7 Món Ăn Chữa Nhiệt Miệng Thanh Mát, Thơm Ngon, Bổ Dưỡng

Món ăn chữa nhiệt miệng được chế biến từ các thực phẩm có tính mát, giúp thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể. Chẳng hạn như canh rau ngót, canh khổ qua nhồi thịt, canh củ cải trắng,… Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hàng ngày với các món ăn phù hợp giúp tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng cải thiện.

Vai trò của chế độ dinh dưỡng khi bị nhiệt miệng

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh là yếu tố gây nhiệt miệng thường gặp hiện nay. Và để điều trị chứng nhiệt miệng, việc đầu tiên mà người bệnh nên làm cũng là điều chỉnh lại thói quen ăn uống, sinh hoạt.

Vai trò của chế độ dinh dưỡng khi bị nhiệt miệng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị nhiệt miệng

Trong đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nhiệt miệng xuất hiện gây ra các vết loét niêm mạc miệng khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống. Lúc này để bệnh nhanh chóng cải thiện, bạn nên lựa chọn thực phẩm phù hợp, ưu tiên các loại cung cấp vitamin, khoáng chất mà cơ thể thiếu hụt.

Sau khi điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, kết hợp chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, vết thương sẽ lành lại trong 5 – 7 ngày hoặc kéo dài hơn tuy nhiên không quá lâu. Mặc dù vậy cũng có nhiều trường hợp chủ quan, không điều chỉnh khiến nhiệt miệng tái đi tái lại hoặc lâu ngày không thấy khỏi.

Do đó, có thể nói chế độ dinh dưỡng có vai trò cực kỳ quan trọng đối với người bị nhiệt miệng. Người bệnh cần biết thay đổi một vài sở thích ăn uống kém lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng thông qua các món ăn chữa nhiệt miệng thanh mát, giải nhiệt cơ thể.

Đặc biệt nên kiêng các món cay nóng, không nên uống rượu bia, hút thuốc lá để vết loét sớm phục hồi và phòng tránh các biến chứng không mong muốn. Tóm lại, việc điều trị nhiệt miệng nên đi kèm với việc xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý hơn.

Một số món ăn chữa nhiệt miệng thơm ngon bổ dưỡng

Nhiều người quan tâm đến việc nên nấu món gì để ăn trong quá trình bị nhiệt miệng mà không làm ảnh hưởng đến tình trạng vết loét. Theo đó, các tổn thương nhiệt miệng gây ra có thể xuất hiện ở lưỡi, má trong, bên trong môi hay cả trên mô mềm ở nướu răng.

Do đó, việc ăn uống khi đó có thể gặp nhiều khó khăn hơn. Lúc này người bệnh nên lựa chọn các món ăn chữa nhiệt miệng được chế biến từ các thực phẩm có tính mát, giúp thanh nhiệt, thải độc, hỗ trợ quá trình điều trị vết loét. Dưới đây là một vài món bổ dưỡng, thơm ngon bạn đọc có thể tham khảo:

Canh rau ngót – Món ăn chữa nhiệt miệng

Canh rau ngót là một trong những món ăn chữa nhiệt miệng được nhiều người biết đến. Theo đó, cây rau ngót mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi. Loại cây này có tính mát, vị ngọt thanh tự nhiên, mang lại tác dụng làm mát, giúp cơ thể hạ nhiệt, thải độc.

Một số món ăn chữa nhiệt miệng thơm ngon bổ dưỡng
Canh rau ngót thơm ngon bổ dưỡng, tốt cho người bị nhiệt miệng

Ngoài ra, trong loại cây này còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin, chất xơ, photpho, canxi,… Chúng giúp bổ sung các dinh dưỡng mà cơ thể thiếu hụt, nhờ đó giúp quá trình phục hồi tổn thương do nhiệt miệng gây ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Nấu canh rau ngót ăn vào những ngày hè oi bức cũng là cách giúp thanh mát cơ thể hiệu quả. Cách nấu đơn giản, bạn có thể tham khảo:

Cách chế biến:

  • Rau ngót tươi được ngâm rửa sạch sẽ.
  • Nấm mèo, hành tím, giò sống mua về cho vào thau trộn cùng, tiếp đến vo thành viên vừa miệng ăn.
  • Nấu một nồi nước sôi rồi cho mọc trộn vào trong, thả rau ngót vào nấu cho tất cả nguyên liệu chín đều.
  • Tiếp đến bạn nêm nếm lại gia vị, sau đó trình bày và thưởng thức món ăn.

Canh khổ qua nhồi thịt tốt cho sức khỏe

Canh khổ qua nhồi với thị có vị đắng nhẹ, thơm ngon và nhiều dưỡng chất. Đặc biệt loại quả này còn có tính mát, giúp thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể. Do có vị đắng đặc trưng nên nhiều người không ưa thích loại quả này, tuy nhiên nếu chế biến cùng với thịt và nấm,… món canh sẽ trở nên ngon hơn.

Một số món ăn chữa nhiệt miệng thơm ngon bổ dưỡng
Ăn canh khổ qua nhồi thịt giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng

Bên cạnh công dụng thanh nhiệt cơ thể, khổ qua còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết, chẳng hạn như vitamin A. Bổ sung thêm món canh khổ qua vào thực đơn ăn uống hàng tuần, kết hợp với các món ăn thơm ngon khác, đa dạng thực đơn, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Cách chế biến:

  • Khổ qua chọn loại quả tươi ít gai nhọn sẽ đỡ đắng hơn.
  • Sau đó bạn ngâm rửa với nước muối loãng cho thật sạch rồi móc bỏ phần hột ra ngoài.
  • Chuẩn bị thịt bằm, trộn cùng với nấm mèo cắt sợi, một ít bún tàu cắt nhỏ, nêm vào một ít gia vị.
  • Trộn đều phần thịt sau đó nhồi vào trong ruột khổ qua.
  • Bắt một nồi nước sôi, sau đó cho khổ qua nhồi thịt vào nấu.
  • Nhớ nêm vào một chút muối, một chút đường để giúp món canh không quá đắng.
  • Lưu ý gia vị khuyến khích nêm vừa ăn, tốt nhất là hơi nhạt để giữ được độ thanh mát tự nhiên của món canh.
  • Ăn cùng với cơm nóng, thưởng thức khi còn nóng là ngon nhất.

Canh cải bẹ xanh thanh nhiệt

Ngoài hai món ăn chữa nhiệt miệng kể trên, bạn có thể tham khảo và nấu món canh cải bẹ xanh xen kẻ để làm đa dạng thực đơn, cung cấp dinh dưỡng phong phú cho cơ thể. Theo đó, cải bẹ xanh cũng có vị đắng tự nhiên, tính mát, giúp thanh nhiệt cơ thể hữu hiệu.

Một số món ăn chữa nhiệt miệng thơm ngon bổ dưỡng
Canh cải bẹ xanh giúp làm mát, thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Ăn canh cải bẹ xanh nấu chay hoặc có thể kết hợp thêm thịt, tôm,… cung cấp chất đạm cho cơ thể. Với công thức dưới đây sẽ gợi ý tới bạn đọc món canh cải bẹ xanh nấu với nấm, đậu hũ non thanh mát, thích hợp cho người đang bị nhiệt miệng.

Cách chế biến:

  • Cải bẹ xanh tốt nhất nên chọn loại cải mầm nhỏ, tự trồng không phân thuốc.
  • Nếu mua từ bên ngoài bạn nên ngâm rửa với nước muối thận trọng để loại bỏ tạp chất, độc tố.
  • Rửa sạch để ráo nước rồi cắt thành các khúc vừa ăn.
  • Nấm bạn có thể dùng nấm loại nào ưa thích, ngâm rửa sạch sẽ, cắt nhỏ.
  • Bắt nồi nước sôi, sau đó cho một chút muối, bột ngọt và đường vào để món canh không bị đắng.
  • Lưu ý chỉ nên bỏ với lượng vừa phải, không nêm nếm quá nhiều gia vị.
  • Tiếp đến bạn cho cải, nấm vào nấu chín, cho đậu hũ non cắt khúc vào.
  • Nêm lại món canh và thưởng thức khi còn nóng.

Rau mồng tơi nấu thịt bằm

Canh rau mồng tơi nấu với thịt bằm cũng là sự lựa chọn thích hợp dành cho người người đang bị nhiệt miệng. Món canh vừa bổ dưỡng, thơm ngon vừa thanh mát giúp hỗ trợ giảm triệu chứng đau rát, giúp vết thương nhiệt miệng phục hồi hiệu quả hơn.

Một số món ăn chữa nhiệt miệng thơm ngon bổ dưỡng
Món canh mồng tơi thanh mát thích hợp cho người đang bị nóng trong

Từ lâu rau mồng tơi đã được sử dụng làm nguyên liệu chế biến món ăn. Món canh mồng tơi được nhiều người yêu thích do dễ nấu mà còn chứ nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt là vitamin, chất xơ cùng các khoáng chất khác.

