Tập gập cổ tay: Để tay nghiêng, sau đó bóp chặt quả banh cao su rồi gập cổ tay về hết mức, giữ lại trong 10 giây. Tiếp đến thả lỏng tay về tư thế ban đầu. Thực hiện 10 lần hoặc tập theo sức chịu đựng của bản thân.
- Tập duỗi cổ tay: Tương tự như động tác trên, người bệnh để tay ngửa, sau đó bóp nhẹ quả bóng, nghiêng tay về phía ngón út. Giữ 10 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.
- Tập kích thích lòng bàn tay: Người bệnh đặt quả bóng vào lòng bàn tay cần trị liệu. Sau đó sử dụng lục vừa đủ để di chuyển quả bóng xung quanh lòng bàn tay. Luyện tập đến khi thấy cổ tay mỏi thì dừng lại.
Tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay tương đối đơn giản. Tuy nhiên, người bệnh cần xác định nguyên nhân gây yếu cơ ở bàn tay và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trường hợp chấn thương nặng hoặc mắc bệnh lý xương khớp nguy hại sẽ được chỉ định điều trị với biện pháp chuyên sâu trước khi tham gia luyện tập vật lý trị liệu.
Tham khảo thêm: Bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối giúp dễ vận động
Một số lưu ý khi tập vật lý trị liệu phù hồi chức năng bàn tay, ngón tay
Tập vật lý trị liệu giúp người bệnh phục hồi chức năng của bàn tay, ngón tay, sớm quay lại sinh hoạt bình thường. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, bên cạnh luyện tập người bệnh nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc người hỗ trợ có kinh nghiệm, chuyên môn. Tránh việc tự ý luyện tập, vận động mạnh khiến vùng cần điều trị bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Không nên cố quá sức, chỉ luyện tập theo khả năng. Nếu cảm thấy mệt thì dừng lại, một số trường hợp mới làm quen sẽ bị đau, nên kiên trì và tập từ dễ đến khó.
- Hạn chế khiêng vác hoặc cầm nắm vật quá cứng, quá nặng trong thời gian điều trị.
- Kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế các thực phẩm có hại cho sức khỏe.
- Giữ cân nặng ở mức cho phép, không nên để cơ thể bị thừa cân, béo phì quá mức.
- Kết hợp luyện tập vận động toàn thân để tăng cường lưu thông máu, điều hòa ổn định cơ thể.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có nhiều thêm các gợi ý để tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần thăm khám trước và tìm hiểu nguyên nhân. Đồng thời, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Luyện tập đúng, phù hợp sẽ tăng khả năng phục hồi, rút ngắn thời gian điều trị giúp người bệnh sớm sinh hoạt trở lại bình thường.
Có thể bạn quan tâm
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!