Cách Chưng Yến Cho Bệnh Nhân Ung Thư Bồi Bổ Sức Khỏe

3.7/5 - (6 bình chọn)

Cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư như thế nào? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay khi trào lưu ăn yến chưng bồi bổ sức khỏe ngày càng phổ biến. Tuy nhiên thực tế yến sào có phù hợp với bệnh nhân ung thư không và cách chưng như thế nào cho đúng? 

Có nên sử dụng yến sào cho bệnh nhân ung thư?

Ung thư là tình trạng nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Các tế bào ung thư hình thành ở bộ phận tổn thương trong cơ thể, chúng được hiểu nôm na là sự phát triển số lượng và kích thước quá mức khi gặp điều kiện thuận lợi.

Có nên sử dụng yến sào cho bệnh nhân ung thư?
Yến sào là thực phẩm dinh dưỡng cao được dùng cho nhiều đối tượng

Ở người khỏe mạnh, các tế bào trong cơ thể được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu, chúng phát triển ổn định giúp duy trì hoạt động sống. Tuy nhiên, khi gặp “sự cố”, tế bào hấp thụ nhiều chất khiến cho hệ thống tế bào mất cân đối, nhiều mạch máu cùng nuôi một tế bào gây ra hiện tượng đột biến.

Song song với các phương pháp điều trị ung thư hiện nay, nhiều người quan niệm rằng bệnh nhân cần cung cấp dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh chống chọi lại chứng bệnh quái ác này. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng việc bổ sung quá nhiều dinh dưỡng sẽ kích thích tế bào ung thư phát triển lớn hơn.

Trong các thực phẩm dinh dưỡng được đề cập đến có tổ yến hay còn được gọi là yến sào. Do yến sào chứa nhiều dường chất nên ngày càng nhiều đối tượng tìm đến loại thực phẩm này với mục đích bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Vậy trường hợp bệnh nhân ung thư có sử dụng được tổ yến không?

Theo một số nghiên cứu cho thấy, tổ yến có tác dụng tái tạo, kích thích tế bào phát triển, tuy nhiên dưỡng chất trong loại thực phẩm này chỉ có tác dụng trên tế bào lành, tức tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Đối với các tế bào ác tính gây ung thư không bị tác động bởi dưỡng chất từ yến sào.

Vì thế, bệnh nhân ung thư có thể sử dụng yến sào trong quá trình điều trị và phục hồi. Ngoài ra, bổ sung với lượng yến phù hợp còn hỗ trợ tăng đề kháng đường ruột, giúp tế bào tại đây phát triển ổn định, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn. Nhất là trong giai đoạn xạ trị điều trị ung thư.

Có nên sử dụng yến sào cho bệnh nhân ung thư?
Bệnh nhân ung thư có thể bổ sung yến chưng trong giai đoạn điều trị để cải thiện sức khỏe

Do đó, yến sào thực tế không phải là thực phẩm “nuôi” tế bào ung thư và bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng. Nhiều trường hợp ăn yến chưng trong giai đoạn điều trị ghi nhận được các tiến triển tốt của cơ thể, giúp bệnh nhân hồi sức nhanh hơn.

Mặc dù vậy, bạn nên tìm hiểu cách chưng và sử dụng yến cho người bệnh đúng cách, tránh việc bổ sung dư thừa hoặc chế biến không sai cách khiến yến sào mất đi hàm lượng dinh dưỡng quý báo, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư

Yến sào chứa dưỡng chất dồi dào, giúp bệnh nhân bổ sung dinh dưỡng, tăng năng lượng giúp cơ thể cải thiện tốt hơn trong quá trình điều trị ung thư. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý đây chỉ là thực phẩm dinh dưỡng, không thể sử dụng như thuốc chữa bệnh.

Ngoài ra, yến sào chứa lượng đạm dồi dào, khi dùng cho bệnh nhân ung thư cần điều chỉnh lượng phù hợp, tránh tình trạng lạm dụng gây dư thừa dưỡng chất, khiến cơ thể người bệnh khó hấp thụ trong cùng một lúc. Bởi so với người khỏe mạnh bình thường, chức năng đường ruột của bệnh nhân ung thư suy yếu hơn.

Do đó, để tránh gây quá tải cho hệ thống tiêu hóa và làm lãng phí thực phẩm đắt tiền này, bạn chỉ nên dùng từ 10 – 15 gram yến sào cho bệnh nhân ung thư mỗi tuần, sử dụng cách bữa để cơ thể hấp thụ được tốt nhất các dưỡng chất. Ngoài ra có thể chia yến chưng thành các hũ nhỏ, mỗi hũ 70ml dùng mỗi ngày 2 hũ.

Cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư 
Chưng yến và dùng với lượng vừa đủ tùy tình trạng ung thư của bệnh nhân

Thay vì sử dụng các sản phẩm yến chưng được bày bán trên thị trường, nhiều người đã lựa chọn phương pháp tự chưng nấu tại nhà để đảm bảo liều lượng, thành phần phù hợp cho người đang mắc bệnh ung thư. Dưới đây là hướng dẫn cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư được áp dụng nhiều nhất:

  • Chưng yến đường phèn: Sau khi mua tổ yến tinh chế ngâm mềm hoặc tổ thô được nhặt lông sạch sẽ, bạn cho tổ yến vào trong nồi hấp cách thủy trên lửa vừa trong khoảng 20 – 30 phút. Sau đó cho đường phèn vào vừa ăn, không bỏ quá nhiều. Chưng thêm 5 phút cho đường tan hoàn toàn. Thưởng thức món ăn khi còn ấm là tốt nhất cho người bệnh.
  • Yến chưng kết hợp với nguyên liệu khác: Để tăng thêm hương vị cho món yến chưng, bạn có thể sử dụng thêm các nguyên liệu như hạt sen, táo đỏ, hạt chia,… Tuy nhiên trước hết cần xem xét bệnh ung thư đang mắc phải có phù hợp với các nguyên liệu đó hay không. Trường hợp bác sĩ cho phép sử dụng, bạn chưng yến riêng và nguyên liệu kết hợp riêng, sau đó trộn vào nhau để món ăn giữ được hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.
  • Yến nhồi chim bồ câu: Cách ăn yến kết hợp với chim bồ câu giúp bổ sung hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cho người mắc bệnh ung thư. Sau khi làm sạch sợi yến, bạn cho chúng vào trong bụng chim bồ câu đã làm sạch, thêm một ít mộc nhĩ, đậu xanh và gạo nếp. Cho các gia vị vào giúp món ăn vừa miệng hơn, sau đó hấp cách thủy 60 phút. Thưởng thức món ăn khi còn ấm.

Trên đây là gợi ý các cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư đơn giản, được áp dụng rộng rãi hiện nay. Tùy vào nhu cầu của người bệnh, bạn có thể thêm nguyên liệu để chế biến món yến chưng thơm ngon hơn. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng giúp quá trình điều trị ung thư an toàn và hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng yến chưng cho người bị ung thư

Cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư được nhiều người quan tâm hiện nay. Người bệnh trong giai đoạn điều trị cần cung cấp dinh dưỡng giúp cải thiện sức khỏe, tăng đề kháng chống lại bệnh tật. Tuy nhiên khi sử dụng yến sào chưng, bạn nên lưu ý:

Lưu ý khi sử dụng yến chưng cho người bị ung thư
Tổ yến mang lại nhiều giá trị cho người bệnh, tuy nhiên nên dùng theo khuyến cáo của bác sĩ điều trị
  • Không lạm dụng, tránh bổ sung cho bệnh nhân quá nhiều yến chưng làm hệ tiêu hóa quá tải, ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng. Việc này không chỉ gây lãng phí tiền bạc mà còn có nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe người bệnh.
  • Ăn yến sào chưng tốt nhất vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, dùng tổ yến khi bụng rỗng giúp khả năng hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn.
  • Tùy nhu cầu của mỗi người bệnh để lựa chọn cách chưng phù hợp, điều chỉnh lượng yến sao cho cơ thể bệnh nhân hấp thu tốt nhất.
  • Một số trường hợp muốn kết hợp chưng yến với nhiều nguyên liệu khác, để đảm bảo hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi cho người bệnh sử dụng.
  • Liều lượng cho người cao tuổi sức khỏe yếu và trẻ em mỗi ngày dùng từ 5 – 7 gram tổ yến. Chia đều mỗi tuần ăn cách ngày, tuần 4 – 5 lần.
  • Người bệnh ung thư đang có sức khỏe suy nhược nghiêm trọng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có lời khuyên phù hợp nhất.
  • Kết hợp ăn yến sào và cân bằng thực đơn ăn uống hàng ngày, đảm bảo cơ thể nạp đủ năng lượng, không quá dư thừa. Đồng thời bệnh nhân nên giữ tinh thần thoải mái, vận động nhẹ nhàng để cơ thể sớm cải thiện, phòng ngừa rủi ro.

Bài viết về cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư trên đây hy vọng đã mang lại các thông tin bổ ích cho bạn đọc. Trong quá trình điều trị ung thư, việc bổ sung dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn thực phẩm phù hợp, trường hợp sử dụng yến sào cho bệnh nhân nên tuân thủ theo khuyến cáo của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Yến Chưng Lá Dứa Thơm Ngon và Cách Sơ Chế Đơn Giản

Món yến chưng lá dứa vừa thơm ngon lại tốt cho sức khỏe. Bạn có thể xay nhuyễn lá dứa...

Cách Sử Dụng Yến Sào Cho Người Già – Món Ăn Bổ Dưỡng

Yến sào có nhiều tác dụng tốt đối với người lớn tuổi như bồi bổ sức khỏe, tăng khả năng...

Yến chưng sẵn là gì?

Top 9 Loại Yến Chưng Sẵn Có Nguồn Gốc, Chất Lượng Tốt

Sử dụng các loại yến chưng sẵn giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian chế biến. Hiện nay trên...

Yến rút lông nguyên tổ là gì? 

Yến Rút Lông Nguyên Tổ: Cách Làm và Giá Bán Hiện Nay

Yến rút lông nguyên tổ được khai thác vẫn còn lẫn lông và tạp chất. Các lông lớn đã được...

Yến huyết là gì?

Yến Huyết Là Gì? Tác Dụng, Giá Bán và Địa Chỉ Mua Uy Tín

Yến huyết là loại yến sào có giá trị cao nhất hiện nay. Không chỉ khác biệt về màu sắc,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *