Tai Biến Liệt Nửa Người: Cách Điều Trị Phục Hồi Nhanh
Tai biến liệt nửa người là một trong các di chứng do tai biến mạch máu não gây ra khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống. Lúc này chức năng vận động của một phần cơ thể không còn như trước, mất cảm giác, không tự chủ. Người bệnh phải tập luyện phục hồi chức năng sau tai biến, kết hợp một chế độ chăm sóc đặc biệt để tránh các rủi ro nguy hại khác.
Tai biến liệt nửa người là gì?
Tai biến mạch máu não gây ra nhiều di chứng cho bệnh nhân. Trong đó tình trạng liệt nửa người, không chủ động được tứ chi là vấn đề mà nhiều người gặp phải. Có thể nói biến chứng tai biến liệt nửa người là di chứng nặng, gây ra nhiều hệ lụy cho người bệnh trong đời sống sinh hoạt và sức khỏe.
Lúc này, người bệnh nhận thấy một bên cơ thể bị yếu, có cảm giác tê đau, khó khăn trong việc di chuyển, cử động. Nguyên nhân là do sau các tổn thương não bộ xảy ra ảnh hưởng đến dây thần kinh nối liền các bộ phận trong cơ thể.
Tai biến xảy ra ở não trái sẽ bị liệt nửa người phải và ngược lại. Khi đó người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như khó vận động, không đứng được, khó giữ thăng bằng, cơ thể yếu, nuốt nhai khó khăn, tay yếu không thể cầm nắm đồ vật.
Đối tượng có nguy cơ cao bị tai biến liệt nửa người thường đang mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh huyết áp và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Đây là một trong các di chứng nguy hiểm, để lại hệ lụy nặng nề khiến bệnh nhân ngồi một chỗ, phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân.
Tham khảo thêm: Đột Quỵ và Tai Biến: Cách Phân Biệt, Phòng Tránh
Tai biến liệt nửa người nguy hiểm như thế nào?
Tai biến mạch máu não khá nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong cao. Mạch máu tắc nghẽn không lưu thông khiến não bộ bị thiếu dưỡng chất, khí oxy dẫn đến chết tế bào não. Tình trạng này kéo dài càng khiến não tổn thương nặng hơn, để lại di chứng nặng nề.
Trong đó, tai biến liệt nửa người là một trong những hệ lụy mà tình trạng này gây ra. Người bệnh duy trì được tính mạng nhưng gặp phải không ít khó khăn trong sinh hoạt, đời sống, tác động tiêu cực đến lối suy nghĩ. Dưới đây là các rủi ro mà người bị tai biến sẽ phải đối mặt:
Phụ thuộc sự chăm sóc từ người thân
Liệt nửa người không chủ động đi lại, vận động, tay chân không cử động được, khó cầm nắm đồ vật,… khiến người bệnh trở nên phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân trong gia đình. Mọi sinh hoạt cá nhân thường ngày bây giờ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, thậm chí là không thể thực hiện được.
Khi đó, người bệnh cần sự giúp đỡ, chăm sóc từ người thân trong gia đình một số việc không thể tự chủ. Chẳng hạn đi lại, ngồi, lấy đồ vật, nấu ăn,… cần đến sự trợ giúp của người thân hoặc những người xung quanh. Đây là một trong những di chứng tai biến mạch máu não để lại, xảy ra ở 80% bệnh nhân được cứu sống.
Một số tình trạng nặng hơn, người bệnh bị tai biến liệt nửa người không thể di chuyển, chỉ có thể nằm, ngồi. Thời gian lâu dần khiến cơ bắp bị teo, hình thành các vết loét do bí bách, đổ mồ hôi không được lau khô. Ngoài ra, người bệnh còn bị giảm thị lực, không tự chủ trong vệ sinh cá nhân, đại tiểu tiện, tắm rửa,… cần người thân hỗ trợ.
Gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp
Bệnh nhân tai biến bị liên nửa người, lệch mặt, cứng lưỡi khó nói chuyện. Giọng nói trở nên ấp úng, nói ngọng, dính chữ khó nghe. Đây là một trong những di chứng khó khắc phục sau tổn thương não. Bên cạnh đó, tốc độ suy nghĩ của người bệnh của trở nên chậm chạp hơn, không đưa ra các lý luận, phán sét minh mẫn như bình thường.
Trong số bệnh nhân bị tai biến liệt nửa người thì có khoảng 30% người gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, hình thể bên ngoài cũng bị thay đổi, miệng méo, mắt lệch, má bị xệ. Việc giao tiếp của người bệnh lúc này khá khó khăn, phần thính giác cũng giảm hơn so với trạng thái cơ thể khỏe mạnh bình thường.
