Trẻ Bị Nhiệt Miệng Nên Làm Gì? Cách Chữa và Ngăn Ngừa

Trẻ bị nhiệt miệng không phải tình trạng hiếm gặp và cũng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên các triệu chứng nhiệt miệng khiến trẻ đau nhức, khó chịu, ăn uống kém, quấy khóc khó ngủ… ảnh hướng không nhỏ đến sự phát triển của con. Vậy các bậc phụ huynh cần làm gì để giúp trẻ thoát khỏi căn bệnh này nhanh chóng? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Trẻ bị nhiệt miệng
Trẻ bị nhiệt miệng là bệnh lý lành tính, không quá nguy hiểm và có thể điều trị dễ dàng nếu biết cách

Nhiệt miệng ở trẻ là bệnh gì?

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng từng vài lần trong đời mắc phải chứng nhiệt miệng. Đây là tình trạng xuất hiện các tổn thương, vết loét bên trong niêm mạc miệng của trẻ như môi, lưỡi, nướu, má… Những vết loét này thường có kích thước nhỏ, đường kính chỉ từ 1 – 10mm, trường hợp trẻ bị nhiệt miệng nặng, mãn tính thì kích thước vết loét có xu hướng lớn hơn khoảng 2 – 3cm.

Các chuyên gia đánh giá nhiệt miệng là căn bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày và tự khỏi ngay cả khi không điều trị, không để lại sẹo. Tuy nhiên, trong suốt khoảng thời gian này, trẻ thường cảm thấy đau nhức, rát xót, sưng đỏ và gây khó khăn trong việc ăn uống, trò chuyện giao tiếp hàng ngày. Nặng hơn có thể kèm theo sốt cao, sưng hạch cổ bắt buộc phải đưa trẻ đến bệnh viện để chữa trị.

Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng ở trẻ em

Khi trẻ bị nhiệt miệng, phụ huynh có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường để đánh giá các biểu hiện và triệu chứng bệnh:

Trẻ bị nhiệt miệng
Các vết loét nhiệt miệng ở trẻ thường xuất hiện ở các vị trí như niêm mạc má, môi, lưỡi, nướu răng…

Biểu hiện nhiệt miệng

  • Xuất hiện nhiều vết loét nhỏ kích thước 1 – 2mm, màu trắng trong niêm mạc miệng. Theo thời gian có xu hướng tăng dần về kích thước từ 8 – 10mm;
  • Vài ngày sau đó, các đốm trắng vỡ ra hình thành vết loét nông, sâu, hình tròn, hình bầu dục khác nhau, viền xung quanh có màu đỏ tươi;
  • Các vết loét này xuất hiện rải rác khắp niêm mạc môi, lưỡi, nướu, vòm họng…;
  • Tùy theo mức độ nhiệt miệng nặng hay nhẹ và cơ địa của từng trẻ mà số lượng vết loét có thể nhiều hoặc ít;

Triệu chứng nhiệt miệng

  • Trẻ bị đau nhức, rát xót dữ dội khi ăn đồ chua cay, mặn, nóng hoặc đồ dai cứng;
  • Tăng thân nhiệt và sốt đột ngột, đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại các yếu tố viêm nhiễm;
  • Kèm theo đó là chảy máu chân răng, chảy nhiều nước dãi, ngậm tay vào miệng, thường xuyên quấy khóc, khó ngủ, chán ăn…;

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm vì có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và còn yếu kém trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, cấu trúc niêm mạc miệng của trẻ vẫn còn khá mỏng manh, chưa chắc chắn nên rất dễ bị tổn thương và phát sinh nhiệt miệng.

Trẻ bị nhiệt miệng
Sơ suất trong ăn uống hay nói chuyện khiến trẻ vô tình cắn trúng niêm mạc miệng và phát sinh viêm nhiễm gây nhiệt miệng

