Ù tai khi mang thai và mẹo khắc phục an toàn cho mẹ bầu

Các nghiên cứu cho thấy 30% phụ nữ bị ù tai khi mang thai. Ù tai có thể do các nguyên nhân sinh lý thông thường, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật rất nguy hiểm.

Ù tai khi mang thai
Ù tai khi mang thai khiến mẹ bầu khó chịu, mất ngủ và cảm thấy mệt mỏi

Tìm hiểu về triệu chứng ù tai khi mang thai

Ù tai là tình trạng bạn nghe thấy các âm thanh trong tai nhưng thực tế các âm thanh này không được phát ra từ môi trường bên ngoài. Khi bị ù tai, bạn rất khó khăn để tập trung và nghỉ ngơi vì tiếng ồn thường kéo dài và xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào.

Ù tai khi mang thai là tình trạng phổ biến, hầu hết nguyên nhân đều do các thay đổi của cơ thể trong thời gian thai kỳ.

1. Nguyên nhân

Thay đổi hormone (nội tiết tố)

Hormone được điều hòa bởi não, trong thời gian mang thai hàm lượng hormone nữ sẽ tăng một cách đột biến. Nội tiết tố là yếu tố giúp nữ giới duy trì sức khỏe và vóc dáng, khi nội tiết tố bị thay đổi một cách bất thường, các vấn đề về sức khỏe sẽ phát sinh.

Nghiên cứu từ các nhà khoa học ở Anh cho thấy nội tiết tố thay đổi dẫn đến cảm xúc thay đổi thất thường, thường xuyên lo lắng, mệt mỏi,… Sự thay đổi này là nguyên nhân khiến âm thanh trong tai xuất hiện.

Thiếu máu

Trong thời gian thai kỳ, bạn phải bổ sung hàm lượng dưỡng chất dồi dào để đáp ứng được nhu cầu của bản thân và đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Nếu bạn không cung cấp đủ dinh dưỡng, bạn có thể bị thiếu canxi và thiếu máu trong thời gian mang thai.

Ù tai khi mang thai phải làm sao
Thiếu máu khiến lưu lượng máu tuần hoàn không ổn định, điều này có thể làm xuất hiện âm thanh ở bên trong tai

Thiếu máu khiến tốc độ máu tuần hoàn nhanh hơn trong thành mạch, điều này sẽ khiến âm thanh trong mạch máu phát ra to hơn. Từ đó tai có thể nghe được các âm thanh này.

Huyết áp cao

Huyết áp cao có thể gây ù tai kiểu dạng mạch đập. Nếu nhận thấy tiếng ồn trong tai tương ứng với nhịp đập ở tim bạn có khả năng cao mắc phải kiểu ù tai này.

Tình trạng huyết áp cao trong khi mang thai rất nguy hiểm, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. Do đó, bạn phải đến bệnh viện khi nhận thấy ù tai kiểu mạch đập xuất hiện.

Nguyên nhân khác

Ngoài ra nếu bạn bị viêm xoang, căng thẳng, trầm cảm, rối loạn nhịp tim khi mang thai bạn cũng có thể gặp phải tình trạng này.

2. Ù tai khi mang thai có tự hết không?

Chứng ù tai khi mang thai có thể biến mất khi hormone trong cơ thể yếu dần, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể kéo dài đến sau khi mang thai. Một số tình trạng chuyển biến sang giai đoạn mãn tính và gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Mỗi biểu hiện của cơ thể trong thời kỳ thai kỳ đều cần được quan tâm và chú trọng. Do đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ tình trạng của mình để nhận được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Mẹo giảm triệu chứng ù tai khi mang thai

Có nhiều yếu tố khác nhau có thể dẫn đến ù tai khi mang thai, bạn nên dựa vào nguyên nhân để lựa chọn cách khắc phục thích hợp. Dưới đây là một số mẹo làm giảm triệu chứng này:

1. Giảm căng thẳng

Nếu bạn lo lắng, mệt mỏi và mất ngủ khi mang thai, nó có thể là nguyên nhân gây ù tai hoặc khiến triệu chứng ù tai trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để giảm âm thanh bên trong tai bạn nên thư giãn nhằm làm giảm căng thẳng và áp lực.

mẹo giảm ù tai khi mang thai
Mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi để thư giãn và giảm căng thẳng, áp lực

Ở những tháng cuối thai kỳ, bạn nên gác công việc và dành thời gian để chăm sóc bản thân và thư giãn. Bạn cần chuẩn bị thể trạng và tinh thần tốt để có thể vượt qua kỳ sinh nở một cách thuận lợi.

2. Tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn

Cơ thể của phụ nữ mang thai rất nhạy cảm, nếu tiếp xúc với tiếng ồn lớn bạn có thể bị ù tai trong một thời gian. Vì vậy, cần hạn chế các âm thanh lớn để cải thiện triệu chứng này.

Ngoài ra, bạn nên hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian mang thai. Sóng âm có thể ảnh hưởng đến thai nhi và khiến âm thanh xuất hiện ở bên trong tai.

3. Luyện tập

Một nguyên nhân phổ biến khiến tai bị ù là do rối loạn tuần hoàn máu. Bạn có thể luyện tập những bộ môn có cường độ nhẹ nhàng để điều chỉnh lưu lượng máu, củng cố hệ miễn dịch và hạn chế các vấn đề sức khỏe thường gặp khi mang thai như đau lưng, mỏi gối, mệt mỏi,…

4. Chế độ ăn uống

Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng trong khi mang thai để cải thiện sức khỏe và hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, cần hạn chế lượng muối trong mỗi bữa ăn. Muối có thể là nguyên nhân gây ra huyết áp cao và làm cho tình trạng ù tai trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn đã thực hiện những mẹo trên nhưng tình trạng không được cải thiện hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế chỉ định của chuyên viên y tế.

Nước ép dứa có tác dụng điều trị cơn ho không?

Các nhà khoa học cho rằng bệnh ho có thể điều trị được bằng các biện pháp tự nhiên thay...

Dùng lá đu đủ chữa viêm họng như thế nào hiệu quả?

Lá đu đủ là một trong những phương thuốc chữa viêm họng trong dân gian, giúp giảm nhanh các cơn...

Người bị hen suyễn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch

Hen suyễn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tuy nhiên các triệu chứng đau tim như đau ngực...

Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì?

Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì? Nguy hiểm không?

Ung thư tuyến giáp thể nhú là một trong những dạng ung thư tuyến giáp phổ biến hiện nay. Theo...

Mẹo chữa viêm họng bằng mật ong nhanh khỏi không cần uống thuốc

Chữa viêm họng bằng mật ong là một trong những mẹo dân gian được rất nhiều người biết đến và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.