Ảnh hưởng đến công việc
Hiện nay tỷ lệ bệnh nhân bị tai biến mạch máu não ngày càng trẻ hóa. Do đó, các di chứng sau bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc của người bệnh. Thậm chí một số người không thể quay trở lại với công việc do bị liệt nửa người, giật méo mặt, tay chân yếu, cơ thể suy nhược, khó nói,…
Tình trạng này lại kéo theo nhiều hệ lụy khác. Người bệnh tai biến phải cần chi trả một số tiền không nhỏ cho việc điều trị, chăm sóc phục hồi chức năng. Việc mất đi nguồn thu nhập có thể gây khó khăn trong quá trình điều trị, giảm chất lượng sống và kết quả chữa bệnh.
Tác động tiêu cực đển tâm lý
Cơ thể đột ngột bị liệt nửa người, phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân trong gia đình khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, dẫn đến nhiều suy nghĩ tiêu cực. Đặc biệt đối với người trẻ bị tai biến sớm không còn khả năng lao động trở thành gánh nặng cho gia đình.
Những yếu tố này tác động nghiêm trọng lên đời sống tinh thần của người bệnh. Họ dễ nổi cáu, khó chịu, stress, áp lực và căng thẳng đầu óc,… Lâu dần, cơ thể ngày càng suy nhược hơn, ăn ngủ không ngon giấc khiến sức khỏe giảm sút, dẫn đến suy nghĩ và hành động tiêu cực.
Tai biến liệt nửa người gây ra nhiều hệ lụy cho bệnh nhân, không chỉ về mặt thể chất mà còn nhiều vấn đề tinh thần khác. Đây được xem là một di chứng nặng nề, nếu kéo dài, không chăm sóc tốt người bệnh có thể đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác, nhất là rủi ro đe dọa tính mạng.
Tham khảo thêm: Đột Quỵ Ở Người Trẻ Do Đâu? Dấu hiệu và Cách phòng ngừa
Các giải pháp điều trị phục hồi tai biến liệt nửa người
Khi gặp phải người có triệu chứng tai biến mạch máu não, bạn cần bình tĩnh, không nên di chuyển người bệnh ngay. Thay vào đó bạn cần đỡ bệnh nhân ngồi, nằm nghỉ, tốt nhất là nằm người người về bên trái, đầu kê hơi cao để tránh tình trạng trào ngược làm nghẽn đường thở.
Trong lúc đó hãy gọi ngay cho cấp cứu để đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất, cấp cứu duy trì tính mạng. Tùy vào độ tuổi, mức độ tai biến của mỗi người, bác sĩ sẽ nhanh chóng chỉ định giải pháp phù hợp để cấp cứu, duy trì sự sống và ngăn chặn các di chứng cho người bệnh một cách tốt nhất.
Tuy nhiên do nhiều người chậm trễ trong việc cứu chữa nên tỷ lệ bệnh nhân tai biến liệt nửa người cao. Như đã đề cập, đây là một trong những di chứng nguy hiểm, nặng nề, khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đời sống.
Trường hợp đưa bệnh nhân đến bệnh viện cứu chữa kịp thời giúp người bệnh có thêm hy vọng được cứu sống, tăng tỷ lệ bình phục sau tai biến cao hơn những trường hợp khác. Ngoài ra, trong vài tuần đâu sau tai biến bạn cần tiến hành các phương pháp phục hồi chức năng sớm, tránh tình trạng cứng cơ, phát sinh nhiều hệ lụy khác.
Dưới đây là các giải pháp phục hồi tai biến liệt nửa người, bạn đọc tham khảo:
Các bài tập trị liệu phục hồi chức năng
Người thân có thể giúp người bệnh vận động trị liệu trong tư thế nằm. Theo đó, lúc này bệnh nhân bị liệt nửa người, khó di chuyển, vận động. Người nhà sẽ giúp bệnh nhân đổi tư thế nằm, lăn trở người bệnh, dùng tay không bị liệt gập tay liệt, dập gối và háng bên bị liệt nửa người.
Ngoài ra, người thân có thể hỗ trợ người bệnh kéo tay liệt, đẩy hong, xoay người để cơ thể được vận động kích thích máu huyết lưu thông, tránh cứng co, teo tóp. Một số bài tập phục hồi cơ tại bên thân người bị liệt như:
- Bài tập tay: Động tác duỗi, gấp cánh tay bị liệt, tập mở nắp ngăn tủ, cử động tay lên xuống, hỗ trợ bằng tay không bị tê liệt.
- Bài tập chân: Nằm bắt chéo chân bình thường sang chân bị tê liệt trong khoảng 5 phút hoặc cho đến khi thấy chân bị liệt không còn cảm giác giật, run thì dừng lại nghỉ ngơi, lặp lại sau đó vài lần để cải thiện sức khỏe.
