Nhiệt Miệng Uống Thuốc Gì Để Cho Bệnh Nhanh Khỏi?

Nhiệt miệng uống thuốc gì? Thực tế tình trạng nhiệt miệng xuất hiện và có thể thuyên giảm sau 1 – 2 tuần mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên để nhanh chóng giảm triệu chứng đau rát ảnh hưởng đời sống, bạn có thể dùng thuốc bôi, thuốc uống để điều trị. Riêng trường hợp dùng thuốc uống nên thận trọng, tránh quá liều, lạm dụng thuốc.

Nhiệt miệng uống thuốc gì?

Loét miệng, nhiệt miệng là tình trạng hình thành các tổn thương niêm mạc trong khoang miệng gây đau rát khó chịu cho người bệnh. Cơn đau trở nên dữ dội hơn nếu bạn ăn phải các món ăn nóng, cay, đồ chua, nhiều dầu mỡ,… Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị nhiệt miệng.

Nhiệt miệng uống thuốc gì?
Nhiệt miệng uống thuốc gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra

Trong đó nhóm đối tượng dễ gặp phải nhất là người cao tuổi, người bị nóng trong, thường xuyên ăn đồ cay, đồ nóng,… Khi bị nhiệt miệng, vết loét hình thành ở các vị trí như lưỡi, má trong, mặt trong môi, nướu răng khiến miệng nhạy cảm ơn, nhất là khi ăn phải các món ăn, thức uống có khả năng kích thích.

Mặc dù theo các chuyên gia tình trạng nhiệt miệng không đe dọa trực tiếp đến tính mạng và có thể tự thuyên giảm sau 7 – 10 ngày, thế nhưng vết loét có thể tái đi tái lại nhiều lần. Ngoài ra, cơn đau khi ăn uống, nói chuyện gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của nhiều người.

Chính vì thế, người bệnh khi bị nhiệt miệng mong muốn tìm loại thuốc nhanh chóng điều trị dứt điểm triệu chứng. Ngoài thuốc bôi, nhiệt miệng uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên bạn cần thận trọng với các loại thuốc uống, chỉ nên dùng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bởi, đa số các sản phẩm tân dược đều chứa các hoạt chất mạnh. Chính vì thế hiệu quả của thuốc sẽ phát huy nhanh chóng hơn. Song song với đó là nguy cơ gây phản ứng phụ cao, tùy mỗi cơ địa mà biểu hiện sẽ không giống nhau hoàn toàn. Vậy nếu bị nhiệt miệng uống thuốc gì?

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các thuốc như:

Thuốc kháng sinh

Không phải trường hợp nào cũng được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Bác sĩ chỉ kê đơn thuốc nếu người bị nhiệt miệng nặng có biểu hiện bội nhiễm. Trong đó, các loại được dùng thường có chứa các hoạt chất như sulfamethoxazole, trimethoprim,…

Công dụng của thuốc kháng sinh giúp giảm triệu chứng, ức chế và diệt khuẩn gây hại. Trường hợp vết loét sau khi dùng thuốc kháng sinh 7 ngày không có dấu hiệu cải thiện, kích thước lớn hơn có thể được chỉ định dùng thêm các thuốc khác để hỗ trợ điều trị.

Thuốc chống nấm

Trường hợp nhiệt miệng dẫn đến bội nhiễm nấm được chỉ định dùng thuốc kháng nấm kết hợp. Chẳng hạn các loại như fluconazole, itraconazole, nystatin,… Ngoài ra, bác sĩ còn cho người bệnh dùng kết hợp thuốc bôi từ bên ngoài để kiểm soát tình trạng nhiệt miệng.

Nhiệt miệng uống thuốc gì?
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn để tránh gặp tác dụng phụ

Bỏ túi: Top 12 Loại Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Tốt Nhất Được Tin Dùng

Thuốc corticosteroid

Thông thường đối với các đối tượng nhiệt miệng nhẹ sau vài ngày tình trạng lở loét trong khoang miệng sẽ cải thiện mà không cần sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên khi tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc chứa corticosteroid.

