Bismuth - thuốc đau dạ dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bismuth là một loại hoạt chất có khả năng làm giảm tình trạng khó chịu ở dạ dày như ợ nóng, buồn nôn, nôn ói thường xuyên v.v…Hiểu về Bismuth sẽ giúp cho bạn sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả hơn. 

thuốc Bismuth và những điều cần biết
Thuốc Bismuth giúp giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày.
  • Tên biệt dược: Bismuth.
  • Tên hoạt chất: Bismuth subsalicylate.
  • Phân nhóm: Thuốc hỗ trợ đường tiêu hóa.

I. Thông tin thuốc Bismuth

Trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần biết một số thông tin chi tiết sau đây.

1. Chỉ định

Bismuth thường được dùng để điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa như:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Ợ nóng, ợ chua
  • Buồn nôn và nôn (nhiều lần trong ngày)
  • Điều trị và ngăn ngừa tiêu chảy.

Nói riêng về việc điều trị tiêu chảy, loại thuốc này hoạt động bằng cách làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân đang bị tiêu chảy kèm theo sốt hoặc có máu/dịch nhầy trong phân không được tự ý dùng Bismuth. Nguyên nhân là vì những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm khác.

Bismuth có thể được sử dụng kèm với một số tên thuốc khác để kiểm soát chứng loét dạ dày do chủng vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp). Song, bệnh nhân cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng, tránh trường hợp bị các tác dụng phụ do uống Bismuth không đúng cách hoặc thiếu những sự kết hợp cần thiết.

2. Liều dùng

Liều Bismuth dùng cho trẻ em bị tiêu chảy cấp tính (không rõ nguyên nhân):

  • Trẻ em dưới 3 tuổi: Cần chỉ định của bác sĩ, phụ huynh hết sức thận trọng và chỉ dùng khi thực sự cần thiết.
  • Trẻ em từ 3-6 tuổi: Liều dùng cho phép là 87mg.
  • Trẻ em từ 6-9 tuổi: Liều dùng cho phép là 175mg.
  • Trẻ em từ 9-12 tuổi: Liều dùng cho phép là 262mg.

Liều Bismuth dùng cho trẻ em bị tiêu chảy mãn tính:

  • Trẻ từ 2 tháng tuổi – 2 tuổi: 44mg.
  • Trẻ từ 2-4 tuổi: 87mg.
  • Trẻ từ 4-6 tuổi: Cho trẻ dùng từ 175mg hoặc tùy theo cân nặng.

Liều dùng cho trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp:

(Thuốc Bismuth khi dùng để điều trị vi khuẩn Hp cần có sự kết hợp với Ampicillin và Metronidazole).

  • Trẻ em dưới 10 tuổi: Liều dùng cho phép là 262mg, mỗi ngày dùng 4 lần, kéo dài trong 6 tuần.
  • Trẻ em trên 10 tuổi: Liều dùng cho phép là 525mg, mỗi ngày dùng 4 lần, kéo dài từ 6-8 tuần.

Trên đây chỉ là liều lượng gợi ý, bác sĩ điều trị sẽ cung cấp cho bạn liều dùng phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe và cơ địa của người bệnh.

3. Cách dùng

Cũng như các loại tân dược khác, Bismuth cần được dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Vì nếu chỉ uống theo hướng dẫn được in trên bao bì thì độ hiệu quả sẽ không cao. Thực tế đã cho thấy, thể trạng và cân nặng của mỗi bệnh nhân sẽ cần lượng thuốc không giống nhau.

cách dùng thuốc Bismuth
Bệnh nhân cần dùng thuốc Bismuth đúng cách để có thể đạt hiệu quả tốt.

Tuyệt đối không tùy tiện tăng/giảm liều lượng hoặc số lượng uống thuốc. Bên cạnh đó, hiện trên thị trường cũng có khá nhiều thương hiệu và dạng thuốc Bismuth. Người bệnh cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ vì có thể liều lượng của mỗi dược phẩm có thể khác nhau một cách đáng kể.

