Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
Phương pháp tự tập yoga để chữa viêm mũi dị ứng tại nhà sẽ giúp bạn cải thiện được các triệu chứng của bệnh như hắt xì, nghẹt mũi, đau cổ họng… Ngoài ra, nó còn giúp cho cơ thể được thư giãn và thoải mái, giúp cho việc chữa trị bệnh diễn ra nhanh chóng hơn.
Vì sao yoga có thể chữa được viêm mũi dị ứng?
Tập yoga rất có ích cho người bị viêm mũi dị ứng bởi:
- Các kỹ thuật, tư thế trong yoga có liên quan đến sự co rút nhanh chóng và mở rộng các cơ bụng, giúp cho hệ hô hấp được thanh lọc tốt hơn.
- Yoga còn loại bỏ các chất nhầy bẩn và nhiễm trùng do viêm mũi dị ứng gây nên, chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh.
- Bên cạnh đó việc kiểm soát hơi thể trong yoga giúp người bệnh cảm thấy thư giãn hơn, tinh thần trở nên thoải mái hơn hóp phần vào việc đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng.
Việc tập yoga không chỉ có tác dụng đến những người bị viêm mũi dị ứng mà nó còn chữa trị được một số bệnh như hen suyễn, viêm phế quản, đau họng, viêm amidan…
Các bài tập yoga chữa viêm mũi dị ứng
1. Pavanamuktasana (Tư thế ống bễ)
Tư thế yoga Pavanamuktasana là một tư phù hợp cho tất cả mọi người từ khi mới bắt đầu tập hoặc đã tập thời gian dài. Tư thế này giúp người tập giải phóng khí tiêu hóa từ ruột và dạ dày một cách dễ dàng hơn.
Bạn nên thực hiện tư thế này vào mỗi buổi sáng để tất cả các khí có trong đường tiêu hóa được giải phóng ra ngoài. Tư thế này phải được luyện tập lúc bụng đói hoặc 4 – 6 giờ sau khi ăn.
Cách thực hiện:
- Trong tư thế nằm ngửa trên tấm thảm yoga sao cho hai bàn chân sát vào nhau và hai cánh tay đặt dọc theo cơ thể.
- Hít một hơi thật sâu. Khi thở ra bạn đưa đầu gối về phía trước ngực và đồng thời ấn đùi lên trên bụng. Hai tay ôm lấy quanh chân.
- Giữ nguyên tư thế và thở bình thường sao cho khi bạn thở ra thì siết chặt bàn tay trên đầu gối và tăng áp lực lên ngực, khi bạn hít vào thì hãy nới lỏng tay.
- Thở ra và giải phóng cơ thể sau 3 – 5 lần thực hiện.
Lợi ích đối với viêm mũi dị ứng:
- Tư thế này giúp kích thích dây thần kinh của bạn và cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.
- Giúp giải phóng độc tố khỏi cơ thể và cải thiện tinh thần minh mẫn.
Lưu ý khi tập tư thế Pavanamuktasana:
- Không được thực hiện tư thế này nếu bạn đã trải qua phẫu thuật ở bụng, bị thoát vị đĩa đệm, phụ nữ đang mang thai và đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Nếu bạn bị chấn thương ở cổ phải có sự đồng ý của bác sĩ mới được tập tư thế này.
2. Sethu Bandhasana (Tư thế bắt cầu)
Để thực hiện thao tác này bạn nên thực hiện vào buổi sáng khi bụng đói hoặc 4 – 6 giờ sau khi ăn vào buổi chiều.
Cách thực hiện:
- Để bắt đầu bài tập bạn hãy nằm thẳng trên một tấm thảm yoga, hai tay đặt dọc theo cơ thể với lòng bàn tay hướng xuống dưới.
- Hãy căng đầu gối và đặt hai bàn chân trên sàn sao cho rộng ngang hông và mắt cá chân và đầu gối nằm trên một đường thẳng.
- Hít vào và nâng phần lưng của bạn khỏi sàn nhà. Cuộn tròn vai trong sao cho cằm của bạn chạm vào ngực. Dùng vai, bàn chân và cánh tay để nâng cơ thể lên sao cho đùi song song với sàn nhà.
- Đan các ngón tay vào nhau và đẩy mạnh xuống đất để nâng cơ thể cao hơn.
- Giữ nguyên tư thế ít nhất một phút, đồng thời hít thở chậm và sâu.
- Thở ra và giải phóng cơ thể.
Lợi ích đối với viêm mũi dị ứng:
- Giúp giảm trầm cảm, căng thẳng, lo lắng và làm dịu não.
- Phổi được mở ra giúp cải thiện các vấn để về hô hấp như viêm xoang, hen suyễn, viêm mũi dị ứng…
Lưu ý khi tập tư thế Sethu Bandhasana:
- Những người bị chấn thương cổ và gặp các vấn đề về lưng không được thực hiện tư thế yoga này.
- Phụ nữ đang mang thai muốn thực hiện tư thế này phải có sự hướng dẫn và giám sát của huấn luận viên yoga.
3. Vrikshasana (Tư thế cây xanh)
Với tư thế này bạn nên thực hiện nó vào buổi sáng và lúc bụng đói hoặc sau 4 – 6 giờ khi ăn. Khác với những tư thế khác, tư thế yoga này yêu cầu mắt bạn phải mở để cho cơ thể tự cân bằng.
Cách thực hiện:
- Đứng trên một tấm thảm yoga với hai cánh tay thả dọc theo cơ thể.
- Bắt đầu cong đầu gối phải và đặt chân phải lên đùi trái của bạn.
- Giữ chân trái làm trụ và đứng thật vững trên chân trái.
- Bắt đầu hít vào nhẹ nhàng, đồng thời giơ hai tay lên đầu và chấp tay lại với nhau.
- Nhìn thẳng vào một vật ở xa và giữ nguyên điểm nhìn để duy trì sự cân bằng.
- Giữ cho cột sống thẳng đứng, cơ thể phải căng nhưng vẫn đàn hồi. Hít thở thật sâu và mỗi khi thở ra hãy thả lỏng cơ thể của bạn.
- Nhẹ nhàng đưa hai tay trở về vị trí ban đầu và thả chân ra, đứng thẳng như ban đầu.
- Thực hiện tư thế này lặp lại ở chân trái.
Tác dụng đối với viêm mũi dị ứng:
- Tư thế này giúp bạn tìm được sự cân bằng trong cuộc sống, giúp giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi mà bệnh viêm mũi dị ứng gây nên.
Lưu ý khi tập tư thế yoga này:
- Khi thực hiện tư thế này bạn phải đặt bàn chân ở trên hoặc dưới đầu gối, tuyệt đối không đặt bàn chân ngay ở cạnh đầu gối vì nó sẽ tạo áp lực lên đầu gối.
- Nếu bạn bị huyết áp cao, mất ngủ, đau đầu nên tránh thực hiện tư thế này.
4. Virabhadrasana I (Tư thế chiến binh 1)
Tư thế này nên được thực hiện vào lúc sáng sớm, nếu bạn không thể sắp xếp được thời gian hãy thực hiện nó lúc chiều tối. Bạn nên để bụng đói khi tập hoặc sau khi ăn khoảng 4 – 6 tiếng mới được tập.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng và dang rộng hai chân ra sao cho chân phải ở phía trước và chân trái ở phía sau.
- Xoay bàn chân phải ra ngoài một góc 90 độ và qua trái một góc 15 độ sao cho gót chân phải thẳng hoàn toàn với chân bàn chân trái.
- Nâng cánh tay lên sao cho bằng với chiều cao ngang vai, song song vớ mặt đất và lòng bàn tay hướng lên trên.
- Bắt đầu thở ra và uốn cong đầu gối phải của bạn sao cho đầu gối và mắt cá chân tạo thành một đường thẳng.
- Hai tay vươn lên đầu với lòng bàn tay úp vào nhau, đồng thời nhẹ nhàng đẩy xương chậu xuống.
- Giữ nguyên tư thế với tâm trạng thoải mái và vui vẻ.
- Hít thở bình thường và hạ tay xuống, tiếp tục hít vào và đi lên.
- Lặp lại tư thế này bằng việc thay đổi tư thế chân.
Tác dụng đối với viêm mũi dị ứng:
- Tư thế này giúp kéo dài vai, cổ, ngực và phổi của bạn.
- Cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể và cải thiện hô hấp.
Lưu ý khi tập tư thế này:
- Nếu bạn gặp các vấn đề về cột sống hoặc mắc các bệnh mãn tính hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
- Nếu bạn bị đau vai hãy giơ hai tay song song với nhau thay vì dơ lên đầu.
- Những người bị đau đầu gối hoặc viêm khớp nên có sự hỗ trợ của một bức tường để thực hiện động tác này.
- Những người bị bệnh tim hoặc huyết áp cao nên tránh thực hiện động tác này.
5. Trikonasana (Tư thế tam giác)
Tư thế này được thực hiện giống như một hình tam giác nên được đặt tên như vậy. Nó giúp kéo dài các cơ, cải thiện các chức năng của cơ thể.
Tư thế nãy nên thực hiện khi bụng đói vào buổi sáng hoặc buổi chiều.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng trên mặt đất và hai chân dang rộng hơn vai, sao cho chân phải đặt bên ngoài 90 độ và chân trái đặt ở 15 độ.
- Hít một hơi thật sâu và khi thở ra bạn uốn cong cơ thể sang phải từ bên dưới hông của bạn, đảm bảo sao cho vòng eo của bạn vẫn được giữ thẳng.
- Nâng tay tay trái lên cao và tay phải xuống đất sao cho hai tay tạo thành một đường thẳng.
- Giữ cơ thể trong tư thế ổn định, hít thở thật sâu và dài. Mỗi lần thở ra hãy thư giãn cơ thể
- Hít vào, thả lỏng tay, duỗi thẳng chân và trở lại vị trí ban đầu.
- Lặp lại động tác tương tự bằng chân trái.
Lợi ích cho bệnh viêm mũi dị ứng:
- Tư thế này giúp củng cố và làm mở ngực.
- Giúp thay đổi tâm trạng trở nên thư giãn, giảm căng thẳng hơn khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng.
Lưu ý khi thực hiện:
- Nếu bạn đang bị huyết áp thấp, tiêu chảy hoặc đau đầu thì không nên thực hiện động tác này.
- Những người đang mắc các bệnh về cổ không nên nhìn thẳng lên trên mà chỉ cần nhìn thẳng, những người đang bị huyết áp cao nên nhìn xuống dưới khi tập.
6. Ardha Chandrasana (Tư thế nửa vầng trăng)
Tư thế yoga này nên tập lúc bình minh hoặc hoàng hôn sẽ mang lại hiệu quả nhất cho người tập. Chỉ nên tập khi bụng đói hoặc tập sau khi ăn khoảng 4 – 6 giờ.
Cách thực hiện: bắt đầu thực hiện bên phải trước bằng cách:
- Dang rộng hai chân khoảng 50cm, sau đó nghiêng người về bên phải và chống tay phải xuống thảm cách chân tầm 40cm.
- Giữ nguyên tư thế và hít sâu, khi thở ra hãy đẩy thẳng chân phải đồng thời nâng chân trái lên cao song song với mặt đất thì dừng lại.
- Giữ nguyên tư thế trong vài giây và thực hiện lặp lại ở chân còn lại.
Lợi ích với viêm mũi dị ứng:
- Giúp cho ngực và vai của bạn được mở rộng, củng cố cột sống và giảm đau lưng.
- Bên cạnh đó nó còn giảm căng thẳng và mệt mỏi do viêm mũi dị ứng gây nên.
Lưu ý khi thực hiện:
- Nếu bạn bị đau đầu, huyết áp thấp, tiêu chảy, mất ngủ không nên thực hiện động tác này.
- Những người bị các vấn đề về cổ không nên nhìn lên trên khi thực hiện mà chỉ được nhìn thẳng.
7. Salamba Sarvangasana (Tư thế đứng trên vai)
Với tư thế này toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ được dồn ở vai. Cũng giống như các tư thế yoga khác, bạn nên thực hiện nó khi bụng đói hoặc 4 – 6 giờ sau khi ăn.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu thực hiện bằng cách nằm thẳng lên thảm yoga với hai tay và hai chân duỗi thẳng.
- Nhanh chóng nâng phần chân, mông và lưng của bạn lên cao hai bằng tay sao cho bàn tay hỗ trợ lưng, khuỷu tay nâng đỡ phần thân dưới.
- Khi đã ổn định được tư thế bạn hãy di chuyển khuỷu tay gần hơn, duỗi thẳng cột sống và lưng để trọng lượng cơ thể bạn dồn lên vai.
- Giữ nguyên tư thế trọng 30 – 60 giây và hít thở thật sâu, sau đó thả lỏng cơ thể, hạ thấp đầu gối và đưa tay xuống sàn nằm thư giãn.
Lợi ích đối với viêm mũi dị ứng:
- Giúp cải thiện lượng máu vào khu vực phổi giúp giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng…
- Nó còn làm dịu hệ thống thần kinh, giải tỏa căng thẳng, giúp tâm trạng trở nên tốt hơn.
Lưu ý khi thực hiện bài tập:
- Nếu bạn đang mắc các bệnh như tiêu chảy, nhức đầu, huyết áp cao, đang trong thời kỳ kinh nguyệt, chấn thương cổ thì không nên thực hiện bài tập này.
- Nếu bạn muốn tập tư thế này nên có sự hướng dẫn của huấn luyện viên.
Với những bài tập yoga này bạn nên luyện tập mỗi ngày kể cả chưa bị viêm mũi dị ứng để giúp phòng chống bệnh tốt hơn hoặc khi mắc bệnh để cải thiện được các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, khi thực hiện phải có sự giám sát của huấn luyện viên yoga và bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ về việc tập yoga chữa bệnh viêm mũi dị ứng có phù hợp với bản thân không.
Nhấn mạnh thêm, các chuyên gia về Tai mũi họng cho biết tập yoga chỉ là phương pháp hỗ trợ, không điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng. Nếu muốn trị tận gốc bệnh không tái phát, bạn cần đi thăm khám và điều trị.
Có thể bạn quan tâm
- Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao (xương cá) có tốt như lời đồn?
- Viêm mũi dị ứng bội nhiễm: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!