Vì sao tôi bị đau tai khi nuốt? Nên làm gì để điều trị?
Đau tai khi nuốt gây ra nhiều khó chịu và cản trở các hoạt động hàng ngày như ăn, uống và nói chuyện. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này nhưng phổ biến nhất là nhiễm trùng tai, mũi, họng. Dưới đây là những nguyên nhân và cách điều trị đau tai khi nuốt.
Căn bệnh nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai là nguyên nhân phổ biến khiến bạn đau tai khi nuốt. Đối tượng dễ mắc nhiễm trùng tai là trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh với các triệu chứng có thể hơi khác so với thời thơ ấu. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai là do vi khuẩn hoặc virus gây nên. Chúng thường gây sưng, tích tụ chất lỏng và kích thích bên trong tai của bạn.
Nhiễm trùng tai giữa
Nhiễm trùng tai giữa còn được gọi là viêm tai giữa cấp tính. Chúng ảnh hưởng đến không gian phía sau màng nhĩ. Thông thường, không gian chứa đầy không khí này có chứa khung xương dao động cho phép bạn nghe được. Nó được kết nối với cổ họng bằng một cặp ống hẹp được gọi là vòi nhĩ. Các vòi nhĩ thường chảy dịch từ tai giữa. Vì một lý do nào đó làm vòi nhĩ bị tắc nghẽn sẽ khiến chất lỏng tích tụ xung quanh gây nên nhiễm trùng.
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai giữa bắt đầu bởi một tình trạng khác như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng xoang hoặc dị ứng. Các ống vòi nhĩ cũng chịu trách nhiệm duy trì áp lực trong tai giữa, nên khi bạn nuốt, ngáp hay hắt hơi thì các ống mở ra để giải phóng áp lực, có thể gây đau tai.
Các triệu chứng nhiễm trùng tai giữa có thể thay đổi theo độ tuổi, ở trẻ em nhiễm trùng tai giữa có thể gây ra:
- Sốt
- Khóc và cáu kỉnh
- Ăn không ngon
- Mất thăng bằng
- Giật mạnh tai
- Ngủ ít hơn bình thường
- Đau đầu
- Chảy dịch từ tai
- Đau tai có thể trở nên tồi tệ hơn nếu bé nằm
Các triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn bao gồm:
- Đau tai
- Sốt
- Khó nghe
- Chảy dịch từ tai
Nhiễm trùng tai ngoài
Nhiễm trùng tai ngoài hoặc viêm tai ngoài là một loại nhiễm trùng tai ảnh hưởng đến tai ngoài. Khi bạn đi tắm hoặc bơi, nước lấp đầy ống tai nghe tạo nên một môi trường ẩm ướt, lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển.
Nhiễm trùng tai ngoài không phải lúc nào cũng do nước, vì vi trùng có thể xâm nhập vào ống tai thông qua một vật lạ nào đó chẳng hạn như ngón tay, móng tay. Những vật lạ này làm tổn thương lớp lót mỏng mạnh của tai vốn có công dụng bảo vệ nó khỏi bị nhiễm trùng. Một số vấn đề về da như bệnh chàm có thể làm tăng nguy bị nhiễm trùng tai ngoài.
Đau do nhiễm trùng tai ngoài thường trở nên tồi tệ hơn khi tai bị kéo căng, kéo mạnh. Cơn đau có thể trở nên dữ dội và lan tỏa khắp mặt khi bạn nhai, nuốt.
Các triệu chứng nhiễm trùng tai ngoài bao gồm:
- Đỏ và sưng tai
- Ngứa bên trong tai
- Dịch hôi
- Cảm giác đầy tai
- Khó nghe
Nhiễm trùng tai có thể tự khỏi trong vòng 7 ngày đến 10 ngày nếu sử dụng thuốc nhỏ tai. Tuy nhiên, nếu nhiễm trùng tai gây ra sự khó chịu nghiêm trọng hoặc các triệu chứng không cải thiện trong vòng 1 tuần thì bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh.
Nhiễm trùng mũi hoặc cổ họng
Bên cạnh nhiễm trùng tai thì đau tai khi nuốt còn có thể là do nhiễm trùng mũi hoặc cổ họng. Adenoid là những khối mô thuộc mô miễn dịch, phát triển lớn hơn để đáp ứng miễn dịch với vi trùng ở mũi và miệng. Các Adenoid nằm gần các vòi nhĩ, tạo thành kênh kết nối tai giữa với họng trên và khoang mũi. Nếu các Adenoid phát triển lớn để đáp ứng nhiễm trùng, đến mức chúng chặn các vòi, có thể dẫn đến nhiễm trùng tai giữa và đau tai sẽ xuất hiện.
Viêm amidan
Amidan là mô miễn dịch có dạng miếng đệm tròn ở mặt sau của cổ họng. Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm amidan là nhiễm trùng do vi khuẩn. Triệu chứng chính của viêm amidan là đau họng kèm theo các triệu chứng khác như:
- Khó nuốt
- Xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ
- Amidan sưng, đỏ
- Mảng trắng ở cổ họng
- Sốt
- Đau đầu
- Đau bụng
- Phát ban
- Hôi miệng
- Giọng khàn
Tìm hiểu thêm về amidan và cách điều trị: Viêm amidan: Nguyên nhân, triệu chứng & thuốc
Áp xe peritonsillar
Áp xe peritonsillar là một vùng mô đầy mủ xung quanh một trong các amidan của bạn. Thường thì nó là biến chứng của viêm amidan mà không được điều trị. Cơn đau thường khá nghiêm trọng và nặng hơn rõ rệt so với đau họng thông thường. Chỉ có một amidan bị ảnh hưởng nên cơn đau sẽ tồi tệ hơn bên còn lại.
Áp xe peritonsillar sẽ gây đau tai ở bên bị ảnh hưởng, cơn đau thường xuất hiện khi nuốt hoặc thậm chí là khi bạn mở miệng. Để điều trị áp xe peritonsillar, bạn có thể cần phải thực hiện các phẫu thuật. Bác sĩ sẽ rạch hoặc sử dụng kim nhỏ để lấy dịch mủ. Đồng thời có thể kê toa một đợt thuốc kháng sinh để điều trị viêm amidan tiềm ẩn, ngăn ngừa áp xe quay lại.
Nguyên nhân khác
Một số vấn đề sức khỏe khác có thể dẫn đến đau tai khi nuốt, bao gồm:
Đau dây thần kinh thị giác
Dây thần kinh thị giác nằm ở đầu và cổ, đau đớn có thể xảy ra khi nó gặp bất ổn. Các triệu chứng có thể bao gồm đâu quanh một bên tai, đau ở cổ họng, mặt, dưới hàm và trên lưỡi. Một số người có thể kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc giảm đau theo toa. Nhưng một số trường hợp nghiêm trọng cần phải được phẫu thuật.
Rối loạn chức năng khớp thái dương
Rối loạn chức năng khớp thái dương xảy ra khi khớp nối xương hàm với hộp sọ bị tổn thương. Một người có thể cảm thấy đau khi nuốt, nói hoặc nhai. Phương thuốc điều trị bao gồm thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, chườm ấm hoặc lạnh, thay đổi lối sống, nghỉ ngơi.
Keo tai
Keo tai hay còn gọi là viêm tai giữa có dịch, xảy ra khi chất lỏng tích tụ bên trong tai. Thông thường, áp lực tạo ra do tích tụ có thể gây đau tai khi nuốt và mất thính giác tạm thời. Keo tai không cần điều trị, mặc dù mất rất nhiều thời gian thì bệnh mới biến mất hoàn toàn. Nhưng trong tình trạng nghiêm trọng thì bác sĩ có thể đặt ống vào tai để thoát dịch.
Ráy tai hoặc dị vật trong tai
Đau tai khi nuốt có thể gây nên bởi dị vật ở bên trong tai. Mọi người có thể sử dụng thuốc nhỏ tai để làm mềm ráy tai, nếu nó quá cứng thì bác sĩ có thể phải rửa tai bằng nước. Trong trường hợp dị vật, bác sĩ có chuyên môn sẽ dễ dàng loại bỏ bất kỳ vật cản nào trong tai.
Áp xe răng
Nhiễm trùng có thể khiến mủ tích tụ trong răng và nướu, sự tích tụ này được gọi là áp xe răng. Mặc dù là vấn đề ở răng nhưng áp xe có thể gây đau tai. Người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Hội chứng quá phát mỏm trâm
Hội chứng quá phát mỏm trâm (hay hội chứng Eagle) là rối loạn hiếm gặp gây ra cơn đau ở phía sau cổ họng và mặt. Cơn đau thường âm ỉ và dai dẳng, tỏa ra tai, cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi bạn di chuyển đầu, nuốt, nhai. Các triệu chứng khác bao gồm: khó nuốt, ù tai, đau cổ, đau mặt,… Hội chứng Eagle gây ra bởi vấn đề với dây chằng và xương nhỏ của cổ, hộp sọ. Chỉ có phẫu thuật mới có thể khắc phục vấn đề này.
Khi nào nên đi khám bác sĩ
Đau tai khi nuốt do nhiều nguyên nhân, chính vì vậy người bệnh cần phải gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh. Đặc biệt nếu bạn gặp các trường hợp sau đây thì nên nhanh chóng đi khám bác sĩ:
- Sốt cao
- Chất dịch rò rỉ từ tai
- Mất thính lực
- Sưng trong hoặc xung quanh tai
- Đau tai kéo dài vài ngày
- Nôn
- Đau họng nghiêm trọng
- Chóng mặt
- Nhiễm trùng tai thường xuyên
Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau tai khi nuốt. Nhưng những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo, nếu như bạn nhận thấy bất cứ triệu chứng nào hãy thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp lúc.
ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!