Bổ sung với lượng vừa đủ, kết hợp ăn cùng các món ăn khác giúp cải thiện chất lượng bữa ăn, cung cấp dinh dưỡng cho sức khỏe giúp hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả chữa nhiệt miệng.

Cách chế biến:

  • Chọn mồng tơi tươi không bị sâu bọ, dập nát, ngâm rửa với nước muối loãng cho thật sạch.
  • Tiếp đến bạn vớt để ráo nước rồi cắt thành nhiều đoạn nhỏ.
  • Khi nước sôi cho thịt bằm vào nấu cho ngọt nước, sau đó cho lá mồng tươi vào.
  • Nấu đến khi sôi bừng, mồng tơi chín đều thì tắt bếp, nêm một ít gia vị.
  • Trình bày và thường thức món ăn khi còn nóng.

Mướp hương xào hến bổ dưỡng

Món ăn chữa nhiệt miệng với mướp hương cũng được nhiều người ưa thích. Mướp hương là loại quả có hương thơm đặc trưng, chế biến được nhiều món ăn như nấu canh, xào, lẩu,… Vị ngọt thanh tự nhiên cùng khả năng thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể.

Một số món ăn chữa nhiệt miệng thơm ngon bổ dưỡng
Ăn mướp hương xào hến giúp cung cấp dinh dưỡng, thích hợp cho người bị nhiệt miệng

Nếu bạn đã ngán các món canh kể trên có thể tham khảo món mướp hương xào hến. Cơ thể được cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất từ mướp và các dưỡng chất khác từ hến tươi.

Cách chế biến:

  • Mướp hương tươi gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành các khúc vừa ăn.
  • Hến mua về rửa sạch, trụng với nước sôi rồi để ráo nước.
  • Tỏi bóc vỏ, đập nhập cắt nhỏ rồi phi thơm, cho hến vào đảo rồi thêm mướp hương vào.
  • Đến khi nguyên liệu chín thì cho hành ngò vào, nêm nếm cho hợp khẩu vị.
  • Trình bày món ăn và thưởng thức cùng với cơm trắng.

Món ăn chữa nhiệt miệng – Cháo đậu xanh

Cháo đậu xanh là món ăn thích hợp với người bị nhiệt miệng. Trong các loại đậu, đậu xanh có tính mát, được dùng chế biến các món ăn thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể. Do đó, khi bị nhiệt miệng nhiều người đã lựa chọn món cháo đậu xanh, không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, món cháo còn thanh mát, dễ ăn.

Một số món ăn chữa nhiệt miệng thơm ngon bổ dưỡng
Món cháo đậu xanh thơm ngon, bổ dưỡng, thích hợp cho người bị nhiệt miệng

Người bị nhiệt miệng thường nhạy cảm với các món cứng, bởi vết nhiệt miệng có thể bị kích thích và gây ra các cơn đau nhức khó chịu hơn khi ăn. Lúc này cháo là món ăn được nhiều người lựa chọn. Ngoài cháo đậu xanh, bạn cũng có thể linh hoạt chọn các món cháo thanh mát khác.

Cách chế biến:

  • Đầu tiên bạn dùng khoảng 50g đậu xanh ngâm với nước ấm khoảng 1 tiếng để đậu mềm dễ nấu hơn.
  • Phần gạo nếp và gạo tẻ bạn vo sạch sau đó ngâm trong nước 30 phút để gạo nở mềm.
  • Tiếp đến bạn cho gạo vào nồi, đổ đầy nước, cho thêm đậu xanh vào nấu đến khi nở mềm.
  • Thêm thịt băm xào xơ với hành tỏi phi thơm, cho vào và nêm nếm.
  • Trình bày món cháo và thưởng thức.

Canh bí đỏ – Món ăn cho người nhiệt miệng

Canh bí đỏ cũng là một trong những sự lựa chọn dành cho bạn. Khi nhắc đến món ăn chữa nhiệt miệng, nhiều người đã nghĩ ngay đến món ăn này. Bởi, không chỉ thơm ngon, canh bí đỏ còn chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Bạn có thể hầm canh với xương hoặc nấu với thịt bằm.

Một số món ăn chữa nhiệt miệng thơm ngon bổ dưỡng
Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể với món canh bí đỏ

Người bị nhiệt miệng có thể do bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết. Trong thời gian này để hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn, bạn có thể thêm vào thực đơn các món ăn hỗ trợ nhiệt miệng, tránh gây kích thích vết thương. Canh bí đỏ giúp cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng, thích hợp cho người bị nhiệt miệng.

Cách chế biến:

  • Chuẩn bị bí đỏ số lượng vừa ăn, gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành các khúc nhỏ.
  • Bắt nồi nước đun sôi, sau đó cho xương ống vào hầm hoặc cho thịt bằm vào.
  • Thêm bí đỏ, đun nấu đến khi các nguyên liệu chín mềm.
  • Ăn canh bí đỏ cùng với cơm nóng, kết hợp với các món ăn khác.

Trên đây là một số món ăn chữa nhiệt miệng được nhiều người ưa thích. Món ăn dễ nấu, hợp khẩu vị với nhiều người. Do đa số đều là món canh hoặc cháo nên giúp giảm nguy cơ tác động lên vết thương ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Ngoài ra, món ăn được chế biến từ các nguyên liệu có tính mát, hỗ trợ quá trình điều trị nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Lựa chọn món ăn phù hợp, xây dựng thực đơn khoa học giúp cơ thể được nạp đủ dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe tổng thể.

Lưu ý khi dùng các món ăn chữa nhiệt miệng

Lựa chọn món ăn chữa nhiệt miệng thêm vào thực đơn hàng ngày hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn. Bởi các món ăn thường dùng nguyên liệu có tính mát, giúp cải thiện tình trạng viêm loét, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Xây dựng thực đơn khoa học, kết hợp chăm sóc và điều chỉnh thói quen sinh hoạt, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để nhiệt miệng sớm được kiểm soát. Một vài lưu ý dành cho bạn đọc như sau:

  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp, sơ chế cẩn thận, không dùng những thực phẩm không rõ nguồn gốc để tránh nhiễm phải phân thuốc độc hại.
  • Ưu tiên ăn những món mềm, dễ nhai, tránh những món cứng, dai khiến vết loét bị ảnh hưởng làm cơn đau nghiêm trọng hơn.
  • Tránh những món ăn quá chua, quá cay nóng gây kích thích niêm mạc miệng.
  • Ăn cân bằng dinh dưỡng, xen kẽ các món ăn tránh gây nhàm chán.
  • Kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa, hạn chế ăn những món ăn vặt cay nóng, khô cứng.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng bàn chài đánh răng phù hợp, dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng cho người bị nhiệt miệng giúp kháng khuẩn, hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Trường hợp sau một thời gian vết loét nhiệt miệng không cải thiện bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị để giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng không mong muốn.

Trên đây là một số thông tin về món ăn chữa nhiệt miệng dùng nguyên liệu có tính mát, lành tính, hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn. Bạn nên lựa chọn, điều chỉnh món ăn, sắp xếp thực đơn sao cho cân bằng để cơ thể được nạp đủ dưỡng chất, cải thiện sức khỏe tổng thể.

Có thể bạn quan tâm:

Lưu ý khi dùng bột sắn dây chữa nhiệt miệng tại nhà

Chữa Nhiệt Miệng Bằng Bột Sắn Dây Hiệu Quả Đến Khó Ngờ

Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây nhờ loại bột này có tính mát, giúp cải thiện hiện tượng nóng...

Nước uống trị nhiệt miệng

10 Loại Nước Uống Trị Nhiệt Miệng Thơm Ngon và Hiệu Quả

Nhiệt miệng là nỗi ám ảnh của rất nhiều người vì cảm giác đau nhức, rát xót, gây bất tiện...

Lưu ý khi dùng thuốc uống trị nhiệt miệng

Nhiệt Miệng Uống Thuốc Gì Để Cho Bệnh Nhanh Khỏi?

Nhiệt miệng uống thuốc gì? Thực tế tình trạng nhiệt miệng xuất hiện và có thể thuyên giảm sau 1...

Nhiệt miệng mãn tính

Nhiệt Miệng Mãn Tính Là Gì? Nguyên Do và Cách Chữa Trị

Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng các vết loét tái đi tái lại nhiều lần trong năm với mức...

Nhiệt miệng khi mang thai

Nhiệt Miệng Khi Mang Thai và Giải Pháp Chữa An Toàn Cho Mẹ

Nhiệt miệng là một trong những bệnh lý mà phụ nữ mang thai thường hay mắc phải. Nguyên nhân thường...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.