Ngoài ra, các chuyên gia nhận định việc trẻ nhỏ dễ bị nhiệt miệng có thể là do ảnh hưởng từ những yếu tố sau:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Trẻ chưa có ý thức cao trong việc chủ động vệ sinh răng miệng, thường xuyên để thức ăn bám vào các khe răng, chải răng mạnh bằng bàn chải lông cứng làm chảy máu chân răng hoặc dùng nước súc miệng chứa chất tẩy mạnh… là những yếu tố hình thành tổn thương nhiệt miệng.
  • Tổn thương khoang miệng: Các sơ suất trong việc ăn uống như vô tình cắn trúng môi, lưỡi, má, nướu hay ăn các loại thực phẩm thô cứng, nhọn… tạo thành những vết thương trong khoang miệng, tạo điều kiện hình thành vết loét nhiệt miệng.
  • Thiếu chất: Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị thiếu chất, đặc biệt là các loại vitamin, khoáng chất như vitamin C, PP, B2, B3, B7, B12, sắt, kẽm, acid folic… do kén ăn. Việc thiếu hụt dinh dưỡng khiến hệ miễn dịch của trẻ không ổn định, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh.
  • Trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn, nấm: Một số loại virus, vi khuẩn kỵ khí, ái khí hay nấm như Herpes, CMV… khiến cho hệ sinh học trong cơ thể trẻ mất cân bằng và dễ hình thành nhiệt miệng.
  • Mắc các bệnh lý làm suy giảm miễn dịch: Một số bệnh lý suy giảm miễn dịch thường gặp ở trẻ như: sởi, tay chân miệng, bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng), bệnh Celiac (dị ứng với Gluten), bệnh tự miễn Behcet, các bệnh lý răng miệng (như sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng… đều là những bệnh lý làm khởi phát các vết loét nhiệt miệng.

Trẻ bị nhiệt miệng có chữa được không? Khi nào nên khám bác sĩ?

Các chuyên gia đánh giá bệnh nhiệt miệng ở trẻ là căn bệnh lành tính, không nguy hiểm và có cách điều trị khỏi dứt điểm. Trong đó:

  • Với những trường hợp trẻ bị nhiệt miệng với các triệu chứng đơn giản như vết loét nhỏ, nông thì chỉ khoảng 7 – 10 ngày bệnh sẽ tự thuyên giảm và biến mất. Trong quá trình này phụ huynh chỉ cần chú ý chăm sóc trẻ kỹ lưỡng, vệ sinh khoang miệng, ăn uống phù hợp và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Còn với trường hợp triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ nặng hơn, vết loét lớn, sâu, tấy đỏ hoặc do nhiễm virus Herpes cần được can thiệp điều trị y tế chuyên sâu, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài ra, những trường hợp vết loét nhiệt miệng được xem là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý khác và có kèm theo sốt cao, tiêu chảy, phát ban, đau đầu, mệt mỏi, suy nhược… Tốt nhất bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu và thăm khám ngay, điều trị theo phác đồ phù hợp, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp chữa trị nhiệt miệng ở trẻ hiệu quả

Như đã nói, trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt vì có thể trạng sức khỏe không bằng người lớn nên việc điều trị cũng phải cân nhắc chọn lựa những biện pháp an toàn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Dưới đây là 2 cách phụ huynh có thể tham khảo thực hiện:

1. Chữa nhiệt miệng cho trẻ tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên

Trong tự nhiên có rất nhiều nguyên liệu, thảo dược quen thuộc giúp cải thiện mức độ viêm loét nhiệt miệng, xoa dịu cơn đau nhức và khó chịu cho trẻ:

Nước muối

Đây là cách cải thiện triệu chứng nhiệt miệng cho trẻ rất hiệu nghiệm được các chuyên gia y tế khuyến khích áp dụng. Nước muối vốn có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và làm săn se vết loét miệng, giúp tổn thương nhanh chóng lành lại. Không những vậy, cho trẻ súc miệng nước muối hàng ngày còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng hiệu quả.

Trẻ bị nhiệt miệng
Bố mẹ hướng dẫn trẻ súc miệng nước muối hàng ngày giúp cải thiện rõ rệt triệu chứng nhiệt miệng mà không cần dùng thuốc

Cách thực hiện:

  • Pha loãng 5g muối với 250ml nước ấm.
  • Khuấy cho tan đều và hướng dẫn trẻ súc miệng, ngậm 15 – 30 giây rồi nhỏ bỏ.
  • Kiên trì thực hiện 4 – 5 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Uống bột sắn dây

Bột sắn dây là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong dân gian nhằm mục đích làm mát cơ thể, thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra còn có tác dụng chữa trị nhiệt miệng, nổi rôm sảy, mụn trứng cá… ở trẻ nhỏ.

Cách thực hiện

  • Pha 10 – 15g bột sắn dây với 1 ly nước ấm.
  • Khuấy đều rồi đun sôi cho đến sánh lại rồi cho trẻ sử dụng.
  • Dùng 2 lần/ ngày sẽ đem lại hiệu quả đáng kể trong thời gian ngắn.

Lưu ý không dùng bột sắn dây cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và khi chế biến không được thêm đường vì sẽ làm giảm tác dụng chữa nhiệt miệng, dễ khiến trẻ bị béo phì. 

