Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới giúp người bệnh phục hồi chức năng chi dưới, phòng tránh biến chứng. Trong đó, các bài tập vận động thường được áp dụng kết hợp trong quá trình điều trị, giúp giảm một số triệu chứng giãn tĩnh mạch. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài tập đơn giản, hiệu quả qua bài viết sau.

Thông tin tổng quan về bệnh suy giãn tĩnh chi dưới

Giãn tĩnh mạch chi dưới là dạng bệnh lý hình thành bởi sự rối loạn dòng chảy của máu từ tĩnh mạch về tim. Tình trạng này thường xuất hiện do sự bất thường trong cấu tạo thành mạch ở 2 chi dưới (hai chân) bởi nguyên nhân thứ phát. Hiện nay, người bệnh mắc phải chứng bệnh này phần lớn đều thuộc mức độ giãn tĩnh mạch nông.

Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, người lớn tuổi, người béo phì, dư cân, người có công việc phải đứng thường xuyên có nguy cơ cao mắc phải chứng suy giãn tĩnh mạch hơn nhóm đối tượng khác. Bên cạnh đó, bệnh thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới gây ra nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống người bệnh

Làm thế nào để nhận biết bệnh?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có nhiều mức độ và giai đoạn phát triển. Tùy từng thời điểm mà triệu chứng xảy ra ở người bệnh cũng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:

  • Giai đoạn đầu: Lúc này, người bệnh cảm thấy một vài cơn đau, nóng rát dần khởi phát ở chân. Ngoài ra, bạn còn có thể thấy chân hơi nặng, nhất là ở khu vực bắp chân. Đôi khi, bệnh còn gây ra tình trạng chuột rút, thường vào buổi tối khiến người bệnh khó chịu. Lâu dần, các triệu chứng càng trở nên rõ ràng hơn. Người bệnh sẽ thường xuyên thấy đau nhức chân, vận động, đi lại khó khăn. 
  • Giai đoạn tiến triển: Nếu không kịp thời điều trị, bệnh có thể tiếp tục tiến triển nặng hơn. Lúc này, các cơn đau bắt đầu bùng phát dữ dội. Tĩnh mạch phình to, có thể sờ và nhìn thấy rõ. Chân người bệnh bị sưng tấy, phù nề da, thậm chí xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Không can thiệp, suy giãn tĩnh mạch chi dưới dần tiến triển nặng hơn khiến vết loét sâu và lan rộng.
Thông tin tổng quan về bệnh suy giãn giãn tĩnh chi dưới
Các giai đoạn tiến triển của chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới (2 chân) có nguy hiểm không?

Trên thực tế, giãn tĩnh mạch chi dưới không nguy hại trực tiếp cho tính mạng người bệnh. Thế nhưng, bạn cũng không nên chủ quan khi mắc phải chứng bệnh này. Giãn tĩnh mạch gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống và công việc của người bệnh. Ngoài ra, việc phình to tĩnh mạch gây mất thẩm mỹ khiến nhiều người tự ti, nhất là đối với bệnh nhân nữ.

Trường hợp chân xuất hiện các vết nhiễm trùng, chúng có thể phát triển lên thành vết loét. Lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Hiện nay, có nhiều phương pháp khắc phục suy giãn tĩnh mạch. Trong đó, có thể kể đến như sử dụng băng, vớ tạo áp lực, sử dụng thuốc, chích xơ laser hoặc phẫu thuật can thiệp.

Bên cạnh việc điều trị bằng một trong các biện pháp kể trên. Để phục hồi chức năng cho chi dưới hiệu quả hơn, người bệnh sẽ được hướng dẫn kết hợp vật lý trị liệu. Các bài tập trị liệu giúp chi dưới lấy lại độ linh hoạt, tránh tình trạng xơ cứng. Đồng thời, thông qua việc vận động, máu huyết lưu thông tốt hơn, phòng tránh được các biến chứng cho người bệnh hiệu quả, an toàn.

Thông tin tổng quan về bệnh suy giãn giãn tĩnh chi dưới
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có nguy hiểm không?

Tham khảo thêm: Vật lý trị liệu vẹo cột sống và thông tin cần biết

Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Như đã đề cập, việc tập luyện vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới là thật sự cần thiết. Bởi, thông qua quá trình vận động đều đặn, chi dưới sẽ được linh hoạt hơn, giảm đau và cải thiện tình trạng phình giãn tĩnh mạch. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phòng ngừa một số biến chứng không mong muốn.

Dưới đây là một số bài tập đơn giản, bạn đọc có thể tham khảo thực hiện:

Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch với tư thế nằm

Gồm có bốn bài tập cơ bản, người bệnh nằm trên giường hoặc mặt sàn để thực hiện. Cụ thể:

Bài tập gấp – duỗi cổ chân:

  • Bạn nằm ngửa trên giường hoặc sàn tập.
  • Hai chân lúc này duỗi thẳng, sau đó từ từ nâng chân trái lên khỏi mặt phẳng một góc 30 độ đến 50 độ.
  • Tiến hành duỗi và gấp khớp cổ chân 10 – 15 nhịp.
  • Trả chân về tư thế ban đầu, lặp lại chân bên kia.
  • Thực hiện trong 2 – 3 lần tập.

Bài tập xoay khớp cổ chân:

  • Tư thế chuẩn bị tương tự như động tác trên.
  • Bạn từ từ nâng chân trái khỏi mặt giường một góc từ 30 – 50 độ. 
  • Tiến hành xoay khớp cổ chân, chuyển động từ trái qua phải 10 – 15 nhịp.
  • Thu chân về tư thế ban đầu, thực hiện 2 – 3 lần.
    Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới
    Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới xoay cổ chân

Bài tập bắt chéo chân:

  • Vào tư thế chuẩn bị, nâng cả hai chân lên khỏi mặt sàn.
  • Sau đó từ từ kéo chân trái bắt chéo qua chân phải. 
  • Luân phiên thực hiện động tác chéo chân 10 – 15 nhịp.
  • Thu chân trở lại tư thế chuẩn bị, thực hiện vòng lặp 2 – 3 lần động tác này.

Bài tập đạp xe trên không:

  • Bạn vào tư thế chuẩn bị như các bài tập bên trên.
  • Sau đó nâng hai chân lên không trung, gấp khớp háng và gối như động tác đạp xe đạp.
  • Thực hiện trong 10 – 15 nhịp rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Lặp lại thêm 2 – 3 lần tập.

Tham khảo thêm: Các bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả

Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch khi ngồi trên ghế

Có 5 động tác như sau:

Bài tập nâng cẳng chân:

  • Bạn ngồi trên một chiếc ghế, độ cao vừa phải sao cho bàn chân chạm được lên mặt sàn.
  • Lúc này, khớp cổ chân, khớp gối và háng vuông góc. Giữ cho lưng thẳng, trọng lượng cơ thể sẽ dồn về mông và chân.
  • Tiến hành nâng lần lượt hai chân xen kẽ với nhau lên trên.
  • Thực hiện 10 – 15 lần rồi trở về tư thế nghỉ. Lặp lại 2 – 3 lần tập.

Bài tập nhón gót chân:

  • Bạn ngồi vào vị trí chuẩn bị như trên.
  • Tiến hành nâng chân lên, động tác nhón gót giữ khớp cổ chân thẳng, các đầu ngón chân bám vào mặt sàn.
  • Thực hiện liên tục xen kẽ hai chân trái, phải.
  • Tập 10 – 15 nhịp, lặp lại 2 – 3 lần tập.
    Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới
    Bài tập nhón gót chân trị liệu suy giãn tĩnh mạch hai chân

Bài tập gập và duỗi khớp cổ chân:

  • Tương tự như động tác nằm, bài tập này bạn sẽ ngồi thực hiện.
  • Tiếp đến, bạn duỗi thẳng chân trái ra phía trước, tiến hành gấp và duỗi khớp cổ chân hết mức.
  • Thực hiện trong 10 – 15 lần sau đó đưa chân về tư thế nghỉ, đổi chân thực hiện.
  • Lặp lại động tác 2 – 3 lần tập.

Bài tập xoay khớp cổ chân:

  • Bạn vẫn giữ tư thế ngồi trên ghế, bàn chân trái đặt cách bàn chân phải 20cm.
  • Sau đó, tiến hành nâng mũi bàn chân phải lên trên, gót chân vẫn giữ sát mặt sàn.
  • Nhẹ nhàng xoay khớp cổ chân về hướng từ trong ra ngoài rồi từ ngoài vào trong.
  • Thực hiện 10 – 15 lần. Lặp lại 2 – 3 lần tập cho mỗi bên chân.

