Chữa viêm họng cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng cách
Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp vô cùng phổ biến ở đối tượng trẻ sơ sinh mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu. Để giảm đau, cảm giác khó chịu khi phát bệnh, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, việc chữa bệnh cần được thực hiện thận trọng, tuân thủ một số yêu cần nghiêm ngặt để tránh tác động tiêu cực lên sức khỏe của trẻ.
Biện pháp chữa viêm họng cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn
Khi trẻ sơ sinh bị viêm họng, bố mẹ có thể cân nhắc và áp dụng một số biện pháp sau để làm dịu cổ họng, giảm đau cho trẻ, tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh tốc độ phục hồi:
Tăng cường cho trẻ bú mẹ
Không chỉ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ trong những năm tháng đầu đời, sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Các kháng thể trong sữa mẹ có khả năng chống lại nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh. Do đó, khi trẻ bị viêm họng, cần cho trẻ tăng cường bú mẹ để giảm đau và trị bệnh một cách tự nhiên nhất.
Hút dịch nhầy ở mũi, họng cho trẻ
Đờm mắc ở họng, mũi mỗi khi bị viêm họng có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Tình trạng trên có thể được khắc phục bằng cách dùng dụng cụ chuyên biệt để hút dịch nhầy, làm thông thoáng mũi, họng của bé.
Làm mát cổ họng
Sữa chua ướp lạnh, đồ uống lạnh hoặc đắp khăn mát lên cổ họng là một trong những biện pháp giúp giảm đau họng ở trẻ sơ sinh rất tốt, bố mẹ có thể áp dụng.
Cho trẻ uống nhiều nước
Bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để làm dịu cơn đau, loãng dịch nhầy, chất đờm mắc trong họng. Nước uống không được quá nóng để tránh gây bỏng. Ngoài ra, không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng nước mật ong vì chúng có thể gây ngộ độc.
Dùng máy tạo độ ẩm
Không khí lạnh hoặc khô có thể khiến cho niêm mạc họng trẻ dễ bị kích ứng hơn thông thường. Việc dùng máy tạo độ ẩm không khí có thể khắc phục được tình trạng trên, đồng thời giảm cảm giác đau họng, ho khi ngủ. Bạn có thể cho vào máy tạo độ ẩm một số tinh dầu dịu nhẹ, có tác dụng giảm đau họng khi khởi động thiết bị.
Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ
Nguyên nhân gây viêm họng ở đối tượng trẻ sơ sinh rất đa dạng. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, độ tuổi và mức đồ nhạy cảm của trẻ mà bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc và chỉ định thuốc đặc trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa được chỉ định.
Đối với trường hợp viêm họng do nhiễm virus:
Bệnh thường tự khỏi sau 5 -7 ngày mà không cần dùng đến thuốc điều trị. Tuy vậy, bố mẹ vẫn có thể cho trẻ dùng một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn hoặc kê đơn như Acetaminophen, ibuprofen để giảm nhẹ triệu chứng. Thuốc cần được dùng dưới sự chỉ định và hướng dẫn của chuyên gia.
Bố mẹ không dùng thuốc Aspirin cho đối tượng trẻ em và trẻ sơ sinh vì nhiều nghiên cứu cho thấy, aspirin có liên hệ mật thiết với hội chứng Reye – khá hiếm gặp nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Kháng sinh không được chỉ định trong trường hợp này bởi thuốc không đặc hiệu với virus.
Đối với trường hợp tác nhân gây viêm họng là vi khuẩn:
Nếu nguyên nhân gây viêm họng là do nhiễm vi khuẩn, chuyên gia sẽ tiến hành kê cho bé một số loại kháng sinh. Bố mẹ cần cho trẻ dùng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và thời gian quy định. Việc ngưng thuốc sớm có thể khiến cho vi khuẩn bùng phát, gây tái nhiễm.
Một số loại kháng sinh được dùng trong điều trị viêm họng ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ em gồm: Penicillin (hoặc Amoxicillin. Ampicillin), Macrolides Cephalosporins. Nếu trẻ có hiện tượng kháng thuốc, chuyên gia sẽ cân nhắc chỉ định hơn 2 loại kháng sinh đặc trị.
Viêm họng ở trẻ sơ sinh – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ nếu:
- Tình trạng đau họng kéo dài hơn 1 tuần.
- Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi và bị sốt trên 38 độ.
- Trẻ lớn hơn 3 tuổi bị sốt trên 3 – 6 tháng tuổi bị đau họng kèm sốt.
- Trẻ trên 6 tháng và bị sốt trên 39 độ.
Trên đây là một số thông tin về cách chữa viêm họng cho trẻ sơ sinh. Bố mẹ có thể áp dụng biện pháp điều trị và chăm sóc sức khỏe tại nhà để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc và chỉ được phép sử dụng khi được bác sĩ chỉ định. Đối với trường hợp trẻ sốt cao hoặc đã được điều trị tích cực sau 1 tuần mà bệnh không thuyên giảm, bố mẹ cũng cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa nhi để được tư vấn điều trị.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Bé khóc nhiều có bị viêm họng hay bị sao không?
- Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Sốt cao liên tục nên đi viện?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!