Uống nước râu ngô

Khi có nhu cầu thanh lọc, giải độc và làm mát cơ thể, nhiều người thường nghĩ ngay đến nước râu ngô. Theo y học cổ truyền, râu ngô có tính bình, vị ngọt thanh với khả năng lợi tiểu, mát gan… Bên cạnh đó còn giúp xoa dịu cơn đau nhức, sưng viêm tại vết loét nhiệt miệng, đặc biệt nguyên liệu này lành tính, phù hợp sử dụng cho trẻ nhỏ.

Cách thực hiện

  • Rửa sạch râu ngô và cho vào nồi đun sôi 20 phút.
  • Phần nước thu được cho ra ly để nguội và cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
  • Kiên trì áp dụng thường xuyên sẽ giúp các vết nhiệt miệng thuyên giảm nhanh chóng.

Dùng nha đam

Nha đam được nhiều bậc phụ huynh ưa chuộng sử dụng để điều trị nhiệt miệng cho trẻ. Phần gel nha đam có tác dụng dưỡng ẩm, xoa dịu cảm giác đau rát tại vết loét và cung cấp các dưỡng chất cần thiết để phục hồi tổn thương.

Cách thực hiện

  • Sơ chế nha đam sạch sẽ để lấy phần gel và bôi trực tiếp lên vết loét nhiệt miệng của trẻ.
  • Hoặc mẹ xay nhuyễn nha đam, pha loãng với nước và muối để cho trẻ súc miệng 2 – 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bôi mật ong

Dùng mật ong chữa nhiệt miệng cho trẻ là biện pháp hiệu nghiệm được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Bởi nhiều nghiên cứu cho thấy trong mật ong chứa hoạt chất defensin-1 có khả năng cứ chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm đau rát và thúc đẩy cơ chế tự làm lành tổn thương trong khoang miệng. Đặc biệt, mật ong có vị ngọt dễ uống được trẻ em yêu thích.

Trẻ bị nhiệt miệng
Mật ong giúp xoa dịu đau rát, khó chịu và chống khuẩn, khắc phục các triệu chứng nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả

Cách thực hiện

  • Bôi trực tiếp mật ong vào vết loét nhiệt miệng của trẻ. Lưu ý bố mẹ phải rửa tay thật sạch trước khi bôi hoặc dùng tăm bông y tế.
  • Hướng dẫn trẻ ngậm mật ong lại trong 1 phút rồi mới nuốt xuống.
  • Nên thực hiện sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Dùng cam thảo

Cam thảo là một trong những loại thảo dược quý có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và chữa nhiệt miệng hiệu quả. Đồng thời, trong cam thảo chứa nhiều hoạt chất chống khuẩn, kháng viêm và giảm dị ứng, kích thích làm lành vết loét nhiệt miệng trong khoang miệng, giảm đau rát khó chịu.

Cách thực hiện

  • Đối với trẻ nhỏ nên đun sôi cam thảo trong vòng 15 phút để lấy nước uống.
  • Cho trẻ uống 1 – 2 lần/ ngày và ngưng lại khi triệu chứng nhiệt miệng đã thuyên giảm.
  • Lưu ý không dùng cam thảo cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi.

2. Dùng thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ

Với những trường hợp trẻ bị nhiệt miệng khá nặng, hơn 1 tuần chưa khỏi dù đã áp dụng rất nhiều biện pháp tại nhà sẽ được chỉ định dùng thuốc Tây theo hướng dẫn của bác sĩ. Trên thị trường có nhiều loại thuốc chữa nhiệt miệng, tuy nhiên với trẻ em tốt nhất nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc bôi, xịt tại chỗ để kiểm soát triệu chứng, đảm bảo an toàn và hạn chế tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Trẻ bị nhiệt miệng
Trẻ bị nhiệt miệng ưu tiên sử dụng các nhóm thuốc bôi dạng gel, thuốc mỡ hoặc thuốc xịt cải thiện triệu chứng tại chỗ

Một số loại thuốc nhiệt miệng phụ huynh có thể tham khảo như:

Thuốc nhiệt miệng dạng bôi

  • Thuốc Oracortia (Thái Lan);
  • Thuốc Mouthpaste;
  • Thuốc PV Kids;
  • Gel bôi Kamistad;
  • Thuốc Orrepaste;

Thuốc nhiệt miệng dạng xịt

  • Thuốc Traful Nhật Bản;
  • Thuốc Anginovag;

Lưu ý: Phụ huynh cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc nhiệt miệng cho trẻ. Không nên tự ý sử dụng vì bất kỳ loại thuốc nào cũng tiềm ẩn tác dụng phụ, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ.

Cách chăm sóc dự phòng tái phát nhiệt miệng ở trẻ em

Tương tự như người lớn, nhiệt miệng ở trẻ nhỏ cũng có tính chất dai dẳng, tái đi tái lại thường xuyên, phát triển thành nhiệt miệng mãn tính gây ảnh hưởng đến thể trạng sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong tương lai. Vì vậy để phòng tránh tái phát nhiệt miệng, phụ huynh nên thực hiện các biện pháp sau đây:

Trẻ bị nhiệt miệng
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nâng cao hệ miễn dịch phòng tránh nhiệt miệng ở trẻ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho con

  • Lên thực đơn ăn uống hằng ngày đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tính mát, thanh lọc giải nhiệt, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất (sắt, kẽm, chất xơ, vitamin C, vitamin B2, B3, B7, B12…) thông qua các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi, thịt cá, các loại hạt, chế phẩm từ sữa…
  • Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho trẻ (~ 1.5 lít) vì nước là yếu tố quan trọng giúp thanh lọc cơ thể tốt. Ngoài ra, bố mẹ nên thường xuyên cho con uống các loại nước giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi…), các loại nước mát (rau má, trà xanh, nước ép cà chua…) giúp vết loét nhanh lành và phòng tránh tái phát hiệu quả.
  • Tránh cho trẻ dùng các loại thực phẩm dễ gây nóng trong người như đồ ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nêm nếm nhiều gia vị, quá mặn, quá chua, đồ ăn nhiều đường, thức uống có gas, chứa chất kích thích, chất cồn, caffein… Những loại thực phẩm này không chỉ tạo điều kiện cho vết loét ngày càng nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị mà còn gây hại cho sức khỏe toàn diện của trẻ.

Lập thời gian biểu sinh hoạt phù hợp

  • Thiết lập cho trẻ thói quen ăn ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, không thức khuya.
  • Cho trẻ ăn uống vừa đủ, không quá no và ăn đúng giờ.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ kỹ lưỡng, hướng dẫn con chải răng đúng cách, dùng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn gây hại trong khoang miệng;
  • Căn dặn trẻ chải răng nhẹ nhàng, ăn chậm nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa nói chuyện vì để hạn chế nguy cơ làm tổn thương niêm mạc miệng, phòng tránh tái phát nhiệt miệng.
  • Duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ cho trẻ, tránh stress, căng thẳng và vận động thể chất phù hợp. Một trạng thái tinh thần và thể trạng tốt sẽ giúp con có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại các tác nhân mầm mống gây bệnh.

Nhiệt miệng ở trẻ em là căn bệnh phổ biến và không quá nguy hiểm, hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu bố mẹ biết cách. Tốt nhất nên quan sát trẻ thật kỹ để sớm phát hiện các bất thường và thăm khám nếu cần thiết để giúp con có nền tảng sức khỏe tốt nhất, không bệnh tật và phát triển đúng hướng. Mọi thắc mắc xoay quanh bệnh lý này vui lòng trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn chi tiết.

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi dùng cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng

8 Cây Thuốc Nam Chữa Nhiệt Miệng Nhanh Khỏi Đến Khó Tin

Một số cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng được dùng có thể kể đến như cây rau ngót, húng chó, rau diếp cá, lá bàng,... Các vị thuốc thiên nhiên...
Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì?

Bị Nhiệt Miệng Nên Ăn Trái Cây Gì Để Cho Mau Khỏi?

Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì? Đây là thắc mắc được mọi người quan tâm. Bởi, theo khuyến...

Cách chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non đơn giản

Chữa Nhiệt Miệng Bằng Lá Bàng Non Qua Mẹo Hay Dân Gian

Phương pháp chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non được áp dụng rộng rãi. Lá bàng chứa các chất hỗ...

Lưu ý khi dùng cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng

8 Cây Thuốc Nam Chữa Nhiệt Miệng Nhanh Khỏi Đến Khó Tin

Một số cây thuốc Nam chữa nhiệt miệng được dùng có thể kể đến như cây rau ngót, húng chó,...

Nhiệt miệng và tay chân miệng có nguy hiểm không?

Phân Biệt Nhiệt Miệng và Tay Chân Miệng Chuẩn Xác Nhất

Phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng đặc biệt là ở trẻ em để kịp thời khám và điều...

Thông tin về nhiệt miệng Nhất Nhất

Nhiệt Miệng Nhất Nhất: Tác Dụng, Liều Dùng, Lưu Ý Cần Biết

Nhiệt miệng Nhất Nhất là sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng nhiệt miệng được sử dụng rộng rãi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.