Cách dùng phổ biến nhất của Bismuth được các bác sĩ khuyến cáo là nhai nát viên thuốc và nuốt. Đối với thuốc ở dạng lỏng (ít được dùng hơn), người bệnh cần lắc đều chai thuốc trước khi sử dụng. Không nên dùng muỗng ăn để đong thuốc vì liều lượng mang tính chính xác không cao.

Trong trường hợp bạn được bác sĩ chỉ định dùng thuốc Bismuth mỗi ngày, hãy đảm bảo rằng bạn sẽ không bỏ lỡ một liều nào để có thể đảm bảo được lợi ích tốt nhất từ thuốc. Có thể áp dụng một số biện pháp ghi nhớ hoặc chia thuốc thành những liều nhỏ và dùng vào các khoảng thời gian thích hợp trong ngày.

Thông báo ngay với bác sĩ điều trị nếu sau một thời gian dùng thuốc, bệnh tình của bạn không có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, như với bệnh tiêu chảy thì sau 2 ngày dùng thuốc mà không cầm được bệnh, bạn hãy ngay lập tức đề nghị được sử dụng một biện pháp khác.

4. Bảo quản thuốc

Dưới đây là những lưu ý bệnh nhân cần lưu ý để có thể bảo quản Bismuth một cách tốt nhất:

  • Đặt thuốc ở nhiệt độ phòng với độ ẩm ổn định (không quá cao hoặc thấp).
  • Bảo vệ thuốc khỏi sự tiếp xúc của ánh sáng mặt trời.
  • Bảo quản Bismuth nơi khô ráo, tránh nước.
  • Tránh xa thuốc khỏi tầm tay trẻ em và vật nuôi.
  • Không xả nước xuống cống (trừ khi được yêu cầu của dược/bác sĩ).

5. Dạng bào chế

Thuốc Bismuth được lưu hành rộng rãi trên thị trường, với dạng viên nén (nhai) và hàm lượng 262mg.

Xem thêm: Thuốc Aciloc có công dụng gì?

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Bismuth

Bên cạnh những thông tin cần thiết, bệnh nhân cần tìm hiểu các lưu ý khi sử dụng thuốc Bismuth.

1. Tác dụng phụ

Mặc dù có vẻ hiếm gặp nhưng một số người sẽ có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc Bismuth trong thời gian dài. Những tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Vấn đề về đường tiêu hóa (đau dạ dày, khó tiêu, nôn mửa, táo bón, tiêu chảy v.v…).
  • Các triệu chứng cảm cúm như nghẹt mũi, hắt hơi, đau mũi họng.
  • Nhức đầu, đau đầu ở mức độ nhẹ.
  • Lưỡi xuất hiện tình trạng sưng phù, có màu đen hoặc có lông tơ và gặp khó khăn khi nuốt thức ăn.
  • Ngứa và chảy dịch không màu ở âm đạo đối với nữ giới.
  • Đau miệng, cảm giác như có vị kim loại ở đầu lưỡi.

Bên cạnh đó, có một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân cần được cấp cứu ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

  • Phản ứng quá mẫn cảm như phát ban, khó thở, sưng tấy ở mặt, môi, lưỡi, họng.
  • Tiêu chảy cấp độ nặng.
  • Ù tai, choáng váng.
  • Thị lực có vấn đề, hay cảm thấy đau ở phía trong mắt.
  • Co giật.
  • Da xanh xao hoặc ngả vàng.
  • Buồn nôn, đau dạ dày, biếng ăn, phân có màu đất sét.
  • Nhịp tim đập nhanh bất thường, khó thở.

Bệnh nhân cũng có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ khác mang tính chủ quan và chưa được đề cập ở trên.

