Ho do hút thuốc lá: Biện pháp khắc phục và mọi thứ bạn nên biết

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Hút thuốc lá thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây nhiều vấn đề về sức khỏe, phổ biến nhất là tình trạng ho khan kéo dài. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp ngay sau đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, từ đó có thể đề ra được hướng điều trị cho phù hợp.

ho do hút thuốc
Hút thuốc lá là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ho và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp khác

I/ Tìm hiểu về chứng ho do hút thuốc lá

Ho do hút thuốc lá là tình trạng khá phổ biến, thường xảy ra ở những người hút thuốc lá trong thời gian dài. Đi kèm với ho là việc xuất hiện đờm có màu trắng đục, vàng hoặc xanh ở vùng cổ, làm cho người bệnh vô cùng khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Những người bị ho do hút thuốc thường cảm thấy tệ hơn khi thức dậy nhưng sẽ giảm dần vào các thời gian còn lại trong ngày.

1. Thực trạng ho do hút thuốc lá

Theo một nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm quân nhân trẻ trong độ tuổi 18 – 21 ở miền Bắc Phần Lan, người ta đã thống kê được rằng có trên 40% những người hút thuốc lá thường xuyên và trong thời gian dài bị mắc các chứng bệnh về đường hô hấp như bị ho và có đờm. Vì thế có thể khẳng định rằng các trường hợp thường xuyên hút thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh ho cao hơn rất nhiều so với những người khác.

2. Nguyên nhân

Lớp niêm mạc của các đường dẫn khí trong cơ thể chúng ta được lót bằng một lớp lông mao. Lớp này có nhiệm vụ giữ lại các bụi bẩn và độc tố có hại từ bên ngoài không khí, ngăn không cho chúng xâm nhập vào cơ thể. Khi hút thuốc, các chất độc có trong thuốc lá sẽ khiến cho các lông mao này bị tê liệt, làm suy yếu hoặc mất đi chức năng của nó. Do đó, những virus, vi khuẩn hay các chất độc hại có thể dễ dàng tấn công vào phổi, tích tụ lại và gây viêm. Vào buổi tối hoặc vào những khi không hút thuốc, lớp lông mao này sẽ tự hồi phục lại chức năng vốn có và bắt đầu loại bỏ các độc tố tích lũy trong phổi và đường thở bằng cách ho để tống chúng ra ngoài. Vì thế, người hút thuốc lá thường hay bị ho, đặc biệt là vào buổi sáng.

Xét theo một khía cạnh khác thì ho có thể là một biểu hiện tốt vì chúng sẽ làm cho những độc tố bị đẩy ra ngoài, giúp loại bớt các tác nhân gây bệnh cho cơ thể. Tuy nhiên, người hút thuốc lá nhiều có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi rất cao. Bởi lẽ, nếu lớp lông mao bị tổn thương quá nặng và không thể tự phục hồi, chúng sẽ không còn khả năng tống khứ chất độc ra ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho mô phổi bị tổn thương, kể cả DNA từ đó gây ra bệnh ung thư.

3. Triệu chứng

Ở giai đoạn đầu, ho thường là ho khan. Nhưng càng về sau, ho càng tạo ra nhiều đờm. Dịch đờm này có thể là không có màu, có màu trắng đục hoặc màu vàng xanh. Khi bệnh đã tiến triển sang mức độ nặng, các triệu chứng nghiêm trọng sẽ xuất hiện, bao gồm:

  • Khó thở.
  • Thở khò khè.
  • Viêm họng.
  • Đau ngực.
  • Ho ra máu.
  • Đau ở phổi, lưng, vai.
  • Giảm cân bất thường.

Thông thường, các triệu chứng ho do hút thuốc lá có những điểm tương đồng với các biểu hiện của những dạng ho khác. Điều này khiến việc xác định tình trạng bệnh khó khăn hơn, dẫn đến áp dụng các biện pháp điều trị sai cách. Để tránh khỏi tình trạng này, tốt nhất là bạn nên liên hệ với các bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

4. Biến chứng

Việc ho do hút thuốc lá nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Lớp lông mao bị tổn thương vĩnh viễn.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp do sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus.
  • Giọng nói bị thay đổi, khàn giọng.
  • Ho chuyển sang mãn tính.
  • Cổ họng bị tổn thương.