- Bài tập cổ: Người thân hỗ trợ giúp bệnh nhân ngồi dậy, nhẹ nhàng, sau đó tập động tác cổ, ngoái cổ về phía sau lần lượt 2 bên, tập cúi đầu, ngẩng đầu,…
Vận động nhẹ nhàng, không nên nâng bệnh nhân mạnh và đột ngột ảnh hưởng đến xương khớp. Tập luyện kiên trì theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo dõi các phản ứng của cơ thể, nếu tay, chân bị liệt có biểu hiện lạ, màu sắc bất thường cần báo ngay với nhân viên y tế.
Sử dụng dụng cụ hỗ trợ, chỉnh hình
Ngoài tập luyện các bài vận động đơn giản, người bệnh có thể sử dụng các dụng cụ giúp hỗ trợ tập luyện, điều chỉnh khớp, tư thế tốt hơn theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, tại nhà bạn có thể tận dụng những dụng cụ quen thuộc như ly nước, lược, đũa,… để thực hành cầm nắm đồ vật.
Tại các trung tâm trị liệu sai tai biến liệt nửa người, bệnh nhân sẽ được tập luyện kết hợp với các dụng cụ tập luyện chuyên dụng. Chẳng hạn sử dụng máy tập, dùng ròng rọc,… để tăng lực cho tay, chân, giúp bệnh nhân di chuyển từng bước, cải thiện khả năng vận động.
Tập luyện các vấn đề hàng ngày
Người bệnh có thể bị mất đi các khả năng trong sinh hoạt đời sống hàng ngày do tai biến liệt nửa người gây ra. Người bệnh cần được hỗ trợ để khôi phục lại tốt nhất các công việc mỗi ngày. Chẳng hạn như cởi quần áo, vệ sinh cá nhân, chăm sóc sức khỏe, uống nước,…
Tập luyện cho người bệnh những nhu cầu cá nhân hàng ngày như tắm rửa, đánh răng, chải tóc,… Hỗ trợ người bệnh tập luyện nhẹ nhàng, không quá nóng vội để tránh gây ra các phản ứng bất thường, chấn thương xương khớp khiến bệnh nhân đau nhức khó chịu.
Tham khảo thêm: Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Quả Nhất
Điều chỉnh sinh hoạt, ăn uống
Ngoài các vấn đề kể trên, người bệnh nên chủ động trong việc điều chỉnh các hoạt động sinh hoạt, ăn uống để có cơ thể khỏe mạnh hơn. Trong đó đặc biệt là về chế độ dinh dưỡng. Xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống các thực phẩm phù hợp với dạng chế biến mềm, dễ tiêu hóa, không tăng thêm áp lực cho cơ thể người bệnh.
Người thân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng thực đơn cho bệnh nhân tại nhà. Không nên ăn đồ chiên rán nhiều dầu, đồ ăn quá mặn, quá ngọt hoặc chứa các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Kết hợp ăn uống, tập luyện duy trì giúp bệnh nhân tai biến liệt nửa người có điều kiện phục hồi tích cực hơn.
Một số lưu ý chăm sóc bệnh nhân tai biến liệt nửa người
Tai biến liệt nửa người gây ra nhiều vấn đề trong sinh hoạt đời sống và sức khỏe. Điều trị và chăm sóc tốt theo hướng dẫn của bác sĩ giúp người bệnh sớm cải thiện sức khỏe, ngăn chặn các rủi ro khác. Dưới đây là một vài lưu ý dành cho bạn đọc trong quá trình chăm sóc người bệnh:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là nhóm đối tượng có nguy cơ cao gồm người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, người bị bệnh tiểu đường,…
- Kiên trì phục hồi chức năng sau đột quỵ. Bởi, người bệnh gặp phải các tổn thương nặng, cơ thể suy nhược và bị tê liệt một bên, cần nhiều thời gian cho việc luyện tập, phục hồi chức năng. Người thân nên hỗ trợ nhẹ nhàng, không tác động mạnh vào cơ thể người bệnh.
- Nên kê giường ngủ cho người bệnh tại nơi thoáng mát, không có nhiều tiếng ồn, bụi bẩn, đặc biệt là thuận tiện cho người thân chăm sóc. Kê giường êm, có đệm nhưng cần thoáng khí để tránh tình trạng hầm hơi khiến người bệnh bị lở loét da.
- Theo dõi cơ thể người bệnh, nếu nhận thấy các biểu hiện bất thường như teo cơ, thay đổi màu sắc của tứ chi,… bạn nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý sớm, bảo vệ an toàn sức khỏe.
Hy vọng những thông tin trong bài đã giúp bạn hiểu hơn về chứng tai biến liệt nửa người. Đây là di chứng nặng của bệnh tai biến mạch máu não. Nếu không điều trị và chăm sóc đúng cách, tình trạng tai biến nặng nề hơn gây ra nhiều hệ lụy, nhất là rủi ro nguy hại tính mạng của người bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- Chi Phí Điều Trị Đột Quỵ Bao Nhiêu? Bảng Giá Từ Bộ Y Tế
- 4 Loại Thuốc Chống Đột Quỵ Hàn Quốc Được Tin Dùng Nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!