2. Thận trọng (cảnh báo)

Thông báo ngay với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất cứ loại thuốc nào, đặc biệt là các thuốc giảm đau có chứa Salicylate như: Aspirin, Choline magnesium trisalicylate, Choline salicylate (Arthropan), Diflunisal (Dolobid), Magnesium salicylate, Salsalate (Argesic, Disalcid, Salgesic)…

thận trọng khi dùng thuốc Bismuth
Phụ nữ đang mang thai cần thận trọng khi dùng Bismuth

Một số loại thuốc kê toa hoặc không kê toa cũng sẽ có sự ảnh hưởng nhất định với Bismuth. Vì vậy, hãy thông báo với bác sĩ điều trị tất cả tên thuốc mà bệnh nhân đã hoặc đang dùng trong khoảng 1 tháng trở lại đây.

Trong trường hợp người bệnh đang dùng thuốc kháng sinh có chứa Tetracycline như Demeclocycline, Doxycycline, Minocycline, Tetracycline…thì cần dùng Bismuth trước hoặc sau khi sử dụng chúng.

Trao đổi với bác sĩ khi bạn có những vấn đề về sức khỏe như dưới đây:

  • Đã từng bị viêm loét dạ dày.
  • Người có các bệnh lý về xuất huyết đường tiêu hóa (đi phân đen), dễ bị chảy máu.
  • Người bị bệnh thận hoặc suy giảm chức năng thận.
  • Đang bị sốt hoặc có dịch nhầy trong phân.
  • Người đang bị Gout.

Đối với trẻ em, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ khi phát hiện ra trẻ có những biểu hiện bất thường như: Nôn mửa, buồn ngủ, lờ đờ, dễ hung hăng, co giật, vàng da, cảm cúm, tiêu chảy, mất nước.

Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần thận trọng khi dùng Bismuth. Tuy chưa có nghiên cứu chính xác về tác hại của thuốc đối với sự phát triển của trẻ và thai nhi, nhưng tốt nhất bạn nên làm theo chỉ định của bác sĩ Sản khoa.

3. Tương tác thuốc

Theo các nghiên cứu thì tương tác thuốc sẽ có thể làm thay đổi đáng kể khả năng hoạt động cũng như gia tăng các tác dụng phụ của thuốc. Dưới đây là những loại thuốc có sự tương tác nhất định với Bismuth mà bệnh nhân cần phải biết:

  • Insulin, Methotrexate, Axit valproic: Thuốc Bismuth sẽ có thể tăng tác động không cần thiết và các tác dụng phụ của chúng.
  • Thuốc ức chế men chuyển hóa (Lisinopril hoặc Sulfinpyrazone): Bismuth sẽ có khả năng làm giảm tính hiệu quả của các loại thuốc này một cách đáng kể.
  • Thuốc kháng đông: Bismuth làm tăng nguy cơ xuất huyết của cơ thể bằng cách vô hiệu hóa loại thuốc này.

4. Cách xử lí khi dùng thiếu/ quá liều

Dưới đây là cách xử lí bạn cần ghi nhớ khi không cẩn thận dùng Bismuth thiếu hoặc quá liều:

  • Trường hợp thiếu liều: Bổ sung ngay liều đã quên khi bạn nhớ ra điều đó. Nếu thời gian dùng liều tiếp theo đã tới, bạn có thể bỏ qua liều cũ và hỏi bác sĩ về việc bổ sung liều đã bỏ lỡ. Không được tùy tiện tăng gấp đôi liều lên trong một lần uống, vì sẽ có thể dẫn đến tình trạng quá liều hoặc sốc thuốc (hiếm gặp).
  • Trường hợp quá liều: Gọi ngay đến trung tâm y tế gần nhất hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị để được cấp cứu kịp thời, ngay khi cơ thể có những biểu hiện bất thường.

Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo về thuốc trị các bệnh về dạ dày Bismuth. Mọi thắc mắc có tính liên quan khác, người bệnh vui lòng liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *