Bạn đã biết vi khuẩn Hp dạ dày lây qua đường nào chưa?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Vi khuẩn Hp có tên khoa học là Helicobacter pylori, là một loại xoắn khuẩn được tìm thấy trong đường tiêu hóa. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng trú ẩn bên dưới lớp lót của niêm mạc dạ dày, sản sinh urease tấn công niêm mạc, gây nên các bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày… Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 80% bệnh lý dạ dày là do loại xoắn khuẩn này gây nên.

Điều đáng lo ngại là vi khuẩn Hp có thể lây lan từ người sang người. Nắm rõ con đường lây nhiễm của vi khuẩn trên là cách tốt nhất để phòng bệnh.

con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp - uống thuốc trị hp khi mang thai
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 80% bệnh lý dạ dày là do vi khuẩn Hp gây nên.

I. Các con đường lây nhiễm của vi khuẩn Hp

Theo giới chuyên môn, vi khuẩn Hp lây nhiễm theo những con đường sau:

1. Truyền qua dạ dày – dạ dày

Nhiều nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn Hp được tìm thấy trong dịch nôn lẫn khí nhỏ được phát ra từ miệng của bệnh nhân. Trong phạm vi 1.2 m trở lại, nếu như người xung quanh nuốt hoặc hít phải chất trên, vi khuẩn Hp sẽ xâm nhập vào niêm mạc dạ dày của vật chủ mới và tiếp tục gây bệnh

Cách lây nhiễm trên phổ biến ở những đối tượng gần gũi với người bị nhiễm vi khuẩn Hp như người trong gia đình, nhất là trẻ em; người không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh.

2. Truyền qua đường phân – miệng

Tiếp xúc với phân của người bệnh có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp. Nguyên nhân là bởi vi khuẩn gây hại được bài tiết ra ngoài theo đường phân (đặc biệt là phân của người bị tiêu chảy). Nếu như không thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh chung như rửa tay sau khi ăn, tắm giặt…, vi khuẩn sẽ bám lên tay. Bằng cách dùng tay đưa thức ăn trực tiếp lên miệng, người bệnh vô tình “tiếp tay” cho loại xoắn khuẩn này xâm nhập và tấn công niêm mạc dạ dày.

3. Truyền qua đường miệng – miệng

Không chỉ có mặt ở dạ dày, vi khuẩn H.pylori còn được tìm thấy trong nước bọt, khoang miệng. Đặc biệt, các nhà khoa học còn tìm thấy vi khuẩn Hp trên kẽ răng, mảng bám răng – vị trí mà thuốc kháng sinh và các sản phẩm vệ sinh răng miệng không tiếp cận được.

Do đó, vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm trực tiếp từ người sang người thông qua việc dùng chung dụng cụ cá nhân như chén bát, ly uống nước, bàn chải… Hôn nhau, mẹ mớm thức ăn cho con cũng là một trong những cách lây nhiễm vi khuẩn Hp theo con đường miệng  – miệng phổ biến.

II. Làm thế nào để phòng vi khuẩn Hp lây nhiễm?

Phòng tránh vi khuẩn Hp là cách giúp tránh được những bệnh lý dạ dày nguy hiểm do loại xoắn khuẩn này mang lại.

Mặc dù thức ăn cay, nóng, rượu và thuốc lá không là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày nhưng chúng lại khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nói chuyện với chuyên gia để có biện pháp cải thiện căng thẳng, thay đổi chế độ ăn uống khoa học để loại bỏ vi khuẩn Hp dạ dày. Nếu có thói quen hút thuốc lá, nên sớm cai thuốc.

Áp dụng các biện pháp sau để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp:

  • Rửa sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Tránh dùng nguồn nước bẩn để vệ sinh và chế biến thức ăn.
  • Ăn chín, uống sôi.
  • Tránh thực phẩm vỉa hè, lề đường, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trên đây là một số con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp phổ biến. Để tránh bị lây nhiễm vi khuẩn trên, người bệnh cần chú ý giữ gìn vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Trong trường hợp phát hiện những biểu hiện nhiễm vi khuẩn Hp, nên nhanh chóng thăm khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Tin xem thêm

Thông tin về tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc và cách điều trị

Vi khuẩn hp kháng thuốc có nguy hiểm không và phác đồ điều trị

Vi khuẩn Hp kháng thuốc có nguy hiểm không? Cách chữa trị như thế nào? Là vấn đề có không...

Trà dây chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

Cách uống trà dây chữa đau dạ dày sao cho đạt hiệu quả cao nhất

Trà dây (chè dây) chữa đau dạ dày có hiệu quả không? Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh....

Khám dạ dày không cần nội soi có tốt không?

Khám dạ dày không cần nội soi – Bằng cách nào, có ra bệnh chính xác không?

Xét nghiệm hơi thở, chụp X quang, xét nghiệm máu, siêu âm… là các phương pháp khám dạ dày không...

Các loại thuốc tây chữa đau dạ dày (có đơn thuốc)

Thuốc giảm đau chống co thắt, thuốc kháng histamine H2, thuốc ức chế bơm proton... là các loại thuốc tây...

tác dụng phụ của thuốc điều trị hp

Tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị Hp

Bệnh nhân cần phải biết những tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị Hp là gì để chuẩn bị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.