Bài tập gấp duỗi lần lượt hai chân

  • Với tư thế chuẩn bị như những bài tập bên trên, bạn từ từ nhất từng chân rời khỏi sàn.
  • Khớp cổ chân, gối và háng gấp lại rồi duỗi ra, sau đó đưa về vị trí ban đầu.
  • Thực hiện trong 10 – 15 nhịp, lặp lại mỗi bên chân 2 – 3 lần.

Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch tư thế đứng

Gồm có các bài tập như sau:

Bài tập gấp duỗi cổ chân:

  • Bạn đứng thẳng, sau đó nhấc một chân lên.
  • Sau đó thực hiện động tác duỗi và gập khớp cổ chân.
  • Giữ trong khoảng 10 – 15 nhịp tập và trở lại tư thế ban đầu.
  • Mỗi bên chân thực hiện 2 – 3 lần tập.

Bài tập xoay khớp cổ chân:

  • Ở tư thế đứng, bạn tiếp tục nhấc một chân lên khỏi sàn. 
  • Sau đó duỗi thẳng chân ra, tập xoay khớp cổ chân.
  • Xoay từ trong ra ngoài, sau đó từ ngoài vào trong 10 – 15 lần.
  • Trở lại tư thế ban đầu, lập lại bài tập cho mỗi bên chân 2 – 3 lần.

Bài tập bước cao:

  • Bạn đứng yên tại chỗ, thực hiện động tác bước đều bằng cách nâng chân trái phải.
  • Chân cố gắng nâng cao, bước 15 – 20 bước rồi trở về tư thế cũ.
  • Lặp lại 2 – 3 lần tập.
    Bài tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới
    Bài tập bước chân điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Bài tập bước đi bằng gót chân:

  • Bạn đứng thẳng, nâng mũi chân hai bàn chân lên, gót giữ chạm sàn.
  • Thực hiện động tác bước đi bằng gót từ 15 – 20 bước.
  • Mỗi ngày cố gắng duy trì 2 – 3 lần tập.

Ngoài những bài tập trên đây, người bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể tham gia một số hình thức vận động vừa sức khác. Ví dụ như bơi, đi bộ nhanh, khiêu vũ,..Chúng mang lại hiệu quả cải thiện tuần hoàn máu, thúc đẩy nhanh quá trình điều trị.

Tham khảo thêm: Bài tập vật lý trị liệu cứng khớp gối giúp dễ vận động

Lưu ý khi tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Tập vật lý trị liệu đều đặn, đúng cách giúp người mắc chứng suy giãn tĩnh mạch sớm phục hồi chức năng ở hai chi. Bên cạnh đó, để đảm bảo quá trình luyện tập diễn ra an toàn, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Tùy theo mức độ bệnh lý để lựa chọn bài tập phù hợp, tốt nhất nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Không cố gắng luyện tập quá sức, chỉ nên duy trì ở mức độ vừa phải, không nên quá nóng vội. Bởi, tập cường độ cao có thể khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, phản tác dụng trị liệu.
  • Đều đặn luyện tập mỗi ngày, không dừng tập đột ngột khi chưa có sự yêu cầu của bác sĩ điều trị.
  • Kết hợp luyện tập với chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Trong quá trình điều trị tránh để cơ thể khiêng vác nặng, hay làm việc quá sức.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi mức độ phục hồi của cơ thể. Nếu có vấn đề bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị sớm, tránh các nguy cơ.

Tập vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch đúng cách sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để sớm đạt được kết quả như mong đợi.

Vật lý trị liệu là gì?

Vật lý trị liệu – Phương pháp phục hồi chức năng tốt nhất

Vật lý trị liệu là phương pháp hỗ trợ người bệnh phục hồi chức năng tốt nhất, được áp dụng...

6 trung tâm tập vật lý trị liệu chất lượng tại TP HCM

Trung tâm tập vật lý trị liệu chất lượng ở Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những từ...

Gãy xương bánh chè là như thế nào?

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng gãy xương bánh chè

Vật lý trị liệu gãy xương bánh chè được thực hiện sau điều trị với hai trường hợp bó bột...

Các phòng vật lý trị liệu quận Tân Phú tốt nhất hiện nay

Phòng vật lý trị liệu quận Tân Phú - TP HCM là một trong những từ khóa được nhiều bệnh...

Vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh là gì?

Vật lý trị liệu vỗ rung lấy đờm cho trẻ sơ sinh

Vật lý trị liệu lấy đờm cho trẻ sơ sinh thường được áp dụng là liệu pháp vỗ rung. Vỗ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *