Vi Khuẩn HP Có Bị Tái Nhiễm Không?
Nếu được thăm khám và điều trị đúng cách, vi khuẩn Hp có thể được tiêu diệt tận gốc. Tuy nhiên, câu hỏi “vi khuẩn Hp có bị tái nhiễm không?” lại là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn và lo lắng. Vậy câu trả lời của vấn đề này là gì? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Vi khuẩn Hp có bị tái nhiễm không?
Helicobacter pylori (Hp) là một loại xoắn khuẩn tồn tại và sinh trưởng trong dạ dày của người. Nó nguyên nhân chính gây nên các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.
Để điều trị, tùy vào từng đối tượng và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh phân các phác đồ chữa bệnh phù hợp. Nếu người bệnh tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ, dùng đúng thuốc, ăn uống ngủ nghỉ hợp lý thì hoàn toàn có thể tiêu diệt tận gốc loại vi khuẩn này. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là sau khi được chữa trị, vi khuẩn Hp có bị tái nhiễm không?
Theo các bác sĩ, vi khuẩn Hp sau khi được chữa khỏi hoàn toàn vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Bởi loại vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm theo nhiều con đường khác nhau. Vì thế, người bị nhiễm Hp sau khi được chữa khỏi vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm rất cao.
Dưới đây là những con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp thường gặp:
- Vi khuẩn Hp có thể có ở trong nước bọt trên khoang miệng. Vì thế, nếu hôn môi, ăn chung bát đũa, bát nước chấm hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng… sẽ có khả năng bị nhiễm loại vi khuẩn này.
- Chính vì Hp tồn tại trong dạ dày nên nó có thể bị đào thải ra ngoài môi trường theo đường đại tiện. Nếu sau khi đi vệ sinh mà không rửa tay sạch sẽ thì cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho người khỏe mạnh.
- Việc sử dụng chung các thiết bị y tế như ống nội soi, các dụng cụ khám nha khoa… cũng có thể làm lây nhiễm từ người này sang người khác. Do đó, các thiết bị này cần phải được vệ sinh thật sạch khi sử dụng để thăm khám cho những người khác.
Trong trường hợp bị tái nhiễm, bệnh nhân cũng không nên lo lắng quá. Lúc này, việc cần phải làm là đi khám và nhận sự chỉ định điều trị từ bác sĩ. Hãy uống thuốc đúng theo sự chỉ định, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý là có thể chữa trị được. Bạn cũng nên thường xuyên tái khám để nắm được tình trạng bệnh của bản thân.
Lưu ý không được tự ý mua các loại thuốc kháng sinh để sử dụng. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, nhờn thuốc. Nó không chỉ không mang đến tác dụng mà còn làm cơ thể gặp nhiều tác dụng khác. Hơn nữa, khi vi khuẩn Hp bị tái nhiễm thì việc chữa trị cũng sẽ khó khăn hơn thời kỳ đầu. Do đó, tốt nhất là đi khám và điều trị đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số biện pháp phòng ngừa nguy cơ vi khuẩn Hp tái nhiễm
Vi khuẩn Hp có tái nhiễm không thì thật không may, câu trả lời là có. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Dưới đây là một số cách phòng ngừa vi khuẩn Hp mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
- Không dùng chung bát đũa, bát nước chấm, các dụng cụ vệ sinh cá nhân, không hôn môi người bị vi khuẩn Hp.
- Rửa tay thật sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Lựa chọn các thực phẩm sạch, an toàn. Thực hiện ăn chín uống sôi.
- Không nên ăn những đồ ăn lạnh, tươi sống như gỏi cá, tiết canh, rau sống…
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, diệt trừ ruồi muỗi.
- Không nhai mớm thức ăn cho trẻ nhỏ, điều này có thể khiến trẻ bị lây bệnh từ người lớn.
Trên đây là lời giải đáp cho vấn đề vi khuẩn Hp có bị tái nhiễm không và một số biện pháp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát. Vì vi khuẩn Hp có thể gây ra những bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bệnh nhân. Do đó, xác định được biện pháp điều trị và phòng ngừa sớm cho bản thân là điều cần thiết.
THÔNG TIN XEM THÊM:
- Người Bị Viêm Dạ Dày Hp Nên Ăn Gì Là Tốt Nhất?
- Tổng quan về viêm dạ dày Hp k29: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!