Trong trường hợp lớp lông mao ở niêm mạc đường thở bị hỏng, không thể tự phục hồi khiến cho các chất độc bị tích tụ ở phổi và đường thở, tình trạng này kéo theo những vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm:

II/ Điều trị ho do hút thuốc lá

Cần hạn chế hoặc bỏ hút thuốc hoàn toàn để cải thiện tình trạng bệnh
Cần hạn chế hoặc bỏ hút thuốc hoàn toàn để cải thiện tình trạng bệnh

Với những người bị ho do hút thuốc, việc đầu tiên cần phải thực hiện là hạn chế hoặc bỏ thuốc hoàn toàn. Các triệu chứng của bệnh có thể được cải thiện nhanh chóng sau khi bỏ thuốc lá. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ho vẫn tiếp diễn thậm chí là nặng hơn sau khi bỏ. Để giải quyết vấn đề này, các phương pháp thường được áp dụng bao gồm:

1. Điều trị bằng thuốc

Đây được xem là phương pháp mang lại tác dụng nhanh chóng trong việc điều trị các triệu chứng ho do hút thuốc lá. Những loại thuốc thường được sử dụng có thể kể đến là:

  • Thuốc trị ho.
  • Các loại viên ngậm.
  • Thuốc giãn phế quản.
  • Các loại thuốc thuộc nhóm corticosteroid.

2. Áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tây, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình bằng cách áp dụng các biện pháp sau:

  • Súc miệng bằng nước muối để làm dịu cổ họng.
  • Nên uống từ 6 – 8 cốc nước mỗi ngày. Cách này sẽ giúp cho cổ họng của bạn không bị khô, từ đó làm giảm được các triệu chứng bệnh.
  • Gối cao đầu khi ngủ để tránh tình trạng các chất nhầy bị ứ đọng trong cổ họng.
  • Nên tập thể dục mỗi ngày, chúng sẽ làm cho các chất nhầy trong cổ họng dễ dàng được thoát ra.
  • Không dùng các chất kích thích khác như cà phê, rượu trong quá trình điều trị vì chúng sẽ làm cho tình trạng ho của bạn nghiêm trọng hơn.
  • Thường xuyên uống các loại nước uống có tác dụng kháng viêm, làm sạch cổ họng như trà xanh, nước gừng mật ong, vitamin C….

Trong trường hợp những biện pháp này không mang lại hiệu quả hoặc làm cho bệnh tình của bạn thêm nặng, hãy nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị khác hợp lý hơn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Người dùng chuẩn bị 10g quất xanh, hấp cách thủy với mật ong để cho ra bài thuốc trị ho.

“Tuyệt chiêu” dùng quất hấp mật ong trị ho cho bà bầu cực đơn giản

Quất xanh hấp mật ong là một bài thuốc trị ho được dân gian truyền miệng. Bài thuốc này chưa...

10 cách trị ho cho người lớn hiệu quả nhất ngay tại nhà

10 cách trị ho cho người lớn hiệu quả nhất ngay tại nhà

Cách trị ho cho người lớn tại nhà với các thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính và dễ...

mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều

Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều phải làm sao?

Mang thai 3 tháng cuối bị ho nhiều là hiện trạng thường gặp khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Bởi...

Thuốc kháng sinh trị ho dùng khi nào? Điều cần biết

Khi bị ho, nhiều người lập tức đi thuốc kháng sinh về sử dụng mà không biết rằng không phải...

Ngứa họng ho khan là bệnh gì?

Ngứa họng ho khan là bệnh gì? Cách chẩn đoán, điều trị

Ngứa họng ho khan là tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện ở người trưởng thành hoặc trẻ nhỏ....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.