Thuốc có tác dụng giảm đau, kiểm soát triệu chứng nhiệt miệng gây ra. Thuốc có dược tính khá mạnh mẽ, do đó hiệu quả diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc thuốc có khả năng gây tác dụng phụ cao. Một số biểu hiện bất thường có thể xảy ra bao gồm sút cân, giòn xương, gặp vấn đề dạ dày, hệ miễn dịch yếu,…

Thuốc Colchicine, Prednisone

Colchicine, Prednisone là hai loại thuốc được dùng trong điều trị nhiệt miệng. Công dụng chính của thuốc là kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm gây tổn thương niêm mạc miệng. Ngoài ra, thuốc còn kích thích tế bào mới giúp vết thương bên trong nhanh chóng phục hồi.

Viên uống vitamin, sắt, kèm

Trường hợp xác định nguyên nhân gây lở loét nhiệt miệng liên quan đến hiện tượng thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể, viên uống bổ sung sẽ được chỉ định nhằm khắc phục tình trạng này. Tùy từng tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ thêm vào đơn thuốc các viên uống phù hợp.

Thông thương người bệnh được chỉ định dùng vitamin C, B, ngoài ra còn có viên sắt, kẽm, hoặc bổ sung axit folic để cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể, phục hồi tổn thương khoang miệng, giảm các triệu chứng đau nhức khó chịu.

Bạn cần biết: Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì Để Giúp Nhanh Hồi Phục?

Lưu ý khi dùng thuốc uống trị nhiệt miệng

Sử dụng thuốc uống trị nhiệt miệng là một trong các hướng khắc phục được áp dụng. Tuy nhiên so với thuốc bôi tại chỗ, các loại thuốc uống thường dùng cho trường hợp nhiệt miệng kéo dài hoặc tái đi tái lại thường xuyên. Đồng thời, việc dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nên lạm dụng hoặc sử dụng bừa bãi.

Lưu ý khi dùng thuốc uống trị nhiệt miệng
Lưu ý khi sử dụng thuốc trị nhiệt miệng đường uống

Bởi, thuốc Tây thường chứa nhiều thành phần dược tính mạnh, nếu lạm dụng có thể gây ra các tác dụng phụ khiến sức khỏe bị tác động, suy giảm chất lượng đời sống cả thể chất lẫn tinh thần. Do đó, khi dùng thuốc bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tùy tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương đang gặp phải để lựa chọn thuốc điều trị. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nhiệt miệng bằng thuốc đường uống có thể kết hợp cùng thuốc đường bôi.
  • Tuân thủ theo phác đồ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi.
  • Dùng thuốc kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho hợp lý để cơ thể sớm phục hồi.
  • Trường hợp trong quá trình dùng thuốc gặp các biểu hiện lạ, nhất là khi chúng kéo dài, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ và điều trị khắc phục càng sớm càng tốt.

Nhiệt miệng uống thuốc gì? Bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian, sử dụng thuốc Tây y theo hướng dẫn của bác sĩ. Như trên đã đề cập đến một số thuốc uống giúp điều trị nhiệt miệng, áp dụng cho các tình trạng viêm loét niêm mạc từ trung bình đến nặng nề, có dấu hiệu bội nhiễm,…

Đa số các trường hợp nhiệt miệng thường có thể tự thuyên giảm chỉ sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp kéo dài hơn, nhưng nhìn chung đây là tình trạng không quá nghiêm trọng. Do đó, thông thường người bệnh có thể cải thiện nhiệt miệng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung thực phẩm có tính mát, dùng thảo dược.

Nếu sau một thời gian vết loét vẫn đau rát không khỏi, bạn có thể sử dụng thêm thuốc uống hoặc thuốc bôi. Ngoài ra hiện nay trên thị trường cũng có nhiều viên uống hỗ trợ giúp giảm nóng trong, điều trị nhiệt miệng an toàn với thành phần thảo dược thiên nhiên. Lựa chọn sản phẩm phù hợp giúp cải thiện sức khỏe, xoa dịu triệu chứng khó chịu, giúp tổn thương phục hồi nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.

Một số viên uống hỗ trợ chữa nhiệt miệng

Để bạn đọc có thêm sự lựa chọn, giải đáp thắc mắc nhiệt miệng uống thuốc gì, dưới đây là gợi ý một vài viên uống hỗ trợ. Các sản phẩm chứa thành phần lành tính, giúp xoa dịu cảm giác đau rát, tạo điều kiện giúp vết loét phục hồi nhanh chóng hơn. Tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu, tình trạng sức khỏe để sớm đạt được kết quả điều trị tốt nhất:

Blackmores Lypsine

Blackmores Lypsine là viên uống hỗ trợ giảm nhiệt miệng được nhiều người sử dụng. Thành phần có trong sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị vết thương bên trong niêm mạc miệng, giúp giảm đau rát và mang lại nhiều lợi ích khác. Cụ thể, một số thành phần như amino acid lysine, kẽm, vitamin C,…

Một số viên uống hỗ trợ chữa nhiệt miệng
Blackmores Lypsine bổ sung các chất cần thiết hỗ trợ trị nhiệt miệng

Công dụng giúp bổ sung các dưỡng chất bị thiếu hụt gây ra tình trạng nhiệt miệng, cải thiện tổn thương, giúp giảm nguy cơ tái phát nhiệt miệng, xoa dịu cơn đau rát khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra, sản phẩm còn hỗ trợ quá trình tổng hợp collagen, giúp tăng cường hệ miễn dịch,… Sử dụng cho nhiều đối tượng kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai.

Cách dùng: Người lớn bị nhiệt miệng mỗi ngày uống 1 – 2 viên, trẻ em từ 6 – 12 tuổi uống mỗi ngày 1 viên, bé nhỏ hơn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Tuân thủ theo liều lượng được chỉ định, không lạm dụng để tránh gặp phải các biểu hiện không mong muốn. Sản phẩm không phải là thuốc, chỉ có tác dụng hỗ trợ, tùy cơ địa của mỗi người tác dụng sẽ diễn ra sớm hay cần thời gian. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Mandarin Plus

Mandarin Plus là viên uống giảm nhiệt miệng có thể phù hợp với bạn. Sản phẩm chứa các thành phần chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên khá lành tính, an toàn cho nhiều đối tượng sử dụng. Một số loại như chiết xuất kim ngân hoa, bạch thược, sinh địa, chi tử, đương quy, hoàng liên, liên kiều,…

Sản phẩm mang lại công dụng chính giúp giảm nhiệt miệng, thải độc cho cơ thể, đồng thời còn có tác dụng hỗ trợ điều trị mề đay, mẩn ngứa,… Dùng cho nhiều đối tượng khác nhau, thành phần thiên nhiên lành tính, an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, Mandarin Plus còn giúp hỗ trợ chữa bệnh nha khoa như viêm nướu răng, tình trạng nhiễm khuẩn nướu,…

Cách dùng: Uống mỗi ngày 4 viên, chia thành 2 lần uống, sử dụng trước khi ăn 1 giờ đồng hồ để sản phẩm phát huy tác dụng tốt nhất. Trường hợp phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe có thể duy trì uống ngày 2 viên. Dùng kiên trì trong 1 – 2 tháng để đạt được hiệu quả tối ưu.

Nhiệt miệng PV

Nhiệt miệng PV là sản phẩm trị nhiệt miệng đường uống được nhiều người sử dụng. Thành phần có trong sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên lành tính và an toàn. Chẳng hạn như huyền sâm, tế tân, tri mẫu, thạch cao, hoàng liên, sinh địa,… những dược liệu quý trong tự nhiên.

Một số viên uống hỗ trợ chữa nhiệt miệng
Nhiệt miệng PV hỗ trợ điều trị viêm loét niêm mạc miệng, giảm đau rát, giúp vết thương phục hồi nhanh chóng hơn

Nhờ đó, nhiệt miệng PV mang lại công dụng tốt trong việc giảm đau khi bị nhiệt miệng, viêm loét miệng lưỡi, giảm tình trạng sưng nướu răng, đau nhức răng, đồng thời giúp kiểm soát, giảm tình trạng chảy máu chân răng, viêm lợi, thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể,… cùng với nhiều lợi ích khác.

Cách dùng: Người lớn sử dụng mỗi ngày 3 viên, uống 3 lần, dùng sau khi ăn. Trẻ em dưới 12 tuổi dùng mỗi ngày 2 viên, chia thành các lần uống trong ngày sau khi ăn.

Không sử dụng cho người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong sản phẩm. Thận trọng với trường hợp phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc người đang gặp phải các tình trạng như dương thư, thể hàn, tỳ vị hư hàn,… Sản phẩm là viên uống hỗ trợ, không thể thay thế thuốc đặc trị.

Nhiệt miệng TW3

Nhiệt miệng TW3 hỗ trợ chữa nhiệt miệng, giúp thải độc, làm mát cơ thể. Thành phần có trong sản phẩm gồm các dược liệu như cao sinh địa, bột hoàng liên, cao hoàng bá, bột đương quy,… Sử dụng cho đối tượng đang gặp vấn đề về răng miệng, vòm họng, sưng đau, viêm loét,…

Cách dùng: Sử dụng đường uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 – 3 viên.

Không dùng Nhiệt miệng TW3 cho người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong viên uống. Thận trọng khi dùng cho đối tượng có cơ địa nhạy cảm, phụ nữ đang mang thai và trẻ em. Nhiệt miệng TW3 không phải là thuốc, không thay thế cho các thuốc đặc trị khác.

Hy vọng qua các thông tin trên, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Nhiệt miệng uống thuốc gì?”. Nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ gặp tác dụng phụ bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Đồng thời kết hợp chăm sóc cơ thể, điều chỉnh một số thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh để sớm chữa dứt điểm nhiệt miệng, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Nhiệt miệng mãn tính

Nhiệt Miệng Mãn Tính Là Gì? Nguyên Do và Cách Chữa Trị

Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng các vết loét tái đi tái lại nhiều lần trong năm với mức độ ngày càng nặng theo từng đợt phát. Người bị...
Nhiệt miệng mãn tính

Nhiệt Miệng Mãn Tính Là Gì? Nguyên Do và Cách Chữa Trị

Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng các vết loét tái đi tái lại nhiều lần trong năm với mức...

Lưu ý khi sử dụng vitamin PP và B2

Nhiệt Miệng Uống Vitamin PP và B2 Có Tốt Thật Hay Không?

Nhiệt miệng uống vitamin PP và B2 có tốt thật hay không là câu hỏi của nhiều người. Các chuyên...

nhiệt miệng

Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Nên Kiêng Gì Giúp Nhanh Khỏi Hơn?

Nhiệt miệng nên ăn gì? Các chuyên gia đã chỉ ra tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối...

Nguyên nhân khiến nhiệt miệng tái đi tái lại

Nhiệt Miệng Tái Đi Tái Lại: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Nhiệt miệng tái đi tái lại gây đau rát khó chịu khi ăn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến...

Lưu ý khi dùng nước súc miệng trị nhiệt miệng

Top 5 Nước Súc Miệng Trị Nhiệt Miệng Tốt Nhất Được Ưa Dùng

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại nước súc miệng trị nhiệt miệng được người tiêu dùng lựa chọn....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *