Nguyên nhân khiến trẻ bị ho và cách điều trị: Cha mẹ nên biết

Ho là một trong những căn bệnh rất hay gặp ở trẻ em. Để giúp trẻ đối diện với căn bệnh này, cha mẹ cần hiểu nguyên nhân cũng như các biện pháp điều trị đang được áp dụng hiện nay.

trẻ bị ho
Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị ho

Nguyên nhân làm trẻ bị ho thường gặp phải

Triệu chứng ho thực chất là dấu hiệu của cơ thể cố gắng loại bỏ những chất kích thích cũng như những vật thể lạ. Nguyên nhân của biểu hiện này thường là do:

  • Nhiễm trùng: cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản… đều có thể làm cho trẻ bị ho dai dẳng. Thông thường khi bị cảm lạnh thì hay có xu hướng ho nhẹ rồi tăng dần về mức độ. Khi bị cúm thì thường bị ho khan. Khi trẻ bị viêm phế quản thì hay ho vào buổi tối với tiếng ho rất khó chịu. Bệnh ho do nhiễm trùng virus thường không điều trị được bằng các loại thuốc kháng sinh mà phải áp dụng các loại thuốc khác.
  • Trào ngược axit: ngoài triệu chứng ho thì trẻ hay bị nôn khạc, có mùi trong miệng và thường bị ợ nóng. Ngoài việc dùng các biện pháp điều trị do bác sĩ hướng dẫn thì cũng cần phải thay đổi chế độ ăn. Cụ thể nên loại bỏ các thức ăn dễ gây kích thích, chia bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ để dạ dày hoạt động linh hoạt hơn.
nguyên nhân làm trẻ bị ho
Bệnh hen suyễn là một trong những nguyên nhân làm trẻ bị ho
  • Hen suyễn: một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ho. Mỗi trẻ sẽ có một số triệu chứng khác nhau. Thông thường hay bị ho khò khè và có biểu hiện nặng hơn vào ban đêm. Khi hoạt động thể chất mất sức nhiều cũng làm cho những cơn ho nhiều hơn. Việc điều trị hen suyễn còn phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh và việc tránh các yếu tố khiến bệnh nặng hơn như: ô nhiễm, khói bụi hay nước hoa… Hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi con của bạn có các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
  • Dị ứng hoặc viêm xoang: có thể làm cho trẻ bị ho dai dẳng kèm theo ngứa họng, đau họng, chảy nước mũi, nước mắt hoặc nổi ban đỏ. Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân dị ứng, thông thường do: tiếp xúc với lông thú nuôi, thức ăn lạ, phấn hoa…
  • Ho gà: Khi người bệnh hít vào có âm thanh nghe tiếng rít khó chịu kèm theo đó là sốt nhẹ, hắt hơi và sổ mũi.
  • Những nguyên nhân khác: trẻ bị ho có thể do hít phải vật lạ, tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bụi…

Hướng điều trị khi trẻ bị ho

Bạn nên đưa trẻ tới khám bác sĩ để được kiểm tra và chỉ định sử dụng các loại thuốc ho phù hợp. Thông thường thuốc không chữa được bệnh nhưng giảm được cảm giác đau họng cũng như triệu chứng ho. Bạn cũng nên chú ý một vài vấn đề khi sử dụng thuốc như sau:

điều trị khi trẻ bị ho
Việc dùng thuốc điều trị ho cho trẻ cần tuân thủ theo mọi chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc ngậm ho chỉ nên dùng cho trẻ trên 4 tuổi.
  • Không nên dùng siro ho cho trẻ dưới 1 tuổi, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Khi điều trị ho do hen suyễn thì phải sử dụng thêm thuốc steroid cũng như các loại thuốc được bác sĩ chỉ định.
  • Tuyệt đối không dùng thuốc Aspirin cho trẻ em dưới 14 tuổi vì có thể gây hội chứng Rye. Một trong những bệnh não hiếm khi gặp phải nhưng lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nhìn chung việc dùng thuốc cần phải tuyệt đối tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định, không được tự ý thay đổi thành phần cũng như liều lượng của thuốc đang được sử dụng. Trong quá trình dùng thuốc cũng cần phải quan sát những biểu hiện trên cơ thể trẻ. Nếu bệnh nặng hơn hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường thì nên ngưng ngay việc dùng thuốc và đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Khi nào thì cần đi khám bác sĩ?

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi có các biểu hiện:

  • Khó thở, mệt mỏi và không muốn nói chuyện.
  • Thở khó khăn
  • Trẻ bị ngất hoặc ngừng thở
  • Môi hoặc các đầu ngón tay có dấu hiệu tái xanh
điều trị khi trẻ bị ho
Khi trẻ bị ho cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến các phòng khám hoặc bệnh viện để gặp bác sĩ

Liên hệ ngay để hỏi ý kiến của bác sĩ khi trẻ có các biểu hiện:

  • Khó thở hoặc nói chuyện khó khăn
  • Nôn không ngừng
  • Mặt biến sắc khi ho
  • Gặp khó khăn khi ăn do có vật chặn lại ở cổ họng.
  • Đau ngực khi thở sâu
  • Ho ra máu và hay ho khò khè
  • Có dấu hiệu sốt cao và không thuyên giảm sau khi đã dùng thuốc hạ sốt

Cha mẹ phải thật sự bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân và có các phương pháp điều trị khi bé bị ho. Bệnh có thể kiểm soát nhanh chóng nếu bé được chữa trị sớm. Vì vậy, cha mẹ đừng chủ quan trước các biểu hiện bất thường ở trẻ mà cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

5 cách chữa ho bằng gừng

Nhờ tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, gừng có khả năng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó...

Cách dùng giấm táo chữa ho có thể bạn chưa biết

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trị ho là cách được nhiều người áp dụng. Một trong những nguyên...

Ho gà là căn bệnh có khả năng lây lan

Bệnh ho gà có lây không? Lây lan như thế nào?

Ho gà là tình trạng nhiễm trùng cấp tính của đường hô hấp và là căn bệnh có khả năng...

cách trị ho cho bà bầu

10 cách trị ho cho bà bầu hiệu quả và cực an toàn

Bà bầu rất dễ bị ho khi mang thai do nhiều yếu tố tác động. Cần sớm có biện pháp...

Mẹo chữa ho bằng giá đỗ bạn biết chưa?

Nhờ các enzym tự nhiên và những dưỡng chất có lợi, giá đỗ có tác dụng làm dịu cổ họng,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.